Muốn học Data Analysis hiệu quả, bạn nhất định phải có những yếu tố này
Thực tế, trở thành Data Analyst là một hành trình không hề dễ dàng, đặc biệt với người mới chuyển ngành. Tự tìm hiểu thông tin đôi lúc sẽ khiến bạn cảm thấy choáng ngợp và khó hiểu bởi có vô vàn nguồn dữ liệu khác nhau trên Internet. Tuy nhiên, nếu theo học các khóa đào tạo chuyên sâu, bạn sẽ được trau dồi và củng cố những kiến thức căn bản và cô đọng nhất, tạo điều kiện dễ dàng hơn khi gia nhập ngành phân tích dữ liệu. Hãy cùng tham khảo một số tips học Data Analyst dưới đây giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ công việc đầu tiên nhé!
Theo học lộ trình bài bản, đúng trọng tâm
Mặc dù kiến thức ở trên mạng rất nhiều và đa dạng, bạn có thể theo học các nguồn hoặc các khóa học miễn phí. Nhưng dù miễn phí hay mất phí, bạn cũng nên vạch ra một lộ trình cụ thể, đặt mục tiêu cho từng giai đoạn. Việc học theo lộ trình sẽ giúp bạn biết được đích đến của mình và biết tập trung vào kiến thức nào để đạt được đích đó trong thời gian ngắn nhất.
Bên cạnh đó, mặc dù thị trường Data Analyst hiện nay khát nhân lực, tạo nhiều cơ hội việc làm cho newbie/fresher nhưng nhà tuyển dụng vẫn ưu tiên những người được đào tạo theo lộ trình bài bản. Vì thế, đừng quá “tham” kiến thức nếu bạn đang ở giai đoạn đầu học và tìm hiểu. Bạn có thể tham gia các khóa học về Data Analysis để được định hướng và vạch ra lộ trình cho mình. Tuy nhiên, với người có khả năng tự học tốt, sẽ không khó để bạn có thể hệ thống hóa và tích lũy những thông tin hữu ích trên Internet.
Kết hợp vừa học vừa thực hành
Có một sự thật rằng, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến kinh nghiệm thực tế của ứng viên đầu tiên. Nhưng nếu là người mới, làm thế nào để có kinh nghiệm show ra cho doanh nghiệp mà mình ứng tuyển? Đó chính là thực hành làm dự án ngay trong quá trình học và đem những sản phẩm mình đã thực hành trước đó vào Portfolio xin việc hoặc trình bày nó trong quá trình phỏng vấn.
Một số các trung tâm đào tạo Data Analyst như MindX sẽ dành cho học viên lượng thời gian để áp dụng lý thuyết vào thực hành làm dự án thực tế trong mỗi buổi học. Bạn có thể show sản phẩm đó cho nhà tuyển dụng. Nếu là người tự học, bạn có thể tham gia các cuộc thi giải case do các đơn vị lớn tổ chức & tài trợ, giải case phân tích dữ liệu từ các nguồn uy tín trên mạng hoặc tự build một dự án cá nhân. Hoặc nếu có thể, hãy chủ động xin tham gia vào quá trình làm việc có liên quan đến xử lý số, xử lý dữ liệu tại doanh nghiệp bạn đang làm. Chắc chắn ít nhiều sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn ứng tuyển vị trí Data Analyst.
Có mentor đồng hành, hướng dẫn
Nếu muốn đi nhanh và đi xa hơn trong ngành phân tích dữ liệu, bạn nên tìm một mentor hỗ trợ. Bởi ngành Data có rất nhiều kiến thức chuyên môn nằm ngoài phạm vi khóa học hay những thông tin trên mạng mà đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn và không thể tìm ra giải pháp. Đặc biệt với những fresher, việc có mentor đồng hành sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra câu trả lời và hiểu sâu hơn khi nhận được tư vấn từ người đi trước.
Sự chăm chỉ và kỷ luật
Công việc nào cũng cần bỏ ra sự nỗ lực và quyết tâm. Data Analysis được coi là ngành nghề tiềm năng và hấp dẫn nhưng khó để theo đuổi khi bạn chưa có kinh nghiệm. Chính vì vậy, nếu muốn áp dụng lộ trình học Data Analyst cho người mới bắt đầu tại các trung tâm hay tự tìm hiểu những kiến thức trên mạng, bạn phải thực sự tập trung và kỷ luật. Mọi cố gắng mà bạn bỏ ra hôm nay chắc chắn sẽ tạo ra thành quả xứng đáng trong tương lai.
Trở thành Data Analyst là một chặng đường dài hơi, đặc biệt với những người muốn chuyển ngành. Hy vọng rằng những tips học trên sẽ giúp bạn tự tin và dễ dàng hơn khi gia nhập ngành phân tích dữ liệu.
All rights reserved