+1

Một số kĩ năng quản lý team test để trở nên hiệu quả và happy hơn

Phải công nhận rằng quản lý một test team là một lĩnh vực hoàn toàn khác, nó không chỉ là lĩnh vực quản lý về kĩ thuật mà còn là mindset, môi trường cũng như những thử thách mà team phải đối mặt. Vậy bài viết này dành cho ai? Bài viết này dành cho những người ở vai trò lead, hoặc mới làm leader để có thể tạo nên một test team happy hơn. Một vài gợi ý dưới đây sẽ có thể giúp bạn:

Skill #1) Có kiến thức về nghiệp vụ và technical skill

-Một tổ chức thường đưa ra mục tiêu của mình và phổ biến xuống phía dưới từ cấp trên quản lý đến các member phía dưới. Test leader phải nắm chắc về bức tranh tổng thể của dự án, mục tiêu tổ chức, các bên liên quan và requirement của khách hàng. Tại bất kỳ thời điểm nào, họ phải có khả năng đưa ra hướng dẫn cần thiết cho bất kỳ thành viên nhóm để giúp họ hiểu vai trò của anh ấy / cô ấy phù hợp với thành công của dự án và phải trao quyền cho họ để nắm được tổng thể dự án

Thông thường, tester thấy rằng leader có thể không thể hiểu đầy đủ các kiến thức về tât cả các kỹ thuật họ gặp phải trong khi kiểm tra nhưng leader cần có các kỹ năng cần thiết để có thể hướng dẫn người kiểm tra bất kỳ công cụ, môi trường, hệ thống, v.v. và cung cấp các giải pháp để khắc phục mọi vấn đề mà họ có thể gặp phải. Trong những thời điểm quan trọng, họ cũng phải tự mình thực hiện một số công việc để giảm tải cho đội.

Các khách hàng có đặc điểm là luôn active, có nhiều sự thay đổi về requirement kể cả đang ở cuối giai đoạn release. Đôi khi các phần đã kiểm thử lại bị cho ra khỏi scope. Trong cả hai lần như vậy, leader phải hướng dẫn người kiểm tra và cho phép họ xem xét các thay đổi phạm vi một cách khách quan. Điều này cho phép leader có thể hướng dẫn team về mặt kĩ thuật và giúp member tin tưởng hợn vào leader.

Skill #2) Kỹ thuật estimate và assign hiệu quả

Khi requirement được cung cấp, leader cùng với team của anh ta sẽ tạo test plan xác định phạm vi, phần cứng, phần mềm, các tính năng sẽ được kiểm tra, lên lịch, v.v. Dựa trên estimate effort cần thiết và assign công việc hiệu quả.

Trong một team, có người dày kinh nghiệm, có người mới vào nghề nên cần đánh giá cẩn thận năng lực của từng member. Nhiệm vụ phải sao cho phần công việc họ nhận được không chỉ kích thích họ mà còn dựa trên nền tảng kiến thức hiện có của họ.

Một vấn đề phổ biến khác trong test team là cân bằng khối lượng công việc. Khối lượng công việc cứ ngày một nặng lên có thể khiến team over load, OT. Nếu một khách hàng tiềm năng phát hiện ra rằng có thể có một khối lượng công việc nặng nề phải được bao phủ bởi một số ít member phụ trách, một kế hoạch giảm thiểu phù hợp phải được đưa ra sớm. Trong một số tình huống không thể tránh khỏi, đội phải được thông báo rằng đó là một tình huống không lường trước được và sự sẵn lòng của họ sẽ được đánh giá cao.

Thứ hai, mặc dù những người tester giàu kinh nghiệm bạn có thể assign đẩy mạnh việc tuy nhiên việc này không phải lúc nào cũng tốt, việc cứ push công việc đều đều có thể khiến họ không thấy yêu thích công việc nữa, hãy tình toán rủi ro và assign những công việc có độ thử thách cao hơn hiện tại để phát triển hơn năng lực kiến thức của từng member.

Skill #3) Không cam kết quá cao

Thông thường các leader muốn làm nổi bật các kỹ năng của team họ bằng cách cam kết quá mức. Khi đã cam kết quả mức nghĩa là thử thách sẽ lớn hơn

Ví dụ: nếu phạm vi test bị thay đổi trong khi nội dung cần test bắt đầu nhiều lên. Vào những thời điểm như vậy, khi đã cam kết với khách hàng về phạm vi, thời gian hoàn thành thì xu hướng là team sẽ có thể dành nhiều giờ / cuối tuần hơn cố gắng không ảnh hưởng đến chất lượng. Điều này không chỉ đặt ra một kỳ vọng vĩnh viễn rằng nhóm thử nghiệm sẽ luôn cố được thêm mà còn buộc họ phải hy sinh nhiều thứ.

Một cái nhìn khác, khi đặt ra cam kết không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến cả chất lượng output của team. Thực tế tester là con người, mà là con người thì sẽ có lúc mắc sai lầm. Do đó mục tiêu không phù hợp sẽ làm họ thấy over load, không thể cover hết được. Hãy kiểm tra và thương lượng lại để tìm được lịch làm việc phù hợp. Một cam kết nghe có vẻ tuyệt vời chỉ có trên lý thuyết.

Skill #4) Giao tiếp trên mọi cấp độ, Kỹ năng giao tiếp

Liên lạc cho dù đó là email, cuộc gọi điện thoại hoặc ở cấp độ giữa các cá nhân đây là một kĩ năng tối quan trọng. Chúng ta hãy xem làm thế nào điều này tác động đến hầu hết mọi khía cạnh kỹ thuật và phi kỹ thuật.

Cách nói không? Là leader, bạn là trung gian giữa ban quản lý và test team. Để hài hòa giữa các bên bạn cần tiếp cận nhạy cảm hơn hoặc nhẹ nhàng hơn. Khi nói đến Quản lý, có lẽ bạn phải khiến họ thấy giá trị trong ý tưởng của bạn hơn là thông tin khác.

Kỹ năng đàm phán Kiểm thử một dự án luôn có rất nhiều thách thức như môi trường, mối quan tâm của cấp trên về tiến trình, sự hiểu biết về mục tiêu giữa các nhóm, các vấn đề xung đột giữa các thành viên với nhau, những vấn đề như thế luôn là thử thách với người leader

Điều quan trọng khi đàm phán đó là phải cho bên kia thấy rằng ý kiến của họ được xem xét, một người leader phải có khả năng thúc đẩy giải quyết xung đột, để các bên đều cảm thấy đồng ý với quyết định cuối cùng

Báo cáo hiệu quả Một phần lớn thời gian của leader là báo cáo tiến trình của cả team cho quản lý, để cấp trên có thể nhìn thấy được những nỗ lực từ đó có những quyết định kịp thời, hợp lý. Báo cáo cần làm nổi bật những thành tựu kiểm thử đạt được, rõ ràng, chính xác. Ngoài ra còn mô tả những khó khăn mà team gặp phải, những gì team đã đang cố gắng để giải quyết, những vấn đề gì vượt ngoài khả năng của team và phương hướng giải quyết.

Họp nhóm Họp nhóm giúp leader biết nhiệm vụ của từng người, tình trạng hiện tại và những vấn đề đang cản trở. Ngoài ra đây cũng là dịp để chia sẻ, động viên khuyến khích member đưa ra các ý tưởng

Skill #5) Skill cá nhân

Thẳng thắn là một dấu hiệu đặc trưng của việc trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Nhóm của bạn sẽ có thể tin tưởng những thông tin bạn chia sẻ và khiến bạn gần gũi hơn với member. Không ngại chia sẻ những sai lầm của mình, vì thực tế leader cũng có những lúc mắc sai lầm

Thể hiện niềm đam mê cho công việc của bạn để lan tỏa niềm đam mê đó đến với member

Chúng ta vẫn có thể vui khi làm việc. Thường xuyên có các sự kiện nhóm và các hoạt động vui chơi được lên kế hoạch sẽ cải thiện tốt cho không khí trong team. Không có quy tắc nào cho thấy niềm vui phải bị hạn chế 😄

Nguồn: https://www.softwaretestinghelp.com/how-to-lead-a-happier-and-successful-test-team-test-leadership-part-2/


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.