+1

Ngừng làm tất cả mọi thứ đi các kỹ sư Senior

Khi mà các kỹ năng của bản thân ngày càng được cải thiện, đi kèm với đó là kinh nghiệm làm việc ngày càng được tích lũy theo năm tháng thì cùng lúc đó phạm vi ảnh hưởng của một kỹ sư phần mềm đến dự án lại càng tăng lên, điều này có nghĩa là các kỹ sư sennior có rất nhiều cách để có thể đóng góp cho dự án, giúp dự án thành công. Để ví dụ cho bạn đọc dễ hiểu nhé 2 năm trước đây khi còn là một fresher cách mà bạn đóng góp cho một dự án phần mềm đó là viết code và review code. Nhưng mà 2 năm sau đó thì nhiệm vụ của bạn không chỉ còn là viết code và review code nữa, bạn lúc này có thể sẽ phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như là: break task, phân tích và thiết kế hệ thống, làm mentor cho các bạn fresher, ..,

Và bài viết này sẽ tập trung vào 2 vấn đề chính:

  • Tại sao khi đã là một senior thì chúng ta nên "ngừng làm tất cả mọi việc"
  • Làm thế nào để có thể chọn ra đươc những việc mà mình nên làm

Tại sao khi đã là một senior thì chúng ta nên "ngừng làm tất cả mọi việc"

Trước tiên hãy luôn tâm niệm một điều rằng không ai là hoàn hảo cả, không ai trong cuộc sống này có thể làm tốt được mọi thứ nếu không có sự hỗ trợ từ người khác. Mặc dù bộ kỹ năng của bạn có thể phát triển hơn trước, bạn có thể làm những thứ mà trước đây mình không thể làm được, mức độ ảnh hưởng của bạn đối với dự án ngày càng càng được tăng lên, nhưng hãy nhớ rằng có một thứ không hề được tăng lên đó chính là thời gian. Thời gian bạn có thì sẽ vẫn là như thế không thay đổi chút nào.

Điều thứ hai, nếu bạn làm tất cả mọi thứ thì lúc này những người cùng team của bạn sẽ gặp phải rắc rối to. Ví dụ nhé: Trong một dự án có tên là C và có task là XYZ, task này đối với bạn senior thì quá là quen thuộc rồi và bạn senior hoàn thành nó chỉ mất có chút ít thời gian. Nhưng P, fresher gà mờ với gia nhập team, do còn non kinh nghiệm lẫn kỹ năng nên P sẽ phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu và hoàn thành task XYZ ấy. Nếu lúc này bạn senior nhận task này vì nghĩ "nói ra thì bảo lắm lời, chứ trong cái team này việc dề cũng đến tay kao", bạn senior cần phải làm những thứ mình có thể làm thì vô hình chung bạn senior đã gián tiếp ném đi cơ hội để cho bạn P có thể tìm hiểu học tập và nâng cao kỹ năng của bản thân, điều này sẽ khiến bạn P trở thành một kỹ sư không có năng lực. Trong hầu hết các dự án, việc xây dựng một đột ngũ nhân lực có trình độ đôi khi còn quan trọng hơn là việc hoàn thành dự án đó.

Điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng thay vì dùng kỹ năng mình có để làm tất cả mọi thứ thì hãy làm những việc mà mang lại nhiều giá trị.

Làm thế nào để có thể chọn ra được những việc mình nên làm

1. Hãy xác định mức độ quan trọng của công việc

Chỉ khi xác định được mức độ quan trọng của công việc có trong dự án thì mới có thể giúp cho mọi người có thể thăng tiến và phát triển bản thân được. Đôi khi việc nói chuyện với khách hàng để làm rõ spec còn quan trọng hơn việc viết code. Hay đôi khi việc tạo động lực, truyển cảm hứng, giữ được tinh thần nhiệt huyết của các thành viên trong team còn quan trọng hơn là việc hoàn thành dự án kịp tiến độ. Hoặc nói chuyện với mọi người, đảm bảo sự giao tiếp trong team, giữ mọi người cùng nhìn về một hướng lại lớn hơn việc đi thuyết phục khách hàng đầu tư vào dự án.

2. Hãy tìm kiếm vị trí, nơi mà bạn có thể mang lại nhiều giá trị nhất

Trong một dự án, mặc dù bạn có thể là senior nhưng không phải công việc nào bạn cũng có thể hoàn thành một cách tốt được. Ví dụ, có lẽ hiện tại nhiệm vụ quan trọng nhất cho dự án của bạn là tạo ra những bản mockup cho thiết kế giao diện người dùng. Nếu trong team của bạn có một designer thì designer đó có lẽ sẽ phù hợp hơn cho nhiệm vụ lần này.

Một điều vô cùng quan trọng là bạn nên nắm và hiểu được "vị trí" của các thành viên trong team, bao gồm cả chính bản thân mình để từ đó có thể phát huy được tối đa khả năng của các thành viên trong team. Ví dụ PM sẽ chịu trách nhiệm liên lạc, trao đổi với khách hàng, còn tech lead sẽ chịu trách nhiệm trao đổi, thảo luận với các thành viên trong team để có thể xây dựng được hệ thống.

Biết được điểm mạnh, điểm yếu của mọi người trong team cũng sẽ giúp bạn chọn ra được vị trí phù hợp cho bản thân mình hơn. Hãy luôn nhớ rằng, một senior giỏi không phải là một người làm tất cả mọi thứ. Đôi khi điểu tốt nhất để bạn senior đó làm là tìm đúng người cho nhiệm vụ.

3. Xác định những hướng đi chính của bản thân

Bạn sẽ chính là người sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hướng đi phát triển của bản thân. Hãy luôn giữ vững được hướng đi của bản thân trong những năm tiếp theo của sự nghiệp. Khi có cơ hội hãy mạnh dạn nắm bắt và thực hiện nó cho thật tốt, dùng cả tâm huyết để hoàn thành công việc.

Có thể bạn không phải lúc nào cũng là người phù hợp để được giao nhiệm vụ có liên quan đến các lĩnh vực mà mình muốn phát triển. Nhưng bạn hãy giữ được cho mình tinh thần cầu tiến, không ngại khó khăn, sẵn sàng học hỏi từ những thế hệ đi trước, có như thế thì những năm tháng sự nghiệp sau này của bản thân sẽ rộng mở hơn.

4. Tìm ra công việc mà mình cảm thấy có hứng thú

Và điều cuối cùng, cũng là điểu quan trọng nhất đó là hãy làm những điều mình thích và phấn khích với những điều mình làm. Hãy làm những việc mà mang lại cho bản thân mình sự hứng khởi, cân bằng chính là chìa khóa.

Chắc chắn bạn sẽ không muốn làm việc với những thứ làm cho bản thân không cảm thấy thoải mái. Và bạn cũng không nên vì mọi người mà quên đi cảm xúc của bản thân. Tất nhiên sẽ có những thứ sẽ không phù hợp với bản thân chúng ta. Nhưng chúng ta hãy nên một lần cố gắng thử sức trước khi đi đến kết luận.

Nguồn: https://www.sihui.io/senior-engineers-stop-doing-everything/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí