+1

Liên kết Android với server(localhost) - Continue

bài trước chúng ta đã đề cập tới việc sử dụng file php để truy xuất dữ liệu tại server. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết hơn về các biến trong php, sử dụng code html để tương tác trực tiếp với giao diện web.

1, Những quy tắc và câu lệnh điều khiển cơ bản khi lập trình php a, Quy tắc

Phân biệt chữ hoa và chữ thường

Tất cả các từ khóa, các hàm của ngôn ngữ đều dùng chữ thường

Comment:

// comment trên 1 dòng
/*
Comment trên nhiều dòng
Comment trên nhiều dòng
Comment trên nhiều dòng
*/

Các câu lệnh kết thúc bằng dấu ;

Biến trong PHP luôn có ký tự phân biệt là $ đằng trước.

Các tên biến (phân biệt chữ hoa/thường) và tuân thủ quy tắc tên biến: bắt đầu với các ký tự A-Z, a-z và _, sau đó có thể là ký tự số hoặc ký tự bất kỳ (in được) khác. VD: $abd - true, $_var1 - true, $1a - false

Không cần khai báo kiểu dữ liệu cho biến, chỉ cần khai báo giá trị

Vd: $x1 = 2 => $x1 tự động hiểu là biến số nguyên

$a1 = array (1, 2, 3, ‘red’, ‘green’, ‘blue’);
=> Mảng

Xâu ký tự: bao bởi cặp dấu ‘ ’ hay “ ”.

Tuy nhiên có sự khác nhau:

Các xâu bao bởi cặp dấu “ ” sẽ được tiền xử lý theo cách trộn biến.

VD:

$company_name = “Framgia”;
$company1 = ‘Công ty $company_name’; => "Công ty $company_name"
$company2 = “Công ty $company_name”; => "Công ty Framgia"
Phép toán nối xâu: .
echo "Công ty ". $company_name; => Công ty Framgia
echo 'Công ty '.' Framgia'; => Công ty Framgia

b, Một số lệnh điều khiển cơ bản

Rẽ nhánh

if (biểu_thức) {
…
} else {
…
}

switch (biểu_thức) {
case giá_trị_1:
…
break;
case giá_trị_2:
…
break;
…
default:
…
break;
}

Lặp

for (các_b_thức_gán ; b_thức_đ_kiện ; các_b_thức_t_đổi_gt) {
…
}
các_b_thức_gán, các_b_thức_t_đổi_gt ngăn cách nhau bởi dấu ,
while (biểu_thức) {
…
}

do {
…
} while (biểu_thức);

  Duyệt mảng

foreach ( tên_mảng as $key => $val ) {
…
}

2) Form trong php

<form name="tên_form" action="tên_action" method="tên_method" >

Như trên ta thấy, trong một form thường có các thành phần:

nane: Phân biệt giữa các form
action: link dẫn tới action xử lý tiếp theo.
method: tên phương thức (POST, GET)

Trong action nhận dữ liệu từ form, để lấy giá trị truyền lên ta sử dụng:

Với method POST: $_POST["field_name"]
Với method GET: $_GET["field_name"]
Với method GET thì các giá trị được đẩy trực tiếp vào url (VD: /action.php?company_name="Framgia"), còn method POST thì dữ liệu được chuyển trực tiếp lên server.

Lưu ý: Chúng ta có thể sử dụng code của html trực tiếp trong file php để hiển thị.

3) Chương trình demo

<?php
if (isset($_POST['first_number']) && isset($_POST['second_number'])){
$sum = $_POST['first_number'] + $_POST['second_number'];
echo "Sum of ".$_POST['first_number']." and ".$_POST['second_number']." is: ".$sum;
}
else {
?>
<form name="sum_form" action="sum.php" method="POST">
Please enter two number:<br/>
First number:  <input name="first_number" type="number"><br/>
Second number: <input name="second_number" type="number"><br/>
<input name="cmd" type="submit" value="OK">
</form>
<?php
}
?>

Với cách xử lý như trên ta có thể sử dụng chính file "sum.php" vừa là action vừa là view để xử lý bài toán đơn giản này.

Trong đó chỉ có một hàm mới là isset($var) hàm này trả về 1 nếu $vả có giá trị, nếu không thì trả về nil.

sum

sum2

Source code tại https://github.com/banlv54/reports_php

Tài liệu tham khảo

http://www.qhonline.info/php-can-ban/23/bai-4--xu-ly-gia-tri-form-trong-php.html

  1. Chương trình quản lý danh sách thành viên Tham khảo code https://github.com/banlv54/reports_php

Chức năng:

  • Thêm nhân viên vào database bằng cách nhập tên mã và ngày vào cho nhân viên.

  • Tìm kiếm

  • Xóa một hay nhiều nhân viên (chon nhân viên muốn xóa bằng checkbox trên màn hình)

  • Sửa thông tin(chọn 1 nhân viên muốn sửa bằng radio button, sau đó sửa thông tin ở ô nhập rồi ấn "Nhập")

Sau đây là một số hình ảnh demo của chương trình.

Index

Insert

Search


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí