+3

Khái quát về Offshore và nhu cầu BrSE (1/3)

BrSE(Kỹ sư cầu nối) không phải là tên một kỹ thuật trong phát triển Offshore, mà là một công việc, chức vụ. Một engineer đảm nhiệm chức vụ BrSE trước hết phải có hiểu biết rõ về ngôn ngữ, văn hoá của 2 quốc gia, đóng vai trò trung gian (cầu nối) góp phần điều chỉnh, định hướng dự án vận hành một cách trơn tru. Trong series bài viết này, mình sẽ giới thiệu qua với các bạn về những skills cần thiết đối với một BrSE, và xu hướng ngày một tăng về nhu cầu với BrSE hiện nay.

Vai trò BrSE và những kỹ năng cần thiết

BrSE được ví như một key-man trong phát triển Offshore. Cũng có những trường hợp mà PM(Project Manager), Leader đảm nhiệm luôn cả vai trò BrSE, tuy nhiên thời gian trở lại đây thì các dự án thường có xu hướng tách biệt giữa PM và BrSE. Vậy thực tế thì người làm BrSE có vai trò gì, đảm nhiệm những công việc như thế nào trong dự án? Ngoài ra thì để trở thành một BrSE đúng nghĩa thì người engineer phải sở hữu những yếu tố, kỹ năng gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó.

Phát triển Offshore là gì?

Phát triển Offshore là cách thức phát triển hệ thống hay phần mềm thông qua việc order những công ty ở nước ngoài. Trong bài viết này mình sẽ nói tập trung về thị trường Nhật Bản - Việt Nam. Có rất nhiều mô hình làm việc trong Offshore và 2 mô hình phổ biến nhất hiện nay đó là: ・Các công ty bên phía Nhật Bản sẽ tiến hành define requirements, tạo design document, và công ty nước ngoài (Việt Nam) sẽ thực hiện giai đoạn phát triển hoàn thiện sản phẩm. ・Các công ty khách hàng Nhật Bản chỉ đưa ra yêu cầu là làm sản phẩm như thế nào. Còn từ giai đoạn thiết kế đến phát triển sẽ do phía công ty nước ngoài đảm nhiệm (phía Nhật Bản sẽ đảm nhận công đoạn test). Tuy nhiên thì dù cho là mô hình nào đi chăng nữa thì đều có 1 điểm chung cốt yếu là phía khách hàng Nhật Bản sẽ gửi yêu cầu đến phía Việt Nam. Cũng có trường hợp tương tự nhưng tất cả các giai đoạn đều được thực hiện trong nước (Nhật Bản) thì sẽ gọi là Nearshore.

Ưu và nhược điểm của phát triển Offshore

Trong phát triển Offshore thì sự thiếu hụt nhân lực engineer tại Nhật Bản đang ngày một gia tăng. Trong khi có những ưu điểm như giải quyết được vấn đề thiếu hụt nhân lực, tận dụng những engineer ưu tú, giảm chi phí, thì phát triển Offshore vẫn tồn tại những vấn đề như việc bị push deadline, schedule, output không như mong muốn, gây ra bởi sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, hay khoảng cách địa lý, thời gian. Mặc dù vẫn còn tồn tại những nhược điểm, khó khăn như vậy nhưng do có thể giảm thiệu chi phí một cách đáng kể nên xu hướng phát triển Offshore vẫn ngày một tăng cao. Tại sao lại có xu hướng tăng lên như vậy thì mình sẽ giải thích sau, còn trước hết mình muốn nói về việc để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng ở trên thì vai trò của BrSE càng trở nên quan trọng hơn.

Vai trò của BrSE giống như một cây cầu

Vai trò BrSE giống như chiếc cầu nối giữa Nhật Bản và công ty nước ngoài (Việt Nam) vậy. Để giải quyết những vấn đề như khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, khoảng cách địa lí, thời gian,... thì BrSE sẽ đóng vai trò trung gian giữa 2 phía (JP-VN), và thực hiện công việc chính là điều chỉnh, tư vấn. Nội dung công việc của BrSE thì cũng có một chút giống với PM nhưng khác hoàn toàn so với một thông dịch viên (communicator) thông thường. Nếu không có BrSE thì rất có thể sẽ phát sinh những phất đề như sự hiểu lầm giữa 2 bên dẫn đến việc sản phẩm làm ra sẽ khác hoàn toàn so với mong muốn ban đầu của khách hàng, hay release không đúng hạn, phải cắt bớt cả một số chức năng,... Tóm lại BrSE là một yếu tố không thể thiếu trong phát triển Offshore.

Bài viết thứ nhất trong series gồm 3 bài Khái quát về Offshore và nhu cầu BrSE đến đây là hết. Ở bài sau mình sẽ giới thiệu với các bạn về những skills cần thiết của một BrSE, và cùng với việc tăng trưởng mạnh của phát triển Offshore thì nhu cầu về BrSE cũng đang tăng cao.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí