+2

Material design trong android part III - b

I. Lời mở đầu

  • Xin chào mọi người, hôm nay mình sẽ tiếp tục viết về seri về material design trong android.
  • Tiếp tục phần III-a hôm nay mình sẽ viết tiếp về phần III-b về bold graphic design.
  • Trong phần này mình sẽ nói về các vấn đề: Font và image.

II. Nội dung

1. Font

a. Định dạng font

  • Để hiểu rõ hơn về font, chúng ta cần hiểu hơn về các kiểu font.
  • serif :
    • Kiểu chữ có chân. Một nét được thêm vào phần bắt đầu hoặc phần cuối trong nét chính của một chữ.
    • Được sử dụng nhiều cho các ứng dụng thời gian đọc dài như book...
  • san-serif:
    • Kiểu chữ không có chân.
    • Được sử dụng nhiều cho web và văn bản phát sinh trong giao diện người dùng.

b. Đường cơ sở của font

  • baseline: điểm đáy của tất cả các text ko có phần dưới.
  • xheight: chiều cao của text viết thường trong font. Font với xheight lớn giữ cho chữ dễ đọc và thích hợp với body text.
  • capheight: là chiều cao của chữ in hoa.
  • ascender - descender: là phần của lowercase dưới capheight hoặc dưới baseline.
  • leading : là khoảng cách giữa các dòng dọc của text.

c. weight and style

  • weight:

    • Có gía trị từ 100 đến 1000.
    • Giá trị mỏng nhất là 100.
    • Giá trị đậm nhất là 1000.
  • Style:

    • Bold: chữ in đậm.
    • Italic: chữ in nghiêng.
  • Android không có thuộc tính thiết lập weight cho Font mà chỉ có thuộc tính thiết lập style cho Font:

  • Với việc kết hợp 2 thuộc tính android:fontFamilyandroid:textStyle chúng ta có thể thiết weight cho chữ.

a. Chọn chữ phù hợp với ứng dụng

  • Chọn những Font có phần cuối cuộn tròn tạo cảm giác gần gũi:

  • Chọn những Font hình học thể hiện yêu cầu về cấu trúctrúc đôi khi là cứng nhắc.

Note: Việc chọn font không phù cũng sẽ làm giảm trải nghiệm của người dùng + giảm hiệu năng của ứng dụng.

2. Image

  • Để hình ảnh được hiển thị phù hợp với yêu cầu và đầy đủ, chúng ta cần lưu ý tới thuộc tính android:scaleType của ImageView hay ImageButton.
  • CENTER : đặt ảnh ra giữa view nhưng không scale.
  • CENTER_CROP :
    • Scale ảnh đều 2 kích thước (giữ nguyên tỉ lệ của ảnh).
    • Cả hai kích thước (width, height) sẽ >= kích thước của view padding.
  • CENTER_INSIDE : ngược với CENTER_CROP. Nếu ảnh to hơn view thì nó = FIT_CENTER.
  • FIT_CENTER :
    • Scale image để vừa với bên trong view và giữ nguyên tỉ lệ của ảnh.
    • Nếu image ko vừa view thì khoảng cách sẽ được chia đều cho left và right hoặc –top và bottom.
  • FIT_STARTFIT_END : scale image để vừa bên trong view nó căn chỉnh sao cho khoảng không được sử dụng sẽ xuất hiện đàu hoặc cuối.
  • FIT_XY : scale image sử dụng tất cả các không gian của view không quan tâm tới tỉ lệ ảnh.

III. Tổng kết

  • Mình vừa trình bày hết về phần 3 của material design.
  • Phần tiếp theo mình sẽ trình bày về Meaning motion.

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí