+2

Learning Go - from zero to hero | Part 1

Go overview

Để bắt đầu với Go (hay còn gọi là Golang), hãy cũng tìm hiểu qua một chút về ngôn ngữ này. Go được phát triển bởi các kỹ sư của Google. Nó được phát triển từ năm 2007 và được công bố năm 2009. Phiên bản mã nguồn mở đầu tiên của Go được ra mắt vào tháng 3 năm 2012. Theo như những nhà phát triển của Go thì nó là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở giúp dễ dàng xây dựng những phần mềm đơn giản, đáng tin cậy và hiệu quả.

Trong nhiều ngôn ngữ, có rất nhiều cách để giải quyết một vấn đề cho trước. Những lập trình viên có thể phải dành ra rất nhiều thời gian để tìm kiếm cách giải quyết tốt nhất để giải quyết một vấn đề

Với Go, những nhà phát triển tin rằng với ít tính năng hơn, họ cũng sẽ chỉ cần nghĩ tới một cách giải quyết duy nhất cho vấn đề cần giải quyết. Điều này tiết kiệm được rất nhiều thời gian của lập trình viên và khiến cho việc tối ưu kể cả những codebase lớn cũng trở lên dễ dàng. Cũng sẽ không có những tính năng khó hiểu như maps hoặc filters trong Go

When you have features that add expensiveness it typically adds expense - Rob Pike

Getting Started

Go được tạo ra bởi các package. Package main cho trình biên dịch Go biết rằng chương trình được biên dịch dưới dạng thực thi, thay vì dùng thư viện. Đây là điểm bắt đầu biên dịch cho một ứng dụng Go. Package main được định nghĩa như sau:

package main

Tiếp theo hay cùng tạo một ứng dụng "Hello world!" đơn giản với Go bằng việc tạo ra file main.go.

Workspace

Một workspace trong Go được định nghĩa bởi biến môi trường GOPATH.

Go sẽ tìm kiếm mọi package bên trong thư mục được định nghĩa trong GOPATH, hoặc được định nghĩa trong GOROOT, được đặt mặc định khi cài đặt Go. GOROOT là đường dẫn đến vị trí Go được cài đặt.

Cài đặt GOPATH đến thư mục mà bạn mong muốn. Hãy thêm nó vào trong một folder ~/workspace

# export env
export GOPATH=~/workspace

# go inside the workspace directory
cd ~/workspace

Tạo một file main.go trong folder mà chúng ta vừa tạo với nội dung bên dưới

Hello World!

package main

import "fmt"

func main() {
  fmt.Println("Hello World!")
}

Trong ví dụ trên, fmt là một package tích hợp bên trong Go. Nó sẽ thực hiện chức năng định dạng I/O (Input/Output)

Chúng ta import một package trong Go bằng từ khóa import. func main là điểm chính mà mã được thực thi. Println là một function bên trong package fmt và nó sẽ thực hiện in ra "Hello World!" cho chúng ta

Hãy cùng xem kết quả sau khi chạy file này. Có hai cách để chạy một file trong Go. Như chúng ta đã biết, Go là một ngôn ngữ biên dịch, vì vậy trước khi chạy nó, chúng ta cần biên dịch trước:

go build main.go

Câu lệnh này sẽ tạo ra một file thực thi nhị phân để chúng ta có thể chạy:

go run main.go
# Hello World!

Variables

Các biến trong Go luôn phải được định nghĩa một cách rõ ràng. Kiểu dữ liệu trong Go sẽ được kiểm tra tại thời điểm biến được khai báo. Một biến trong Go có thể được khai báo như sau:

var a int

Trong trường hợp này, giá trị của biến được đặt bằng 0. Sử dụng cú pháp dưới đây để định nghĩa và khởi tạo một biến với những giá trị bất kỳ:

var a = 1

Chúng ta cũng có thể định nghĩa nhiều biến trong cùng một dòng

var b, c int = 2, 3

Data Types

Giống như những ngôn ngữ khác, Go hỗ trợ nhiều kiểu cấu trúc dữ liệu khác nhau. Hãy cùng thử khám phá chúng:

Number, String, and Boolean

Một số loại kiểu dữ liệu dạng số là int, int8, int16, int32, int64, uint, uint8, uint16, uint32, uint64, uintptr, ...

Kiểu chuỗi trong Go được lưu thành một chuỗi các bytes. Nó được khai báo với từ khóa string

Một giá trị boolean được lưu trữ và khởi tạo bằng từ khóa bool

Go cũng hỗ trợ những dữ liệu kiểu số phức tạp, chúng có thể được khởi tạo với từ khóa complex64complex128

var a bool = true
var b int = 1
var c string = 'hello world'
var d float 32 = 1.222
var x complex128 = cmplx.Sqrt(-5 * 12i)

Array, Slices, and Maps

Một mảng là một tập hợp trình tự các phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Mảng có một chiều dài cố định được định nghĩa lúc khởi tạo, vì thế, nó không thể mở rộng hơn chiều dài đó. Một mảng có thể được định nghĩa như sau:

var a [5]int

Chúng ta cũng có thể khai báo mảng đa chiều như sau:

var multiD [2][3]int

Mảng trong Go không cung cấp khả năng để lấy ra một mảng con. Để làm điều đó, Go có một kiểu dữ liệu gọi là slice

Slice lưu trữ một chuỗi các phần tử có thể được mở rộng bất cứ lúc nào. Khai báo slice cũng giống như khai báo array trong Go, chỉ khác là khi khai báo slice chúng ta không cần phải khai báo độ dài của slice hay số phần tử, ví dụ:

var b []int

Dòng khai báo trên sẽ tạo ra một slice với độ dài bằng 0 và số phần tử bằng 0. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể khai báo slice với độ dài hay số phần tử nhất định bằng câu khai báo dưới đây:

numbers := make([]int, 5, 10)

Đoạn code trên sẽ khởi tạo một slice có độ dài là 5 và sức chứa là 10

Chúng ta có thể nghĩ slice như là một lớp của array. Slice sử dụng array như là một cấu trúc cơ bản. Một slice thì sẽ có 3 thành phần: "sức chứa, độ dài, và một con trỏ tới mảng" như hình bên dưới:

Chúng ta có thể tăng sức chứa của slice bằng cách sử dụng chức năng append hoặc copy. Append sẽ thêm giá trị vào cuối slice và sẽ tăng sức chứa của slice nếu cần

numbers = append(numbers, 1, 2, 3, 4)

Một cách khác nữa để gia tăng sức chứa của slice là sử dụng chức năng copy. Sử dụng copy sẽ tạo ra một slice mới với sức chứa lớn hơn slice cũ và sao chép toàn bộ phần tử của slice gốc

// create a new slice
number2 := make([]int, 15)
// copy the original slice to new slice
copy(number2, number)

Chúng ta cũng có thể tạo một slice con của một slice. Ví dụ:

// initialize a slice with 4 len and values
var number2 = []int{1, 2, 3, 4}
fmt.Println(number2) // => [1, 2, 3, 4]

// create sub slices
slice1 := number2[2:]
fmt.Println(slice1) // => [3, 4]

slice2 := number2[:3]
fmt.Println(slice2) // => [1, 2, 3]

slice3 := number2[1:4]
fmt.Println(slice3) // => [2, 3, 4]

slice4 := number2[2:4]
fmt.Println(slice4) // => [3, 4]

slice5 := number2[number2[0]:number2[len(number2)-1]]
fmt.Println(slice5) // => [2, 3, 4]     

Đến đây là kết thúc phần 1 của bài viết, các bạn cùng chờ đón phần 2 nhé!

Bài viết gốc: Learning Go - from zero to hero


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí