+5

Nắm vững Conditional Rendering trong React ( phần 1 )

Chào các bạn,

Chuyên mục lần này chúng ta sẽ cùng nhau bàn tới đó là Conditional Rendering trong React. Đảm nhận việc render trong React chính là JSX, nó cho phép chúng ta sử dụng pure Javascript ( javascript thuần ) với các câu lệnh với điều kiện quen thuộc như if else, switch case . Sử dụng linh hoạt 2 cái để render theo ý muốn của chúng ta đó chính là Conditional Rendering.

Trong React, chúng ta có thinking in components vậy với một conditional render (điều kiện) thì 1 component sẽ quyết định hướng render trả về dựa trên điều kiện đó.

Ví dụ, 1 conditional rendering List component sẽ có thể trả về 1 danh sách các items hoặc là 1 message "List is empty" .

Chúng ta sẽ lần lượt đi qua từng case một để nắm rõ hơn kỹ thuật Conditional Rendering trong React.

Vì nội dung bài viết khá dài và lê thê =)) nên mình sẽ chia làm 2 phần, các bạn chú ý follow nhé 😄.

1. IF ELSE

if else thì mình nghĩ ai học React đều sẽ biết cách sử dụng để render component theo các trường hợp cụ thể.

Ví dụ đơn giản : Chúng ta có 1 component ToDoListexpected là component sẽ render 1 list các TodoItem, nhưng với trường hợp list rỗng không có TodoItem nào thì component sẽ render ra cái gì ? Tất nhiên sẽ là render ra 1 thông báo cho user là 'No Todo Item in List' đúng không nào ?

Đầu tiên chúng ta phải xử lý luôn trường hợp props todos của Todolist bị null :

function TodoList({ todos }) {
  if (!todos) {
    return null;
  }
  return (
    <div>
      {todos.map(item => <TodoItem key={item.id} item={item} />)}
    </div>
  );
}

Done, giờ thì check tiếp trường hợp list rỗng và hiển thị message :

function TodoList({ todos }) {
  if (!todos) {
    return null;
  }
if (!todos.length) {
    return <p>No more todos.</p>;
  }
  return (
    <div>
      {todos.map(item => <TodoItem key={item.id} item={item} />)}
    </div>
  );
}

**Tóm lại, chúng ta đã giải quyết được 3 trường hợp render của TodoList Component : **

1. Không render gì cả ( props 'todos' bị null)
2. 1 Message ( props 'todos' bị empty )
3.  1 danh sách các TodoItem  

2. Ternary Operation (Docs )

1 cách viết if else tốt hơn, ngắn gọn hơn trong 1 số trường hợp :

condition ? trueExpression : falseExpression 

Tiếp tục ví dụ Todolist để áp dụng Ternary Operation nhé, TodoItem component sẽ có 2 trạng thái là 'edit' và 'display'. Chúng ta sẽ sử dụng 1 biến true false ( boolean ) để đặt điều kiện component sẽ render ra trạng thái nào :

function TodoItem({ item, isEditing }) {
  return (
    <div className="container">
      { isEditing
        ? <TodoEdit item={item} />
        : <TodoItem item={item} />
      }
    </div>
  );
}

Câu lệnh Ternary Operation sẽ giúp code các bạn rõ ràng hơn, tốt hơn nhưng chỉ với inline nhé, nếu nhiều dòng quá cũng nên dùng if else.

3. logical && operator (Docs )

expression01 && expression02

&& được sử dụng khi bạn muốn render component hoặc return null. Nếu expression01 có giá trị true thì expression02 sẽ được return và ngược lại nếu false thì sẽ không return gì cả thay vì expression02.

Áp dụng 2 cách #1,#2 ta có thể làm như sau:

#1
const LoadingSpinner = ({ isLoading }) => {
    if (isLoading) {
      return (
        <div>
          <p>Loading...</p>
        </div>
      );
    } else {
      return null;
    }
  }
  
  #2
const LoadingSpinner = ({ isLoading }) => {
    return (
        <div>
        { isLoading
            ? <p>Loading...</p>
            : null
        }
        </div>
    );
}

Cách 2 có vẻ như đã khá là oke rồi nhưng chúng ta có thểm 1 cách nữa để bỏ luôn phần return null không cần thiết của #2 , cùng xem qua ví dụ này để hiểu cách hoạt động của nó nhé:

const result = true && 'Hello World';
console.log(result);
// Hello World

const result = false && 'Hello World';
console.log(result);
// false

Áp dụng vào LoadingSpinner ta có:

const LoadingSpinner = ({ isLoading }) => {
  return (
    <div>
      { isLoading && <p>Loading...</p> }
    </div>
  );
}

4. Switch Case operator (Docs )

Giả sử thay vì chúng ta chỉ có 2 trường hợp như ban đầu mà chúng ta có 3,4 hoặc thậm chí nhiều hơn thì phải chuyển sang sử dụng Switch Case.

Ví dụ chúng ta có 1 component Notification render 4 trạng thái khác nhau : success , error, warning, info, sử dụng switch case để xử lý các trạng thái render của component:

const Notification = ({ text, state }) => {
switch(state) {
    case 'success':
        return <Success text={text} />;
    case 'error':
        return <Error text={text} />;
    case 'info':
        return <Info text={text} />;
    case 'warning':
    return <Warning text={text} />;
    default:
        return null;
}

Tận dụng ES6 Arrow Functionself invoking JavaScript function chúng ta có thể sử dụng switch case inline trong return của component:

const Notification = ({ text, state }) => {
  return (
    <div>
      {(() => {
        switch(state) {
         case 'success':
        return <Success text={text} />;
           case 'error':
            return <Error text={text} />;
          case 'info':
            return <Info text={text} />;
          case 'warning':
            return <Warning text={text} />;
          default:
            return null;
        }
      })()}
    </div>
  );
}

Congras 👏👏👏!

Vậy là chúng ta đã cover được 4 hướng tiếp cận của 'conditional rendering'. Phần tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với các cách mới hay hơn, tốt hơn và clean code hơn ( enums, HOCs, ...) .


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí