+1

Năng lực giải quyết vấn đề và cách luyện tập kĩ năng giải quyết vấn đề

Trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều vấn đề ta phải đối mặt và giải quyết. Có những người tìm ra được ngay vấn đề và giải quyết suôn sẻ, nhanh chóng, nhưng cũng có không ít người loay hoay tìm cách giải quyết vấn đề. Sự khác biệt này chính là do kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng này sẽ giúp chúng ta có thể thăng tiến trong công việc, vui vẻ, lạc quan hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày về phân loại vấn đề, ưu điểm của năng lực giải quyết vấn đề . Đồng thời, giới thiệu về cách trau dồi và năng cao năng lực giải quyết vấn đề.

Ý nghĩa, định nghĩa "Năng lực giải quyết vấn đề"

Năng lực giải quyết vấn đề là năng lực có thể giải quyết vấn đề sau khi đã nắm bắt được chính xác tình hình sự việc được cho là vấn đề, suy nghĩ phương án giải quyết làm thế nào để giải quyết được vấn đề đó và hành động.

Để giải quyết nhanh chóng vấn đề xảy ra trong công việc, cuộc sống hàng ngày thực sự rất cần năng lực giải quyết vấn đề.

Có thể nói chỉ khi có được khả năng nhận thức vấn đề, khả năng suy nghĩ phương án giải quyết vấn đề, khả năng thực hiện phướng án giải quyết thì lúc đó mới gọi là có năng lực giải quyết vấn đề.

Phân loại các vấn đề cơ bản

Hàng ngày, khi hoạt động ở các địa điểm khác nhau, chẳng hạn như ở nhà máy, gia đình, câu lạc bộ.., chúng ta gặp rất nhiều vấn đề. Khi đó, nếu có thể phân tích được vấn đề ở nội dung nào thì chúng ta có thể nhanh chóng giải quyết được.

Về cơ bản, vấn đề xảy ra được chia làm 3 loại lớn.

Loại vấn đề thứ 1: Kiểu phát sinh

Những vấn đề phát sinh tự nhiên do điều kiện, môi trường được gọi là vấn đề kiểu phát sinh.

Ví dụ như: hàng ngày có nhiều việc phải làm, do các công ty cạnh tranh phá giá quá nên kinh doanh không có lãi....

Do đặc trưng là sự việc đã, đang xảy ra, vấn đề có thể nhìn thấy được nên có thể dễ dàng xác nhận được vấn đề là gì, nên có phương án như thế nào.

Loại vấn đề thứ 2: Kiểu thiết lập

Những vấn đề đã thiết lập để đạt được mục tiêu hay lý tưởng mà bản thân mình từ đặt ra được gọi là vấn đề kiểu thiết lập.

Ví dụ, trường hợp để nhận được trợ cấp tiếng nhật của công ty, bạn quyết định mục tiêu là "Đỗ kì thi tiếng Nhật, lấy cái bằng N2", thì vấn đề bạn nhìn thấy đó là cần chuẩn bị sách, đảm bảo thời gian học để hoàn thành được mục tiêu đó.

Sự chênh lệch giữa lý tưởng và tình trạng thực tại chính là vấn đề nhưng do không phải là con số có thể định lượng rõ ràng nên nếu không có ý thức cao để tự giác thực hiện thì khó có thể giải quyết được.

Loại vấn đề thứ 3: Kiểu tiềm ẩn

Những vấn đề nếu vấn chưa làm rõ thì vẫn có khả năng xảy ra trong tương lai được gọi là vấn đề kiểu tiềm ẩn.

Ví dụ, trường hợp do thường xuyên phải OT, mì tôm qua bưa, ngày ngủ 3 ~4 tiếng, nên trước mắt là sức khỏe suy giảm nhưng tương lai có thể sẽ gặp những bệnh liên quan đến thói quen sinh hoạt chính là một trong số những vấn đề kiểu tiềm ẩn.

Mặc dù biết là nếu cứ tình trạng như hiện tại thì chắc chắn có kết quả không tốt nhưng hiện tại chưa trở thành vấn đề nên khó nhận thức hơn so với vấn đề kiểu phát sinh.

3 bước để giải quyết vấn đề phát sinh

Trong quá trình sinh hoạt, không nhiều thì ít cũng sẽ có vấn đề phát sinh. Có thể nói để giải quyết suôn sẻ những vấn đề đó thì con đường giải quyết ngắn nhất chính là đi lần lượt các bước một cách chính xác.

Có 3 bước để giải quyết vấn đề phát sinh.

Bước thứ 1: Tìm ra vấn đề nằm ở đâu

Trước hết, bước đầu tiên là cần phải nhận thức được chính xác vấn đề xảy ra ở đâu.

Các vấn đề kiểu phát sinh chúng ta có thể nhìn thấy nên dễ dàng nhận thức được vấn đề nằm ở đâu. Nhưng những vấn đề kiểu thiết lập, kiểu tiềm ẩn thì chưa được làm rõ nên có lẽ sẽ khó để nhận được được vấn đề.

Có trường hợp chúng ta sẽ bỏ qua vấn đề, hay nhận thức sai vấn đề. Vì vậy việc tìm cẩn thận vấn đề nằm ở đâu vô cùng quan trọng.

Bước thứ 2: Phân tích vấn đề, xác định cái gì là nguyên nhân

Sau khi đã nhận thức được vấn đề nằm ở đâu, chish ta sẽ tiến đến bước tiếp theo là suy nghĩ xem nguyên nhân của vấn đề đó là gì.

Trong vấn đề chắc chắn tồn tại nguyên nhân gây ra tình trạng đó nên trường hợp vấn đề xảy ra, cần phân tích chặt chẽ "Nguyên nhân gây ra vấn đề là gì" và xác định nguyên nhân.

Trường hợp có thể chưa là vấn đề nhưng dự đoán là kiểu gì cũng sẽ xảy ra vấ đề thì việc quan trọng đó là quan sát, phân tích hiện trạng để điều chỉnh, nắm bắt được "Nguyên nhân có thể liên qua đến vấn đề là gì?"

Bước thứ 3: Dựa trên nguyên nhân đưa ra phương án giải quyết hiệu quả

Sau khi đã nhận thức được vấn đề, phân tích nguyên nhân vấn đề đã hoặc sẽ xảy ra, thì bước cuối cùng chính là lên phương án giải quyết.

Tùy vào nguyên nhân mà nội dung phương án giải quyết sẽ khác nhau chẳng hạn như giải quyết triệt để để vấn đề không xảy ra, giảm thiểu khả năng nguyên nhân đó xảy ra hay để không phát sinh nguyên nhân đó...Vì vậy, chúng ta cần vừa hiểu được tình hình nguyên nhân, nội dung của nguyên nhân vừa đưa ra phương án giải quyết.

Ngoài ra, không phải phương án hiệu quả phù hợp với nguyên nhân của vấn đề thì chắc chắc sẽ thành công nên tôi khuyên các bạn nên suy nghĩ ra nhiều phương án giải quyết.

Ưu điểm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề

Ưu điểm thứ 1: Năng lực suy nghĩ được nâng cao

Trong kinh doanh, khi vấn đề xảy ra hoặc có vẻ sẽ xảy ra thì việc tổng hợp nhanh chóng nguyên nhân tại sao vấn đề xảy ra, làm thế nào có thể giải quyết được vô cùng quan trọng.

Thông thường để có được ý thức về vấn đề thì nếu bạn tạo thói quen luyện tập suy nghĩ hàng ngàn thì không chỉ cải thiện năng lực giải quyết vấn đề mà còn nâng cao năng lực suy nghĩ.

Do nắm bắt khách quan vấn đề, suy nghĩ đúng đắn giải pháp, có thể chọn lọc nhiều phương án giải quyết để tăng tỉ lệ thành công nên trình độ giải quyết vấn đề cũng sẽ được nâng cao.

Ưu điểm thứ 2: Dẫn dắt nhanh chóng đền giải quyết cho dù vấn đề nào xảy ra đi chăng nữa

Trong kinh doanh cũng như trong sinh hoạt cá nhân, sẽ có lúc bạn không chỉ phải giải quyết vấn đề đã xảy ra mà còn phải giải quyết những vấn đề bộc phát. Có lẽ hiếm có trường hợp nào mà vấn đề được giải quyết và sự việc đi đúng kế hoạch.

Cho dù vấn đề xảy ra dưới hình thức nào, nếu có năng lực giải quyết vấn đè thì bạn cũng có thể đối ứng nhanh chóng, vừa giải quyết vừa hạn chế tối thiểu ảnh hưởng xấu của vấn đề đó.

Ưu điểm thứ 3: Có thể giải thích logic ý kiến, quan điểm của bản thân

Khi vấn đề xảy ra, có không ít trường hợp quá rối và vội vàng nên xử lý mang tính cảm tính mà không hiểu được bản chất của vấn đề.

Tuy nhiên, nếu có năng lực giải quyết vấn đề thì bạn có thể phân tính đúng đắn cách xử lý sao cho hiệu quả nhất sau khi đã bình tình quan sát tình hình.

Khi đã nắm được gốc rễ giải pháp thì bạn có thể vừa sử dụng dữ liệu, con số vừa triển khai ý kiến của bản thân một cách logic, nâng cao tính thuyết phục.

Làm thế nào để luyện tập? Cách trau dồi năng lực giải quyết vấn đề

Cách thứ 1: Tạo thói quen đặt câu hỏi "Tại sao" đối với những sự việc hàng ngày

Để có thể xử lý được ngay khi vấn đề xảy ra hay dự đoán được vẫn đề có vẻ sẽ xảy ra thì việc đặt câu hỏi nghi vấn đối với các sự việc đời thường, tạo thói quen suy nghĩ ý nghĩ rất quan trọng.

Bằng việc tích cực luyện tập phân tích các loại vấn đề, mối quan hệ giữa nguyên nhân và giải pháp chẳng hạn như "Tại sao lại thành ra như thế?", "Tại sao các này lại hiệu quả?"..., chúng ta có thể dễ dàng tìm ra được vấn đề khi gặp phải, năng cao năng lực tìm ra giải pháp hiệu quả.

Cách thứ 2: Lấy người có năng lực giải quyết vấn đề tốt làm hình mẫu để học hỏi

Để nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, tôi khuyến khích các bạn quan sát cách nghĩ, hành động của những người có năng lực giải quyết vấn đề tốt ở xung quanh mình.

Không phải chỉ đơn giản là ở thế bị động rằng "Giao việc cho người đó thì yên tâm" mà thông qua việc học hỏi tại sao người đó luôn tìm được những cách giải quyết hiệu quả, bạn có thể thay đổi cách nghĩ của mình.

Hơn thế nữa, từ việc thay đổi cách nghĩ sẽ khiến cho hành động trở lên tích cực hơn. Khi đó, bạn không chỉ có thể tự mình giải quyết vấn đề mà còn có thể xây dựng được cách nghĩ logic hơn.

Cách thứ 3: Viết ra giấy những vấn đề đang xảy ra, nguyên nhân để thấy rõ vấn đề

Ở giai đoạn chưa có năng lực giải quyết vấn đề thì việc phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề trong đầu khá là khó. Chính vì vậy, chúng ta hãy luyện tập bằng cách ghi ra giấy có những vấn đề nào, nguyên nhân gây ra vấn đề là gì, kết quả phân tích ra sao.

Ghi ra giấy, nhìn thấy rõ kết quả phân tích giúp chúng ta không chỉ sắp xếp được các nội dung trong đầu, suy nghĩ sâu, kĩ hơn mà còn có thể chia sẻ thông tin tới những người xung quanh, đẩy nhanh tốc độ giải quyết vấn đề.

Cách thứ 4: Đọc sách liên quan đến năng lực giải quyết vấn đề để tiếp thu kiến thức

Những lúc bạn không biết cách nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, không có người có năng lực giải quyết vấn đề tốt bên cạnh...thì đọc sách viết về giải quyết vấn đề, hay năng lực giải quyết vấn đề cũng là một cách để trau dồi năng lực.

Khi bạn đã hiểu sâu rõ về năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc đọc sách thì bạn có thể biết được mình nên làm gì và thực hiện những gì bạn cho là cần làm.

Trên đây là một số những chia sẻ về cách trau dồi năng lực giải quyết vấn đề. Hi vọng sẽ giúp ích được phần nào trong quá trình tìm hiểu và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của các bạn.

Bài viết tham khảo: https://smartlog.jp/150286


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí