0

Năng lực giao tiếp

Nếu ai đó hỏi bạn về Năng lực giao tiếp thì bạn sẽ liên tưởng về cái đó như thế nào?

download.jpg

Communicate nghĩa là giao tiếp, là truyền đạt cảm xúc và ý kiến cho phía bên kia (đối phương). Vậy có khi nào bạn rơi vào tình huống không thể truyền tải được cảm xúc cho phía bên kia hay chưa? Nếu bạn có thể nói được lời chào xã giao bình thường với một người nào đó thì bạn đã có được năng lực giao tiếp rồi đó. Tuy nhiên đó chỉ là giao tiếp ở mức độ rất bình thường. Trong cuộc sống, đặc biệt, trong môi trường công sở, chúng ta gặp gỡ, tiếp xúc với nhau không phải chỉ có mỗi lời chào mà còn có vô số những giao tiếp ở mức độ cao và phức tạp hơn. Bạn đã từng nghe tới cụm từ HO-REN-SHO chưa? Báo cáo (HO) – Liên lạc (REN) – Trao đổi (SHO) chính là một kĩ năng giao tiếp bắt buộc phải có nếu bạn là nhân viên làm việc trong công ty.

Năng lực giao tiếp

Dù bạn làm ở đâu? Dù bạn làm trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì kĩ năng giao tiếp vẫn luôn là một trong kĩ năng bắt buộc nếu bạn muốn làm việc được hiệu quả. Giao tiếp đơn thuần bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất là chào hỏi mọi người, chào hỏi đồng nghiệp của bạn, chào hỏi sếp của bạn… cho tới những kĩ năng cao hơn là trao đổi thông tin, liên lạc, báo cáo tình hình liên quan tới công việc.

images.jpg

Đặc biệt, trong lĩnh vực IT luôn đòi hỏi năng lực giao tiếp cao. Tất nhiên, ngành nào cũng vậy, đều coi trọng năng lực kĩ thuật hơn cả. Họ đánh giá cao những người giỏi về kĩ thuật. Chẳng hạn, nếu bạn làm về kinh doanh thì ưu tiên số một là bạn cần phải có năng lực nắm bắt vấn đề, nắm bắt flow nghiệp vụ. Nếu bạn làm trong ngành IT thì ưu tiến số một là bạn phải có năng lực về lập trình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà xem thường năng lực giao tiếp. Kĩ năng giao tiếp chính là năng lực được yêu cầu ngay sau năng lực về chuyên môn.

Năng lực đàm phán, trao đổi

download (1).jpg

Đây là năng lực tối thiểu bạn cần phải có nếu bạn đang làm trong công ty về lĩnh vực IT. Đây là lĩnh vực đặc thù liên quan tới việc sử dung kĩ thuật tạo ra các chương trình theo yêu cầu khách hàng và nhu cầu cuộc sống. Kĩ thuật này như thế nào? Chương trình này đang có vấn đề gì? Yêu cầu này là vô lý, không thực hiện được hoặc quá khó để thực hiện? Bạn đang có ý tưởng cải thiện chương trình đang làm? Đứng trước vấn đề đó, bắt buộc bạn phải giao tiếp, phải trao đổi với mọi người? Để thuyết phục được mọi người làm theo đề án của mình thì bạn cần phải chứng tỏ được lập trường và quan điểm của mình trước mọi người, đặc biệt trước sếp và khách hàng của bạn. Để làm được điều đó, yêu cầu bạn phải có được năng lực đàm phán, trao đổi, năng lực thuyết phục mọi người đi theo bạn. Nếu bạn không có được năng lực đó tất bạn sẽ gặp khó khăn không nhỏ đối với vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Năng lực truyền đạt vấn đề

Nếu truyền đạt không rõ ràng sẽ cản trở hoặc gây thiệt hại đến công việc.

download (2).jpg

Truyền đạt như thế nào để không gây hiểu lầm, hiểu sai là một kĩ năng rất khó? Giao tiếp có muôn vạn cách diễn đạt. Làm sao để truyền đạt cho mọi người hiểu được nội dung, không truyền đạt sai, truyền đạt sót là một điều cực kì khó. Trong lĩnh vực IT, chỉ cần một nội dung truyền đạt không chính xác có thể ảnh hưởng tới toàn bộ chương trình bạn đang làm. Vì vậy, trước hết cần phải làm rõ nội dung vấn đề cần thảo luận, truyền đạt lại một cách dễ hiểu, ngắn gọn nhất có thể để người khác nắm được vấn đề như bạn.

Năng lực báo cáo vấn đề

Là năng lực thống kê, tổng hợp vấn đề, kết quả về công việc, nhiệm vụ mà bạn đang đảm nhận. Báo cáo cần phải đầy đủ thông tin cần thiết nhưng không được quá dài dòng, lan man, xa rời vấn đề chính.

Có nhiều hình thức báo cáo khác nhau: bằng miệng, bằng văn bản…Khi báo cáo mà sự việc mang tính chất đơn giản thì nên lựa chọn báo cáo bằng lời, ngược lại khi sự việc có nội dung phức tạp thì nên chọn phưng pháp báo cao mang tính chất tài liệu.Dù với hình thức nào thì cũng cần phải ngắn gọn, xúc tích, chú trọng tới điểm đầu tiên, đó chính là “Kết quả”.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí