+1

Làm sao để giữ chân được các tester giỏi ?

Vài ngày trước, tôi đã nhận được 1 câu hỏi khá thú vị.

“Tôi đã bị thu hút bởi trang web của bạn vì có vẻ như bạn thực sự đam mê và yêu thích công việc test. Trong tổ chức của tôi, chúng tôi thấy rằng thật khó để giữ những tester giỏi. Đa số các tester có kỹ năng thực sự luôn tìm kiếm sự thay đổi và muốn thoát khỏi công việc test vì một số lý do nào đó. Tôi rất muốn nghe nếu bạn có bất kỳ ý tưởng nào về cách giữ chân những tester giỏi?”

Đầu tiên tôi sẽ nói về vấn đề tỷ lệ nghỉ việc cao đối với tất cả các nhân viên và sau đó tôi sẽ quay lại vấn đề

“Làm sao để giữ các tester giỏi trong các vị trí công việc test”

Sự biến động nhân sự 0% chỉ là một sự tưởng tượng và không thực tế trong thế giới cạnh tranh hiện tại. Biến động nhân sự ở một mức độ nhất định là ok. Tuy nhiên, sự biến động tăng lên trong bất cứ công ty nào cho thấy một số vấn đề nghiêm trọng.

Mặc dù tôi không phải là 1 chuyên gia HR để làm giảm tỷ lệ nghỉ việc, tôi sẽ đề xuất một số biện pháp phổ biến từ góc độ nhân viên, cái mà có thể làm giảm sự biến động này đến một mức độ nhất định.

Những biện pháp này sẽ có thể được áp dụng cho mọi công ty và nhân viên. Ngoài ra, chúng tôi đang trong bối cảnh kiểm thử phần mềm nên tôi sẽ tập trung hơn vào cách giữ chân những tester giỏi.

Tôi sẽ đề cập đến từng giải pháp mà chúng ta có thể cố gắng để giữ 1 tỷ lệ nghỉ việc thấp. Vì vậy, hãy ngồi thư giãn vì đây sẽ là một bài viết dài.

Ai sẽ nhận được sự giúp đỡ từ bài viết này?

Bài viết này sẽ giúp quản lý Công ty, các manager, trưởng nhóm phát triển và test và tất nhiên cho những tester giỏi, những lãnh đạo trẻ.

Những ảnh hưởng của nghỉ việc cao trong công ty là gì?

  • Có thể mất các dự án trong tầm tay - vì khách hàng không hài lòng với tỷ lệ nghỉ việc cao

  • Gánh nặng tài chính của công ty

  • Chi phí tuyển dụng nhân viên mới

  • Chi phí đào tạo nhân viên mới

  • Thời gian tăng tốc trong các dự án mới

  • Khối lượng công việc trên nhân viên hiện có

  • Năng suất nhân viên thấp do công việc không ổn định và làm thêm giờ

Đây là một vài nhược điểm quan trọng của tỷ lệ nghỉ việc cao.

Làm thế nào để giảm tỷ lệ nghỉ việc?

Đầu tiên, chúng ta hãy đi đến nguyên nhân chính của việc “vì sao nhân viên rời khỏi công ty?”

Lý do chính là vì “thiếu sự đánh giá cao cho công việc khó khăn của họ”. Ý tôi là nếu công ty không quan tâm đến nhân viên thì tại sao họ lại ở lại công ty như vậy?

Hãy nhớ ‘nhiều tiền hơn’ không phải lúc nào cũng là giải pháp! Ngày nay nhân viên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống và nhu cầu của gia đình họ.

Dưới đây là một số giải pháp cho tỷ lệ nghỉ việc cao:

  • Thuê đúng người vào đúng các vị trí

  • Hiểu nhu cầu của nhân viên và mang nó đến với họ

  • Tôn trọng họ

  • Luôn đánh giá cao công việc tốt

  • Thường xuyên yêu cầu đầu vào của nhân viên và có hành động thích hợp

  • Cung cấp các cơ hội đào tạo để có được kiến thức nâng cao

  • Trở thành nhân viên theo định hướng

  • Không khí làm việc dễ chịu

  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp

  • Giá trị sáng tạo của nhân viên

  • Tính an toàn trong công việc

Điều cuối cùng là rất quan trọng. Nhân viên của bạn nên cảm thấy an tâm về công việc của họ. Nếu bạn không thể cung cấp tính an toàn trong công việc hoặc ít nhất là cảm giác an toàn trong công việc trong tâm trí của các nhân viên thì công ty của bạn xứng đáng với tỷ lệ nghỉ việc cao.

Đây là một số giải pháp ngắn gọn. Hãy nắm lấy một số giải pháp thiết thực.

Động lực:

Bất kỳ software team nào cũng nên có những người có động lực và kỹ năng cao. Động lực tốt đến từ sự lãnh đạo tốt. Sự lãnh đạo tốt được cung cấp bởi các team leader và manager có thể làm giảm tỷ lệ nghỉ việc. Trong sự nghiệp của tôi, tôi quan sát đã có nhiều nhân viên rời khỏi công ty chỉ vì ông chủ của họ.

Một số yêu cầu không thực tế hoặc thiếu động lực và sự lãnh đạo có thể khiến nhân viên suy nghĩ về việc thay đổi vị trí và sự nghiệp của họ.

Vì vậy, các leader nên thúc đẩy và tiếp thêm năng lượng cho các đồng nghiệp khi họ mất hết hy vọng.

Tăng lương

Cung cấp cho họ một gói trả lương và phúc lợi tốt.

Vui vẻ trong công việc:

Như tôi đã nói tiền không phải lúc nào cũng là giải pháp, niềm vui trong công việc cũng rất quan trọng. Chỉ có nhiều tiền hơn không thể thúc đẩy team nếu bạn không có 1 văn hóa vui vẻ trong công ty của mình.

Tôi tin vào văn hóa “Work hard, Play hard”, vì vậy hãy lên kế hoạch cho một số hoạt động thể thao, các chuyến đi ngoài trời, các cuộc thi khác nhau giữa các team khác nhau, vv. Có thể có rất nhiều hoạt động như vậy, việc đó có thể đóng vai trò tĩnh dưỡng cho nhân viên.

Giúp giải quyết vấn đề cuộc sống của nhân viên:

Ý tôi là từ điều này là giúp nhân viên cung cấp sự ổn định trong cuộc sống của họ. Tôi biết đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản nhưng công ty có thể giúp đỡ nhân viên bằng cách cung cấp bảo hiểm y tế, cơ sở y tế cho nhân viên. Nhà ở là ưu tiên hàng đầu của hầu hết các nhân viên. Vì vậy, giúp họ có được chỗ ở tốt.

Vậy làm thế nào để giữ các tester ở những vị trí tốt. Hãy đến với vấn đề của các tester.

Các nguyên nhân than phiền phổ biến từ các tester là gì?

“Đôi khi cái tôi của các developer quá lớn vì họ giỏi hơn các tester”

“Tester chịu trách nhiệm cho mọi lỗi”

“Lỡ tiến độ do các tester”

“Các tester không được tôn trọng”

“Quản lý không xem họ ngang bằng với các developer”

Đây là một số nguyên nhân than phiền phổ biến từ các tester và điều này khiến họ cảm thấy không yên tâm trong công việc, ảnh hưởng đến công việc hàng ngày và có thể dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao.

Quản lý cần giải quyết những nguyên nhân này sớm trước khi các tester rời khỏi công ty. Giải pháp là - tổ chức team của bạn một cách hiệu quả, cải thiện giao tiếp giữa các developer, các tester và quản lý. Điều này sẽ dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn và giải quyết được nhu cầu của các tester.

Dưới đây là các bước nhỏ, cái mà có thể giữ các tester tài năng ở lại vị trí của họ:

Cung cấp cho họ khóa đào tạo:

Đào tạo tất cả các tester của bạn. Cung cấp cho họ những khóa đào tạo miễn phí, nếu không thể thì với chi phí rẻ. Cung cấp một số khóa học, hội thảo và sách để học. Tài trợ và giúp họ có được các chứng chỉ kiểm thử phần mềm.

Đánh giá cao công việc:

Đừng đi đằng sau số lượng bug. Nhìn vào chất lượng của các bug và đánh giá cao cách mà tester làm việc chăm chỉ để tìm ra nó. Thường xuyên comment tích cực về công việc từ các team.

Thưởng cho các tester cho việc tìm ra các bug chất lượng tốt. Giữ một số cuộc thi hàng tuần hoặc hàng tháng như “Bug of the week” để thưởng cho các tester. Điều này sẽ giúp xây dựng một team QA thành công.

Đặt ranh giới hữu hạn cho mọi thứ:

Mục tiêu của bạn nên có ranh giới rõ ràng và tiêu chí hoàn thành. Đặt mục tiêu, những thứ không bao giờ có kết thúc có thể trở thành một task nhàm chán. Đừng để team cảm thấy rằng công việc test này sẽ diễn ra mãi mãi mà không có bất kỳ mục tiêu mong muốn nào.

Xem mọi bug như là 1 cơ hội học tập:

Đừng làm tester khó chịu về các bug xảy ra. Làm cho những bug này như một cơ hội học tập. Hãy cho họ biết lý do tại sao họ bỏ qua bug đó. Bằng cách này, họ sẽ học hỏi từ những sai lầm của mình và sẽ không lặp lại sai lầm đó ít nhất là cho cùng một bug.

Đừng biến việc test thành một nhiệm vụ lặp đi lặp lại:

Đôi khi chúng ta cảm thấy buồn chán khi làm điều tương tự lặp đi lặp lại. Công việc kiểm thử liên quan đến một nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Vì vậy, hãy cẩn thận phân phối công việc của bạn để không có tester nào sẽ thực hiện cùng một test case lặp đi lặp lại trên bất kỳ dự án nào.

Chọn ngẫu nhiên công việc test trong team, theo cách này, team sẽ có được kiến thức về toàn bộ sản phẩm, giúp tìm ra nhiều bug hơn. Một giải pháp tốt để tránh công việc lặp đi lặp lại là luân chuyển nhân viên có kinh nghiệm trong nội bộ trong các dự án khác nhau.

Tạo mối quan hệ tốt giữa các tester và các developer:

Các tester cần hăng hái và hỗ trợ để tìm ra thật nhiều bug để bản phát hành cuối cùng không có bug. Xây dựng một team tester và developer mạnh. Đối xử với mọi người tương tự nhau.

Đừng quên ăn mừng:

Kỷ niệm từng khoảnh khắc thành công. Điều này sẽ giúp xây dựng một tinh thần đồng đội tốt. Tổ chức bữa tiệc release sản phẩm để công nhận thành tựu.

Phần kết luận

Thể hiện sự đánh giá cao của bạn cho những nhân viên làm việc chăm chỉ. Đây là chìa khóa cho một doanh nghiệp thành công. Cho nhân viên của bạn thấy rằng bạn cam kết đáp ứng nhu cầu của họ.

https://www.softwaretestinghelp.com/how-to-retain-employees-and-keep-low-attrition-rate/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí