Kỹ thuật SEO cơ bản
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 9 năm
Metadata được biết như là “dữ liệu của dữ liệu” (“data about data”) và một trong những cách để thể hiện metadata trên web đó là sử dụng thẻ <meta>. Nội dung của thẻ meta dùng mô tả những thông tin chung của văn bản HTML, điều mà không thẻ nào khác có thể làm được tương tự. Thêm vào đó, thẻ meta còn có thể dùng để giả lập một HTTP header được trả về (respone) như việc chuyển hướng (redirect) người dùng đến một trang khác, với những thuộc tính như http-equiv và charset , kèm theo những thông tin chi tiết được mô tả đầy đủ trên trang Mozilla Developer Network. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề về SEO và lượt truy cập của website hãy bắt đầu lướt qua những điều cơ bản khi sử dụng những thẻ meta .
http://www.ff-team.com/wp-content/uploads/2014/03/meta-tags.jpg
Tại sao thẻ Meta lại quan trọng trong văn bản HTML ?
Trước đây thẻ meta được sử dụng để các bộ máy tìm kiếm (Search Engines) đánh chỉ mục (index) cho các trang web dựa trên tiêu đề (title), mô tả (description), và cả những từ khóa (keywords). Nhưng đó là trong một thế giới hoàn hảo, mọi người đều sử dụng đúng mục đích và công bằng, khi đó thẻ meta sẽ mang lại những lợi ích tích cực và thiết thực (đại loại như giảm chi phí tìm kiếm, nhận biết website dễ dàng thông qua việc đọc header và các thẻ meta, v.v…).
Tuy nhiên, do sự lạm dụng của một vài website như việc nhồi nhét những từ khóa phổ biến vào thẻ meta với mong muốn được tìm thấy dễ dàng trong kết quả tìm kiếm (mục đích là gì thì ai cũng biết). Google thừa sức biết điều này, dẫn đến việc năm 2009 Google công bố họ không sử dụng thẻ meta với từ khóa (keywords) hoặc mô tả (description) trong thuật toán (algorithms) tìm kiếm và đánh giá hạng (ranking) website trong kết quả tìm kiếm nữa.
Thậm chí nếu nghĩ rằng mô tả (description) trong thẻ meta giúp hiển thị một phần thông tin của website trong kết quả tìm kiếm có thể giúp tăng hạng website, thì xin đính chính rằng điều đó không có ý nghĩa gì cả và nó không có tác dụng trong việc bộ máy tìm kiếm đánh giá hạng và thứ tự kết quả trả tìm kiếm về của website.
Điều đó có nghĩa là khi người dùng tìm kiếm và trong kết quả tìm kiếm trả ra họ sẽ đọc được thông tin mô tả này để quyết định xem có nên vào website này hay không, điều đó đồng nghĩa với việc meta description đơn giản chỉ viết để cho người đọc chứ không phải là cho robots của Google đọc.
Cho nên một mô tả (description) đầy đủ thông tin và tốt không giúp thăng hạng website nhưng nó lại là thứ giúp người dùng biết được thông tin chung tổng quan của website và quyết định có click vào link dẫn tới trang website hay không, và việc đó giúp tăng lượng truy cập. Vậy tính ra website cũng sẽ thăng hạng nhưng theo một cách khác, đó là thông qua lượt click vào dường dẫn trên quả tìm kiếm và điều này thì lại giúp website thăng hạng. Vấn đề là bạn phải viết mô tả (description) làm sao để người dùng đọc vào cảm thấy có hứng thú, có sự hấp dẫn để click vào được dẫn tới website.
Meta Description display in Search result
Thêm một điều quan trọng nữa là không phải tất cả mọi người trên thế giới đều sử dụng Google, Bing và Yahoo để tìm kiếm. Bên cạnh đó vẫn còn một vài ông lớn khác trong lĩnh vực tìm kiếm (mặc dù không muốn nhắc nhưng đại như Baidu của TQ) và họ sử dụng những thẻ meta cho việc đánh trọng số trong bộ máy tìm kiếm để đánh giá và thứ tự cho các website được trả về trong kết quả tìm kiếm. Nếu bạn muốn website của bạn có lượt truy cập nhiều từ TQ thì hãy tận dụng những thẻ meta description. Cách sử dụng các thẻ meta khác nhau
Các thẻ meta được phân biệt bởi giá trị của thuộc tính name được đặt đúng tên và đúng chuẩn (tham khảo ở đây).
Thẻ meta descriptions là thẻ được sử dụng phổ biến nhất :
<meta name="description"
content="A general guide on the use of meta tags in html pages">
Trong trường description bỏ trống (hoặc không có thẻ meta description), bộ máy tìm kiếm sẽ tự phát sinh ra một meta description lấy từ nội dung của website để đưa vào kết quả tìm kiếm.
Thẻ meta có thể dùng để chứa thông tin tên tác giả của website.
<meta name="author" content="TakiNT">
Thuộc tính charset được dùng để chỉ rõ bộ mã ký tự được sử dụng cho nội dung của webiste. Một trang HTML chỉ có thể có một bộ ký tự (charset). Các website phổ biến thường sử dụng bộ ký tự UTF-8.
<meta charset="UTF-8">
Bạn có thể xem thêm thông tin về các bộ mã ký tự khác trên W3C. Dùng thay thế các HTTP Header
Như đã đề cập ở đầu bài thẻ meta còn có thể sử dụng để làm nhiệm vụ của các HTTP header như chuyển hướng (redirect) và làm mới (refresh) lại website.
<meta http-equiv="refresh" content="5;url=http://www.ff-team.com/">
Giá trị của thuộc tính content trong ví dụ trên chỉ định thời gian chờ (interval) được tính bằng giây, (5 giây) để nhiệm vụ refresh website được thực thi. Đường dẫn (URL) có thể được để giống như trên hoặc thay đổi tùy thuộc vào việc bạn muốn refresh website hay chuyển hướng (redirect) người dùng đến một nơi khác, nếu để trống giá trị URL thì mặc định sẽ là refresh website. Những cách dùng cũ không còn dùng nữa
Cách sử dụng thẻ meta đã phát triển qua nhiều năm và có một số cách dùng cũ không nên áp dụng nữa vào thời điểm hiện tại. Ví dụ như :
<!-- don't use this! -->
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8" />
Đây là một phiên bản rất cũ trong việc khai báo bộ mã ký tự đã từng được dùng rất phổ biến trong XHTML. Như đã trình bày ở trên việc khai báo bộ mã ký tự đã được đơn giản đi rất nhiều, và không còn rườm rà như cách khai báo này.
Thẻ meta không dùng để chứa thông tin bản quyền nội dung. Trong chuẩn không có vụ này.
<!-- don't use this! -->
<meta name="copyright" content="FF Team" />
Thay vào đó bạn có thể chỉ ra thông tin bản quyền nội dung bằng cách sử dụng thẻ link đưa vào đường dẫn đến trang thông tin về bản quyền hoặc vị trí thông tin về bản quyền trên website. Cách khai báo như sau: 1
<link rel="copyright" href="copyright.html">
Cuối cùng, mặc dù còn rất nhiều website sử dụng thẻ meta keywords nhưng bộ máy tìm kiếm của Google không sử dụng những giá trị của thẻ này trong thuật toán đánh giá và hiển thị kết quả tìm kiếm. Thực tế hơi phủ nhưng Google không bao giờ dùng cái gọi là từ khóa (keywords) trong thuật toán tìm kiếm của họ.
<meta name="keywords" content="web,design,html,css,html5,development">
Google đã từng nói rằng sẽ rất khó để thay đổi điều này trong tương lai, cho nên bạn đừng bận tâm nhiều với meta keywords.
Nhưng một trong những điều quan trọng đã nói ở trên đó là Baidu (lại phải nhắc thằng này) công cụ tìm kiếm của TQ lại sử dụng meta keywords trong bộ máy tìm kiếm của họ và nó lại là yếu tố quan trọng trong đó, vì vậy nếu lượng truy cập website của bạn phần nhiều đến từ TQ thì bạn nên bận tâm một chút đến meta keywords nhưng hãy cẩn thận tránh sử dụng những từ khóa (keywords) không cần thiết và nhồi nhét quá nhiều vào meta keywords.
Túm lại, là việc sử dụng thẻ meta theo những cách cũ đã lỗi thời không ảnh hưởng nhiều đến việc lên xuống hạng của website, nhưng nếu để ý sẽ thấy việc đó làm cho website bị thêm vào những đoạn code không cần thiết, vì vậy tốt nhất là tránh sử dụng những cách cũ thay vào đó là sử dụng những cách mới đã được đưa vào chuẩn. Sử dụng với Social Media (Open Graph, Twitter Cards, và Schema.org)
Với việc ngày càng phát triển của các mạng xã hội, thẻ meta lại được dịp thể hiện vai trò của mình. Open Graph của Facebook cho phép bạn chỉ rõ nội dung chia sẻ nào sẽ hiển thị lên dòng thời gian (timeline) của người dùng, và những thẻ meta giúp bạn kiểm tra thông tin về website của bạn được chia sẻ như thế nào trên Facebook thông qua Insights.
Facebook Shared content
<meta property="og:title" content="The best site">
<meta property="og:image" content="link_to_image">
<meta property="og:description" content="description goes here">
Thông tin và hướng dẫn chi tiết xin mời vào Facebook’s Open Graph documentation.
Giống như Open Graph, Twitter có Twitter cards (sử dụng name="twitter:title" hoặc name="twitter:url") và Google+ thì dùng Schema.org (sử dụng itemscope và itemprop).
Open Graph đã trở nên quá phổ biến, phần lớn các mạng xã hội mặc định đều dùng Open Graph. Trong trường hợp không có hoặc không tìm thấy các thẻ meta trong nội dung được chia sẻ, hoặc thẻ meta chỉ định Open Grap bị thiếu, thì Open Graph sẽ tự tạo và gắn những giá trị mặc định vào cho những thẻ meta bị thiếu. Các công cụ hỗ trợ Metadata
Sự dụng các công cụ làm Metadata không đòi hỏi kiến thức sâu về HTML hoặc các công nghệ web. Vì vậy bạn vẫn có cách để thao tác với Metadata (dành cho các bạn làm SEO) mà không cần phải vọc nhiều vào code web.
Nếu bạn dùng WordPress, bạn có rất nhiều lựa chọn trong việc tạo các Metadata khi viết bài, khá nổi tiếng có WordPress SEO by Yoast. Joomla và Drupal cũng hỗ trợ đưa các thông tin liên quan đến meta thông qua việc sử dụng các plugin và module. Nếu không muốn xài những công cụ cài đặt kiểu tích hợp vào website thì có thể sử dụng những cộng cụ tạo thẻ meta trực tuyến.
Chia sẻ cá nhân : Thẻ meta không giải quyết hết các vấn đề về SEO và lượt truy cập, nhưng nó lại đóng vai trò khá quan trọng trong việc SEO và làm tăng lượt truy cập. Nếu đang có một website và muốn giám sát hiệu suất của website thì bạn hãy đăng ký một tài khoản trên Google Webmaster Tools. Sử dụng công cụ này bạn sẽ được thông báo khi có bất kỳ một lỗi nào trong việc thu thập dữ liệu liên quan đến việc sử dụng không đúng các thẻ meta.
Nguồn: TakiNT ff-team.
All rights reserved