+1

Làm sao để người quản lý chất lượng có thể trở thành một trong những tác nhân thay đổi của tổ chức

Hãy dành một chút thời gian và suy nghĩ về những khó khăn đã và đang xảy ra đối với công việc của bạn. Có thể đã tồn tại 1 số công cụ hoặc quy trình nào đó đang kìm giữ sự phát triển của chính bạn hoặc tổ chức.

Bây giờ hãy xem xét những gì bạn sẽ làm với những khó khăn đó. Thật dễ dàng để ngồi lại và phàn nàn, nhưng sẽ có lợi hơn khi phá vỡ những điều đó nếu bạn tìm ra được cách thay đổi những vẫn đề khó khăn đang tồn tại. Vậy làm thế nào để bạn khiến các nhà lãnh đạo hiểu rằng chất lượng phần mềm là một ưu tiên quan trọng và việc thay đổi có thể giúp tiếp cận thị trường nhanh hơn với những người dùng phần mềm?

Theo Adam Satterfield, Quality Leader của Anthem, với những kỹ năng và kỹ thuật phù hợp, bạn có thể trở thành một tác nhân thay đổi hiệu quả trước những vấn đề này. Trong một hội thảo trực tuyến gần đây, Satterfield đã chia sẻ lời khuyên của mình để truyền cảm hứng cho những thay đổi tích cực. Chúng tôi đã tóm tắt các bài học quan trọng dưới đây.

1. Xác định những điều cần thay đổi

Nói chung, có ba loại thay đổi: Công cụ(Tools) , quy trình( processes ) và con người. Quan trọng nhất, điều dẫn đến những thay đổi cần có này có thể đến từ bất cứ nơi nào trong công ty/tổ chức, vì các tác nhân thay đổi có thể là người làm, người lãnh đạo hoặc thậm chí người ngoài bị ảnh hưởng bởi các quy trình của bộ phận khác.

Khi bạn nghĩ về những gì trong công ty/tổ chức của bạn cần thay đổi, một trong những điều tốt nhất để bắt đầu là khiếu nại. Ngoài ra, hãy sử dụng mô hình “Start, Stop, Continue” có thể giúp xác định các cơ hội thay đổi. Lấy từ các Agile retrospectives, mô hình này cung cấp một cách đơn giản bắt đầu câu chuyện về các vấn đề cần quan tâm như sau: những gì mà team của bạn nên ngừng làm (vì công cụ/quy trình/con người ..không hoạt động tốt), nhóm của bạn nên bắt đầu làm gì (vì nên thực hiện thay đổi để cải thiện vấn đề ) và nhóm của bạn nên làm gì tiếp tục làm (vì nó đang hoạt động tốt).

2. Thực hiện thay đổi: Làm cho chất lượng phần mềm trở thành ưu tiên quan trọng

Khi bạn đã xác định được một cơ hội để thay đổi, vẫn còn một con đường dài phía trước bạn để biến sự thay đổi đó thành hiện thực. Nó sẽ không luôn luôn dễ dàng, nhưng khi bạn đi đến cuối cùng, nó thực sự rất bổ ích và đáng để thực hiện.

Để thay đổi diễn ra, hãy bắt đầu từ những điều sau:

Hiểu biết về những đối tượng cần thuyết phục trong quá trình thay đổi

Để có được những thay đổi, bạn cần hiểu đối tượng mình cần thuyết phục, bao gồm các loại bằng chứng có khả năng thuyết phục họ nhất và cách tốt nhất để trình bày bằng chứng đó cho họ. Trong trường hợp này, sử dụng phương pháp tiếp cận đối tượng là gì? (1 cách có tên gọi là WIFM có thể giúp bạn đóng khung các tranh luận của mình xung quanh những gì khán giả quan tâm nhất và hiểu tại sao sự thay đổi sẽ tác động tích cực đến họ.

Hiểu đầy đủ vấn đề:

Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị để thực hiện mọi ý tưởng bằng cách biến nó thành các bước hành động. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu được gốc rễ của vấn đề (ví dụ các rủi ro có thể xảy ra: lãng phí công sức, lãng phí tiền bạc, chất lượng thấp) và giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Cụ thể, bạn nên hiểu các ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp của bạn (ví dụ: thu hút khách hàng mới, phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại) và điều chỉnh kết quả của thay đổi với các mục tiêu đó.

Phát triển kĩ năng diễn đạt

Bạn hãy cải thiện khả năng diễn đạt/giải thích chính xác những gì bạn muốn làm. Bạn cần bắt đầu với cách đặt vấn đề đang xảy ra ở hiện tại, đề xuất để giải quyết vấn đề đó và tác động tích cực của việc thực hiện thay đổi đó. Về cơ bản, bạn cần trả lời các câu hỏi: "Tại sao và ở chỗ nào chúng ta đang gặp vấn đề?" Và làm thế nào để thay đổi làm giảm bớt những vấn đề đó?

3. 1 số tip để thay đổi hiệu quả

Bạn có thể sẽ gặp phải những va chạm trên đường dọc hành trình của mình để thay đổi, nhưng điều đó hoàn toàn bình thường. Trên đường đi, có một số tip mà bạn có thể thực hiện để giảm bớt những thách thức này và thực hiện thay đổi thành công:

Đừng bỏ cuộc:

Thay đổi giống như trật khỏi đường ray. Cho dù vấn đề có thể là rất lớn nhưng các nhà lãnh đạo không muốn thay đổi hoặc chỉ đơn giản chỉ là những hiểu lầm về nhu cầu, bạn không thể để câu trả "không" kết thúc cuộc hành trình của mình. Nếu bạn thực sự tin tưởng vào sự thay đổi và tác động tích cực mà nó sẽ tạo ra, đừng từ bỏ. Khi đối mặt với bất kỳ sự trật bánh nào, hãy xem xét việc xoay vòng và sắp xếp lại cuộc trò chuyện hoặc tìm nơi khác trong tổ chức của bạn để được hỗ trợ khi cần thiết.

Tìm một đối tác hoặc nhóm:

Thay đổi không phải là một hành trình đơn độc. Hãy tìm kiếm những đồng minh trong toàn tổ chức của bạn, những người có cùng đam mê và có thể giúp đại diện cho ý tưởng của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng sự thay đổi là quan trọng nhưng sẽ khó vượt qua 1 mình, bạn càng có nhiều người ở bên, bạn sẽ càng có lợi.

Học hỏi từ những thành công trong quá khứ:

Nói chuyện với những người trong tổ chức của bạn, những người đã thực hiện thành công thay đổi và hỏi họ những trở ngại nào họ phải vượt qua. Sau đó học tập những kinh nghiệm từ họ để hỗ trợ nhcho những vấn đề của riêng bạn.

Thực hiện thay đổi từ dưới lên trên

Nếu bạn là người lãnh đạo, hãy cho phép team của bạn thực hiện những thay đổi này từ đầu đến cuối và để những thay đổi đi từ dưới lên. Nó là 1 cách để bạn theo dõi những thay đổi 1 cách tổng thể hiện tại và sau này.

4. Bạn đã sẵn sàng để thay đổi chưa?

Điều cần thiết là phải nhớ rằng có trở thành một tác nhân thay đổi hay không là tùy thuộc vào bạn. Cơ hội không chờ đợi bất cứ ai, và nó có thể vượt qua bạn một cách nhanh chóng, vì vậy khi bạn thấy một cơ hội để thay đổi, hãy đứng dậy và nắm lấy nó.

Bạn cần biết điều gì khác để mang lại thành công cho tổ chức của mình và vượt qua mọi rào cản có thể phát triển hết khả năng của mình.

Bài viết được dịch từ trang : https://www.qasymphony.com/blog/testers-can-become-agents-change/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí