+4

Nguyên lý SOLID trong lập trình hướng đối tượng

Lập trình hướng đối tượng mang lại một thiết kế mới trong việc phát triển phần mềm. Hầu hết các lập trình viên đều biết đến 4 tính chất cơ bản trong OOP:

  1. Tính đóng gói (Encapsulation)
  2. Tính kế thừa (Inheritance)
  3. Tính trừu tượng (Abstraction)
  4. Tính đa hình (Polymophirsm)

Nó cho phép lập trình viên kết hợp dữ liệu với cùng chức năng trong 1 lớp để giải quyết một vấn đề trên toàn bộ ứng dụng. Tuy nhiên để thiết kế một ứng dụng có độ linh hoạt cao thì cần phải áp dụng thuần thục các kiến thức về Design pattern các nguyên tắc trong thiết kế và lập trình. Và SOLID là một tập hợp trong các nguyên tắc đó. SOLID bao gồm những nguyên tắc sau:

  1. [S]ingle responsibility principle
  2. [O]pen-Closed Principle
  3. [L]iskov Substitution Principle
  4. [I]nterface Segregation Principle
  5. [D]ependency Inversion Principle

Năm nguyên tắc này giúp cho lập trình viên tạo ra những project có code dễ đọc, dễ bảo trì và mở rộng. Và việc quan trọng nhất là việc bảo trì code sẽ dễ hơn rất nhiều.

1. Nguyên lý thứ nhất: Single responsibility principle

Mỗi Class chỉ nên có một chức năng duy nhất.

Một Class chỉ nên chịu trách nhiệm cho một chức năng(function) duy nhất. Nếu một Class có nhiều hơn một chức năng (function) thì việc thay dổi một chức năng sẽ dẫn đến việc thay đổi các chức năng khác. Cùng xem ví dụ sau:

class Animal {
constructor(name: string){ }
getAnimalName() { }
saveAnimal(a: Animal) { }
}

Class Animal đã vi phạm nguyên lý thứ nhất (Single responsibility principle).

Vậy nó vi phạm như thế nào ?

SRP nói rằng mỗi một Class chỉ nên có một chức năng nhưng ở đây ta có thể thấy có hai chức năng: Xử lý dữ liệu trên DB và xử lý về thuộc tính. Hàm constructorgetAnimalName() quản lý các thuộc tính, còn hàm saveAnimal quản lý lưu trữ Animal trên DB.

Vậy thiết kế này sẽ gây ra những vấn đề gì trong tương lai?

Nếu ứng dụng thay đổi làm ảnh hưởng đến DB thì thuộc tính của Class Animal sẽ bị ảnh hưởng theo. Điều này không tốt chút nào. Việc này giống với hiệu ứng domino, thay đổi một phần nhỏ sẽ ảnh hưởng đến cả những phần khác. Vậy để ví dụ trên thỏa mãn nguyên lý thứ nhất(SRP) ta cần tạo thêm một Class khác với chức năng lưu trữ dữ liệu trên DB.

class Animal {
    constructor(name: string){ }
    getAnimalName() { }
}
class AnimalDB {
    getAnimal(a: Animal) { }
    saveAnimal(a: Animal) { }
}

Mọi thứ đã rõ ràng hơn trước. Class Animal sẽ chỉ làm việc với đối tượng Animal trong khi Class AnimalDB sẽ chỉ làm việc với DB.

2. Nguyên lý thứ hai: Open-Closed Principle

Các thực thể (Class, Module, Function) nên được mở rộng ra, không nên sửa đổi.

Ta tiếp tục với Class Animal.

class Animal {
constructor(name: string){ }
getAnimalName() { }
}

Ở đây chúng ta muốn có một vòng lặp chạy qua danh sách các loài động vật và lấy ra tiếng kêu của chúng.

const animals: Array<Animal> = [
    new Animal('lion'),
    new Animal('mouse')
];

function AnimalSound(a: Array<Animal>) {
    for(int i = 0; i <= a.length; i++) {
        if(a[i].name == 'lion')
            log('roar');
        if(a[i].name == 'mouse')
            log('squeak');
    }
}
AnimalSound(animals);

Ở đây function AnimalSound đã vi phạm nguyên lý thứ hai(OCP) vì nó không thể hoàn thành khi chúng ta tạo thêm một loài động vật mới. Cụ thể như sau:

Nếu thêm một loài động vật mới:

const animals: Array<Animal> = [
    new Animal('lion'),
    new Animal('mouse'),
    new Animal('snake')
]

Ta sẽ phải sửa lại function AnimalSound

function AnimalSound(a: Array<Animal>) {
    for(int i = 0; i <= a.length; i++) {
        if(a[i].name == 'lion')
            log('roar');
        if(a[i].name == 'mouse')
            log('squeak');
        if(a[i].name == 'snake')
            log('hiss');
    }
}
AnimalSound(animals);

Có thể thấy rằng với mỗi Animal mới được tạo ra, ta sẽ phải thêm logic vào cho function AnimalSound. Đây là ví dụ đơn giản. Khi ứng dụng của bạn phát triển và phức tạp hơn thì function AnimalSound sẽ phình to ra và rất khó để kiểm soát.

Để ví dụ trên thỏa mãn nguyên lý thứ 2(OCP) ta sẽ thay đổi như sau:

class Animal {
       makeSound();
}
class Lion extends Animal {
   makeSound() {
       return 'roar';
   }
}
class Squirrel extends Animal {
   makeSound() {
       return 'squeak';
   }
}
class Snake extends Animal {
   makeSound() {
       return 'hiss';
   }
}
//...

function AnimalSound(a: Array<Animal>) {
   for(int i = 0; i <= a.length; i++) {
       log(a[i].makeSound());
   }
}
AnimalSound(animals);

Class Animal có một phương thức ảo (virtual method) makeSound. Mỗi con vật kế thừa từ Class Animal và thực hiện phương thức makeSound.

Mỗi con vật thêm tiếng kêu (sound) riêng của nó trong phương thức makeSound. Sau đó hàm AnimalSound lặp lại thông qua mảng các Animal và gọi đến phương thức makeSound của con vật đó.

Bây giờ nếu ta thêm một con vật với hàm AnimalSound không cần thay đổi. Tất cả những gì cần làm là thêm động vật mới vào mảng động vật và tạo cho nó một tiếng kêu trong phương thức makeSound kế thừa từ Class Animal.

Hàm AnimalSound bây giờ đã thỏa mãn nguyên lý số 2

Cùng xem thêm một ví dụ khác.

Hãy tưởng tượng bạn có một cửa hàng. Và bạn muốn giảm giá 20% cho những khách hàng đặc biệt. Ta có:

class Discount {
    giveDiscount() {
        return this.price * 0.2
    }
}

Và sau đó bạn lại muốn gấp đôi mức giảm giá 20% cho những khách hàng VIP, bạn sẽ sửa lại Class Discount như sau:

class Discount {
    giveDiscount() {
        if(this.customer.type == 'fav') {
            return this.price * 0.2;
        }
        if(this.customer.type == 'vip') {
            return this.price * 0.4;
        }
    }
}

Điều này là vi phạm nguyên lý thứ 2. Nếu chúng ta muốn có một mức chiết khấu cho những loại khách hàng khác chúng ta sẽ phải thêm code vào Class Discount

Để Class Discount thỏa mãn nguyên lý số 2 (OCP) chúng ta thêm một Class khác kế thừa từ Class Discount.

class VIPDiscount: Discount {
    getDiscount() {
        return super.getDiscount() * 2;
    }
}

Bây giờ nếu muốn chiết khấu cho những khách hàng SupperVIP với mức 80% ta làm như sau:

class SuperVIPDiscount: VIPDiscount {
    getDiscount() {
        return super.getDiscount() * 2;
    }
}

Điều này là thỏa mãn nguyên lý thứ 2(OCP): mở rộng chức năng mà không sửa đổi

3. Nguyên lý thứ ba: Liskov Substitution Principle

Class con có thể thay thế Class cha của nó

Mục tiêu của nguyên lý này nói rằng một Class con có thể thay thế Class cha mà không gây ra lỗi trong chương trình. Cùng xem ví dụ sau:

function AnimalLegCount(a: Array<Animal>) {
    for(int i = 0; i <= a.length; i++) {
        if(typeof a[i] == Lion)
            log(LionLegCount(a[i]));
        if(typeof a[i] == Mouse)
            log(MouseLegCount(a[i]));
        if(typeof a[i] == Snake)
            log(SnakeLegCount(a[i]));
    }
}
AnimalLegCount(animals);

hàm AnimalLegCount vi phạm nguyên lý thứ 3(LSP) (và cả nguyên lý thứ 2 OCP). Hàm AnimalLegCount phải biết được tất cả mọi loài động vật và gọi đến hàm LegCount liên quan.

Vậy với mỗi con vật mới được tạo ra hàm AnimalLegCount phải sửa đổi để chấp nhận con vật mới được tạo ra.

Ví dụ:

class Pigeon extends Animal {
        
}
const animals[]: Array<Animal> = [
    //...,
    new Pigeon();
]
function AnimalLegCount(a: Array<Animal>) {
    for(int i = 0; i <= a.length; i++) {
        if(typeof a[i] == Lion)
            log(LionLegCount(a[i]));
        if(typeof a[i] == Mouse)
            log(MouseLegCount(a[i]));
         if(typeof a[i] == Snake)
            log(SnakeLegCount(a[i]));
        if(typeof a[i] == Pigeon)
            log(PigeonLegCount(a[i]));
    }
}
AnimalLegCount(animals);

Để hàm này thỏa mãn nguyên lý thứ 3(LSP) ta định nghĩa lại hàm AnimalLegCount như sau:

function AnimalLegCount(a: Array<Animal>) {
    for(let i = 0; i <= a.length; i++) {
        a[i].LegCount();
    }
}
AnimalLegCount(animals);

Hàm AnimalLegCount không quan tâm đến loại Animal, nó chỉ gọi phương thức LegCount. Tất cả những gì nó cần là một tham số phải thuộc Class Animal hoặc Class con của nó.

Class Animal sẽ định nghĩa một phương thức có tên là LegCount

class Animal {
    //...
    LegCount();
}

Và các Class con cũng thực hiện phương thức LegCount

class Lion extends Animal{
    //...
    LegCount() {
        //...
    }
}
//...

Khi được truyền vào hàm AnimalLegCount nó sẽ gọi đến phương thức LegCount của Class Lion và trả về số chân của con sư tử.

Ta thấy, hàm AnimalLegCount không cần biết động vật đó là con gì để trả về số lượng chân của nó. Hàm AnimalLegCount chỉ gọi đến phương thức LegCount của loài động vật đó. Vì Class con của Class Animal phải thực thi phương thức LegCount

4. Nguyên lý thứ tư: Interface Segregation Principle

Thay vì dùng 1 interface lớn với mục định chung, ta nên tách thành nhiều interface nhỏ, với nhiều mục đích cụ thể. Nguyên tắc này đề cập đến những nhược điểm của việc triển khai các interface lớn.

Ta xem ví dụ sau:

interface IShape {
    drawCircle();
    drawSquare();
    drawRectangle();
}

Interface này làm 3 nhiệm vụ: drawCircle, drawSquare, drawRectangle. Các Class Circle, Square hay Rectangle muốn thực hiện (implement) interface IShape phải định nghĩa các hàm drawCircle(), drawSquare(), drawRectangle().

class Circle implements IShape {
    drawCircle(){
        //...
    }
    drawSquare(){
        //...
    }
    drawRectangle(){
        //...
    }    
}

class Square implements IShape {
    drawCircle(){
        //...
    }
    drawSquare(){
        //...
    }
    drawRectangle(){
        //...
    }    
}

class Rectangle implements IShape {
    drawCircle(){
        //...
    }
    drawSquare(){
        //...
    }
    drawRectangle(){
        //...
    }    
}

Nhìn đoạn code ở trên khá là cồng kềnh. Class Rectangle định nghĩa hai phương thức drawCircle()drawSquare() nhưng không dùng tới. Cũng tương tự với Class Square định nghĩa hai phương thức drawRectangle()drawCircle().

Nếu chúng ta thêm một phương thức khác vào interface IShape như drawTriangle()

interface IShape {
    drawCircle();
    drawSquare();
    drawRectangle();
    drawTriangle();
}

Các Class thực hiện (implement) interface IShape đều phải định nghĩa thêm phương thức drawTriangle().

Nguyên lý ISP có thể khắc phục được thiết kế không tốt này. Các Class Rectangle, Circle, Square sẽ không còn phụ thuộc vào những phương thức không cần hoặc không sử dụng tới. Bên cạnh đó nguyên lý ISP nói rằng mỗi interface chỉ nên thực hiện một chức năng (giống với nguyên lý thứ nhất SRP)

Ở đây, interface IShape của chúng ta thực hiện các phương thức cần được xử lý độc lập bởi các giao diện khác.

Để interface IShape tuân theo nguyên lý ISP chúng ta cần tách riêng các phương thức với các interface khác

interface IShape {
    draw();
}

interface ICircle {
    drawCircle();
}

interface ISquare {
    drawSquare();
}

interface IRectangle {
    drawRectangle();
}

interface ITriangle {
    drawTriangle();
}

class Circle implements ICircle {
    drawCircle() {
        //...
    }
}

class Square implements ISquare {
    drawSquare() {
        //...
    }
}

class Rectangle implements IRectangle {
    drawRectangle() {
        //...
    }    
}

class Triangle implements ITriangle {
    drawTriangle() {
        //...
    }
}

class CustomShape implements IShape {
   draw(){
      //...
   }
}

interface ICircle chỉ thực hiện nhiệm vụ drawCirle(), IShape xử lý draw() bất kì hình nào, ISquare chỉ xử lý việc drawSquare() tương tự với IRectangle

Hoặc có thể viết lại thành:

class Circle implements IShape {
    draw(){
        //...
    }
}

class Triangle implements IShape {
    draw(){
        //...
    }
}

class Square implements IShape {
    draw(){
        //...
    }
}

class Rectangle implements IShape {
    draw(){
        //...
    }
}

Các Class Circle, Rectangle, Square... có thể kế thừa từ interface IShape và thực hiện phương thức draw().

5. Nguyên lý thứ năm: Dependency Inversion Principle

A. Các module cấp cao không nên phụ thuộc vào các modules cấp thấp. Cả 2 nên phụ thuộc vào abstraction. B.Abstraction không nên phụ thuộc vào chi tiết, mà ngược lại

Xét ví dụ sau:

class XMLHttpService extends XMLHttpRequestService {}
class Http {
    constructor(private xmlhttpService: XMLHttpService) { }
    get(url: string , options: any) {
        this.xmlhttpService.request(url,'GET');
    }
    post() {
        this.xmlhttpService.request(url,'POST');
    }
    //...
}

Ở đây, Http là thành phần cấp cao còn HttpService là thành phần cấp thấp. Thiết kế này vi phạm nguyên lý số 5 (DIP A) Các mô đun cấp cao không nên phụ thuộc vào mô đun cấp thấp. Nó nên phụ thuộc vào tính trừu tượng của nó.

Ở đây, Class Http buộc phải phụ thuộc vào Class XMLHttpService. Class Http nên ít quan tâm đến kiểu dịch vụ Http bạn đang sử dụng. Chúng ta sẽ tạo một interface Connection

interface Connection {
    request(url: string, opts:any);
}

interface Connection có một phương thức yêu cầu. Với điều này, chúng ta truyền vào một đối số kiểu Connection cho Class Http

class Http {
    constructor(private httpConnection: Connection) { }
    get(url: string , options: any) {
        this.httpConnection.request(url,'GET');
    }
    post() {
        this.httpConnection.request(url,'POST');
    }
    //...
}

Bây giờ kiểu kết nối Http không còn là vấn đề nữa, Http có thể kết nối mạng dễ dàng mà không cần quan tâm đến kiểu kết nối Http nữa.

Chúng ta có thể viết lại Class XMLHttpService như sau:

class XMLHttpService implements Connection {
    const xhr = new XMLHttpRequest();
    //...
    request(url: string, opts:any) {
        xhr.open();
        xhr.send();
    }
}

Ta có thể tạo ra nhiều kiểu kết nối Http và truyền nó đến Class Http mà không có lỗi xảy ra

class NodeHttpService implements Connection {
    request(url: string, opts:any) {
        //...
    }
}

class MockHttpService implements Connection {
    request(url: string, opts:any) {
        //...
    }    
}

Bây giờ ta có thể thấy rằng cả mô đun cấp cao và mô đun cấp thấp đều phụ thuộc vào abstraction. Class Http (mô đun cấp cao) phụ thuộc vào interface Connection (abstraction) và kiểu kết nối HttpService (mô đun cấp thấp) phụ thuộc vào interface Connection (abstraction)

Bên cạnh đó, nguyên lý DIP sẽ giúp ta không vi phạm nguyên lý số 3 (LSP) Các kiểu kết nối Node-XML-MockHttpService có thể thay thế cho kiểu kết nối cha của chúng là Connection

6. Tổng kết

Như vậy chúng ta đã hiểu được sơ qua về năm nguyên lý mà mọi lập trình viên phải tuân thủ. Có thể ban đầu nhiều người sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ năm nguyên tắc trên, nhưng nếu thực hành thường xuyên bạn sẽ hiểu rõ về năm nguyên tắc này và sẽ có tác dụng rất lớn đến việc bảo trì các chương trình của chúng ta.

Cám ơn mọi người đã đọc bài viết.

Nguồn tham khảo: https://blog.bitsrc.io/solid-principles-every-developer-should-know-b3bfa96bb688


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí