Nắm vững Conditional Rendering trong React ( phần 2 )
This post hasn't been updated for 5 years
Chào các bạn,
Tiếp nối bài viết Nắm vững Conditional Rendering trong React (phần 1) , hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục cover các hướng tiếp cận hay hơn, tốt hơn và clean hơn.
Let's get started 🏁.
5. Enums
Enum nôm na là 1 kiểu dự liệu giới hạn các biến thành một giá trị từ một tập các hằng số được xác định trước.
Trong javascript không có kiểu dữ liệu enum, nhưng chúng ta có thể dùng Object như là 1 enum với các cặp key-value.
Ví dụ:
const WeekDay = { MONDAY : "MONDAY", TUESDAY: "TUESDAY", WEDNESDAY: "WEDNESDAY", THURSDAY: "THURSDAY", FRIDAY: "FRIDAY", SATURDAY: "SATURDAY", SUNDAY: "SUNDAY" };
Áp dụng vào Conditional Rendering React, các bạn sẽ thấy được sức mạnh của enum.
Cùng nhìn lại Notification
component ở bài trước sử dụng switch case
:
const Notification = ({ text, state }) => {
return (
<div>
{(() => {
switch(state) {
case 'success':
return <Success text={text} />;
case 'error':
return <Error text={text} />;
case 'info':
return <Info text={text} />;
case 'warning':
return <Warning text={text} />;
default:
return null;
}
})()}
</div>
);
}
Với enum, chúng ta có thể refactor lại như sau:
const Notification = ({ text, state }) => {
return (
<div>
{{
success: <Success text={text} />,
error: <Error text={text} />,
info: <Info text={text} />,
warning: <Warning text={text} />,
}[state]}
</div>
);
}
Khi
Notification
được render,state
sẽ được truyền vào enum và quyết định component nào sẽ được render.Cách này clean hơn, dễ nhìn hơn nhiều so với hướng
switch case
ở bài trước.
Có thể tốt hơn nữa nếu sử dụng function wrapper để tách hẳn phần enum trong JSX ra bên ngoài hàm render
.
const renderNotification = (text) => ({
success: <Success text={text} />,
error: <Error text={text} />,
info: <Info text={text} />,
warning: <Warning text={text} />,
});
const Notification = ({ text, state }) => {
return (
<div>
{renderNotification(text)[state]}
</div>
);
}
Còn rất nhiều hướng tuỳ biến enum để có thể multiple conditional renderings
.
Dưới dây là 1 ví dụ mình thấy rất hay:
function FooBarOrFooOrBar({ isFoo, isBar }) {
const key = `${isFoo}-${isBar}`;
return (
<div>
{{
['true-true']: <FooBar />,
['true-false']: <Foo />,
['false-true']: <Bar />,
['false-false']: null,
}[key]}
</div>
);
}
FooBarOrFooOrBar.propTypes = {
isFoo: React.PropTypes.boolean.isRequired,
isBar: React.PropTypes.boolean.isRequired,
}
6. Nested conditional rendering
Ở case chúng ta cần lồng nhiều điều kiện render lên nhau, ví dụ đơn giản nhất là 1 Component sẽ có 3 trạng thái: render a list todos, todo list empty ( list rỗng), nothing ( bị null).
const TodoList = ({ todos }) => {
const isNull = !todos;
const isEmpty = !isNull && !todos.length;
return (
<div>
{ isNull
? null
: ( isEmpty
? <p>No have any todos.</p>
: <div>{todos.map(todo => <Todo todo={todo} />)}</div>
)
}
</div>
);
}
<TodoList todos={null} /> // <div></div>
<TodoList todos={[]} /> // <div><p>No have any todos.</p></div>
<TodoList todos={['Do A', 'Finish B', 'Go To C']} />
// <div>
// <Todo>Do A</Todo>
// <Todo>Finish B</Todo>
// <Todo>Go To C</Todo>
// <div>
Hướng tiếp cận bên trên theo mình thấy được sử dụng khá nhiều, nhưng với 1 loạt ternary operator sẽ làm code của bạn khó đọc hơn.
Chúng ta có thể chia thành 2 component, 1 cho render list và 1 cho null và empty như sau:
const TodoList = ({ todos }) => {
const isList = todos && todos.length;
return (
<div>
{ isList
? <div>{todos.map(todo => <Todo todo={todo} />)}</div>
: <NoList isNull={!todos} isEmpty={todos && !todos.length} />
}
</div>
);
}
const NoList = ({ isNull, isEmpty }) => {
return (!isNull && isEmpty) && <p>No have any todos.</p>;
}
7. Higher Order Component ( HOCs)
Higher Order Component ( HOCs) là 1 function nhận vào 1 tham số là 1
Component
và trả về 1Component
mới.
Với HOCs, nó cho phép chúng ta có thể truy cập và xử lý được giai đoạn pre-rendering trước khi render ra phía client. Từ đó, HOCs sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều trong multiple conditional renderings
, cùng phân tích ví dụ bên dưới để hiểu rõ hơn nhé :
const withSpinner = Component => ({ isLoading, ...props }) => {
if (!isLoading) {
return <Component {...props} />;
}
return (
<div>
<Spinner />
</div>
);
};
const TodoListWithSpinner = withSpinner(TodoList);
<TodoListWithSpinner
isLoading={props.isLoading}
todos={props.todos}
/>
Ví dụ bên trên xử lý state Loading của
TodoList
, nếu đang loading (isLoading
===true
) thì render<Spinner />
và ngược lại load xong thì renderTodoList
.Function
withSpinner
dựa trênisLoading
prop để quyết định trả về Spinner`` hay làTodoList
component.
Với hướng tiếp cận này thì TodoList
chỉ làm nhiệm vụ render list todos
, còn việc xử lý conditional renderings
được đảm nhiệm bởi HOCs. Điều này giúp code chúng ta clean, logic hơn và quan trọng là có thể reusable
( sử dụng lại ) ở các components khác .
Congras again 👏👏👏!
Qua 2 bài viết, chúng ta đã cover được kha khá cách để nắm vững conditional rendering
trong React rồi nhỉ. Still, vẫn còn những hướng tiếp cận khác, mình rất vui khi được thảo luận với các bạn, comment bên dưới nhé .
All Rights Reserved