+14

[Management] Làm thế nào để có thể trở thành một người lãnh đạo tốt - Phần 1

GREETING

Hello Mọi người. Sau 2 năm mất sóng thì mình lại lên hình với thói quen viết blog đây. Đợt này mình cũng le ve không được code nhiều nữa, mà hình như code cũng không code được nữa hay sao ấy. Giờ code sợ anh em đánh mình mất 😆

Nên cũng có tìm hiểu một ít về kỹ năng quản lý, lãnh đạo, đây cũng là ý kiến cá nhân của mình chia sẻ lên cho mọi người để mọi người có thể tham khảo nhé ạ. 🍎

Chắc đầu tiên mình cũng nên hiểu rõ thế nào là MỘT NGƯỜI LÃNH ĐẠO.

Theo mọi người 1 người lãnh đạo là như nào ?

  1. Biết tất cả mọi thứ ?
  2. Cao siêu tài giỏi ?
  3. Là người giỏi nhất trong đội nhóm, bộ phận ?

Không, theo mình đó không phải là một người lãnh đạo, đó chỉ là một người quá tài giỏi không ai vượt qua được thôi. Và theo mình đó là điều hiểu sai lầm. Người lãnh đạo cũng chỉ là một vai trò cụ thể trong quá trình làm việc của một nhóm hay một tập thể. Cho dù người đó có giỏi giang đến mất thì điều đó cũng không đồng nghĩa với việc giá trị của họ to lớn hơn tập thể.

Một khi bạn có suy nghĩ rằng bạn là một người lãnh đạo nên bạn phải biết tất cả mọi thứ, suy nghĩ đó làm cho bạn có những cư xử với các thành viên khác như trẻ con, không tôn trọng ý kiến của họ. Và tạo nên 1 áp lực vô hình lên chính bạn khiến bạn ôm 1 gánh nặng là phải giỏi hơn người khác và không để ai vượt qua.

Các bạn cũng nghĩ như thế đúng không ?? Thế thì cũng giống tôi rồi đó 😂 Tôi cũng đã từng suy nghĩ như thế.

Tôi đã từng join vào 1 team mà đa số là những người dày dặn kinh nghiệm hơn mình, và có nhiều anh em là chuyên gia ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tôi luôn luôn cố gắng cải thiện tất cả những kỹ năng của mình ở những lĩnh vực ở trong team của mình. Nhưng dần dà tôi hiểu ra rằng tôi không thể giỏi tất cả mọi thứ, Và người ta chắc chắn không thể đòi hỏi nhà lãnh đạo phải trưởng thành hay có kiến thức chuyên môn hơn người được

Người lãnh đạo thực chất chỉ là một phần của tập thể, điều đó có nghĩa là người lãnh đạo cần rèn luyện những kỹ năng được đòi hỏi ở họ, những không cần phải có năng lực vượt trội hơn các thành viên khác ở tất cả các lĩnh vực.

Trước tên anh em mình hãy trút bỏ gánh nặng đó nhé. Mình cũng gần làm được rồi 😋😋

Vậy làm thể nào để có thể trở thành một người lãnh đạo giỏi ?

Anh em mình cùng nhìn qua một vài quan điểm của mình dưới đây nhé

KHÔNG CHỈ TẬP HỢP NHỮNG NGƯỜI XUẤT SẮC

Làm dự án hay bất kỳ vấn đề gì mọi người đều mong muốn có những người join nhất, lập nên đội hình trong mơ thì mọi chuyện sẽ dễ dàng thôi đúng không. ? Nhưng đó có phải là suy nghĩ đúng không ?

Thực tế 1 dự án, 1 tập thể cần phải có sự cân bằng giữa các member. Bạn cứ hình dung như đội bóng Barca chẳng hạn, mình có 11 người như Messi thì đội bóng sẽ như nào, một đội bóng toàn tiền đạo, toàn ngôi sao, Ai sẽ là đội trưởng, thế ai sẽ là người cầm đầu.

Rồi 1 rừng có quá nhiều Hổ và bạn có chắc là các con Hổ đó sẽ không cắn nhau. Nếu như thế thì mình chắc dự án của các bạn sẽ chẳng đi đến đâu đâu và nếu đi được thì nó cũng không suôn sẻ được.

Điều đó cũng là điều tất yếu, bởi khi càng có nhiều kinh nghiệm, đạt được nhiều thành tích thì người ta càng mong muốn được làm theo ý mình . Hơn nữa những nhân tài như thế thường khát khao được thể hiện bản thân và không mong muốn luẩn quẩn phía sau người khác .

Vì thế trong một tập thể mỗi người sẽ có 1 chủ trương, không ai nhường ai, hoặc là họ sẽ tiếp tục làm việc nhưng trong lòng vẫn ôm những bẫn mãn về người khác.

Thế nên Khi tạo lập nhóm chúng ta cần phải hiểu điểm mạnh - điểm yếu của mỗi thành viên để có thể tạo dựng sự cân bằng và chia việc cho họ một cách hợp lý.

Trong một tập thể phải có sự cân bằng giữa các thành viên

KHÔNG LẬP RA MỘT TẬP THỂ MÀ Ở ĐÓ MÌNH LÀ NGƯỜI GIỎI NHẤT.

Ý nghĩa của việc lập nhóm là để thực hiện những việc mà mình không thể làm một mình nổi, bù đắp cho nhau những năng lực mà các nhân khác còn thiếu sót.

Thế nhưng bạn có bao giờ hành động như một kẻ bề trên và điều hành họ như 1 người Boss thực sự lớn. Hay khi bạn làm việc với họ bạn cảm thấy bạn phải có trách nhiệm phải ở trên tất cả mọi người.

Khi một tập thể được hoạt động để đạt được một mục tiêu thì cách lãnh đạo này sẽ phản tác dụng và dự án cơ bản sẽ không thành công. Và mình đã gặp rất nhiều những dự án như thế.

Tập thể được tạo nên để các thành viên cùng nhau làm một công việc, bù đắp cho nhau những năng lực mà mình còn thiếu.

Cho nên một tập thể sẽ được hoành thành tốt hơn nếu người lãnh đạo biết chiêu mộ những người có năng lực, thậm chí còn tốt hơn mình và tôn trọng họ như những người chuyên nghiệp,

COI TRỌNG NHỮNG TÍNH CÁCH KHÁC BIỆT

Bạn đã join vào những dự án mà có nhiều tính cách , và có nhiều tính cách bị coi là dị chưa ạ. Và lúc mọi người xử lý như nào khi các member không hợp tính với nhau, có nhiều mâu thuẫn.

Và nhiều người sẽ mong muốn làm với nhiều người hợp tính cách, hợp cách nhìn. Nhưng đó có thực chất là một phương án tốt khi tất cả có một tình cách như nhau , có cảm nhận như nhau thì mình nghĩ khi có 1 vấn đề nào đó thì mọi người sẽ có khá là ít option để xử lý. Vì đã số mọi người nghĩ như nhau mà.

Làm việc với nhiều người và nhiều tính cách khác nhau thì sẽ giúp cho dự án của bạn có nhiều màu mè hơn, có nhiều ý tưởng hơn.

Nói chung nhiều tính cách cũng có nhiều vấn đề xảy ra, Thì đó chính là lý do tạo sao bạn lại phải có mặt ở đó - Lãnh đạo ra mặt.

Người lãnh đạo cần chấp nhận những khác biệt để tập hợp các thành viên theo đuổi một mục tiêu chung, sao cho có được độ cân bằng tốt nhất.

Hãy nhớ rằng, hoàn thiện lẫn nhau chính là ưu điểm lớn nhất của làm việc tập thể

TRONG TẬP THỂ CẦN CÓ MỘT NGƯỜI ĐỂ BẠN CÓ THỂ CHIA SẺ.

Bạn là người đưa ra các quyết định, nói chuyện với member của mình. Nhưng bạn có nghĩ những lần đưa ra quyết định đó, những lời nói đó có vấn đề gì ảnh hưởng đến tâm lý hay tâm tư tình cảm của mọi người không.

Và thực sự member cũng chả mấy ai đi chia sẻ những vấn đề đó với người cấp trên của mình (Mình đoán tầm 95% là như thế) Lúc nào mình có hỏi thì các bạn cũng không sao đâu anh ạ. Và đến lúc bạn ấy xin rời khỏi nhóm hoặc có vấn đề gì đó thì mình mới biết.

Có không phải là cách quản lý tốt. Thế làm thế nào để mình biết mình đang sai, đang có cái nhìn không tốt của các bạn.

Đó là lúc bạn cần một người có thể cùng bạn luôn luôn sẵn sàng chia sẻ với bạn.

Người này thì không nhất thiết phải là người có năng lực tốt nhất, Nhưng có điều người này phải thực sự là người mà có thể cùng bạn mở lòng, có thể tin tưởng để có thể chia sẻ các vấn đề cần chia sẻ.

Điểm lợi khi có một người như vậy trong tập thể đó là khi hiểu được hoàn cảnh và tình hình, người đó có thể bình tĩnh đưa ra những lời khuyên khách quan cho bạn.

Mình cũng thế. Mình hiện tại cũng là PM. Nhiều lúc mình nói những câu mình không nghĩ làm anh em trong team buồn và phật lòng. Nhưng có một người chị trong team lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ với mình. Luôn nói chuyện với mình khi mình không giữ được bình tĩnh và có điều gì đó không đúng trong dự án. Và mình luôn nhận ra những điều mình không tốt sau khi nói chuyện với người chị ấy.

Nhưng không phải cái gì bạn cũng chia sẻ nhé. Những điều bạn chia sẻ thì mình nghĩ chỉ nên tập trung vào những trăn trở khi làm lãnh đạo thôi.

Điểm lợi khi có một người như vậy trong tập thể đó là khi hiểu được hoàn cảnh và tình hình, người đó có thể bình tĩnh đưa ra các lời khuyên khách quan cho bạn

Kết

Chắc là tạm thời hết phần một thôi nhỉ, mình sẽ ra dần các bài tiếp theo để chúng ta có nhiều kinh nghiệm chia sẻ hơn nhé ạ Mọi người theo dõi phần 2 ở đây nhé https://viblo.asia/p/management-lam-the-nao-de-tro-thanh-nguoi-lanh-dao-tot-phan-2-3Q75wNn9lWb


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí