+2

Java cơ bản, biểu thức điều kiện từ cú pháp tới ví dụ, Sen ni ờ Java trong 72 giờ (Phần 2)

Xin chào, xin chào tất cả ace đã quay lại với Lập trình Java - Từ cơ bản tới nâng cao, từ Java core tới sử dụng thành thạo các Framework

ở bài trước Link tại đây mình đã giới thiệu kiến thức cơ bản để tất cả mọi người đều có thể hiểu và bắt đầu một cách nhanh nhất, nếu các ace đã và đang trong ngành IT vẫn hoàn toàn có thể coi như đây là một lần mình ôn luyện nhắc lại kiến thức

Okee phần tiếp theo

In Trô vào bài

Vẫn như mọi khi, ace chuẩn bị Trà, Nước đầy đủ, lau ghế dọn bàn và ngồi ngay ngắn 😅😅 để mình cùng tìm hiểu, ôn luyện -> nâng cao kiến thức.

Văn ôn võ luyện

Let's go

bài trước mình tin rằng với bất kỳ ai chỉ cần đã tiếp xúc, làm quen với máy tính cũng đã có thể viết những dòng code Java đầu tiên.

Khoan dừng khoảng chừng là 5s , ace có thấy thiếu xót một thứ vô cùng quan trọng không???? 🤔🤔🤔🤔

anh em có biết đó là cái gì không,


Vâng đó chính là IDE (integrated development environment) công cụ để anh em có thể viết code.

Vẫn là Chiểu theo giáo trình trên giảng đường thì chín chín phẩy không chính ace sẽ được code trên IDE cũng khá là đời đầu:

  • NetBean

Nhưng tới với dohv -> Blog cá nhân của mình link: tại đây .

Mình sẽ giới thiệu tới mọi người IDE intellij được cộng đồng ace Java dùng rất nhiều cũng phải chín chín phẩy không chính (mình ghi vào thế thôi vì với nhiều năm đi làm của mình ace đề dùng IDE này chứ không có số hay bài khảo sát nào để chứng minh 😂😂😂😂😂)

Ace có thể tải và cài đặt từ Link

Các Biểu Thức Điều Kiện Trong Java

Nếu anh em đọc bài trước thì mình có nhắc tới { } hay cũng có thể viết thế này

{

}

Nó là phần thân của phương thức trong Java, chính là nơi xử lý logic nghiệp vụ

Để xử lý được đúng nghiệp vụ yêu cầu của đề bài thì Java có cung cấp cho chúng ta

1. Biểu thức điều kiện If-else

Cú pháp:

if(biểu_thức_kết_quả_đúng_sai) {
   // thực thi nếu biểu thức đúng
}else {
   // thực thi khi biểu thức sai
} 

Ví dụ: 

public class IfElseStatement {
    
    public static void main(String args[]) {
            
        if(1 = 1) {
           System.out.println("1 = 1 là đúng");
        } else {
           System.out.println("kết quả không đúng");
        }
        
    }
} 

Biểu đồ Flow diagram

image.png

2. Biểu thức switch

Biểu thức này có một biểu thức/giá trị đầu vào -> ta chưa biết cụ thể kết quả cuối cùng/giá trị cuối cùng là bao nhiêu chỉ là ta phỏng đoán các kết quả cuối cùng có thể đúng hoặc không đúng.

mỗi kết quả đó là 1 case (trường hợp) và xử lý cho case kết thúc với từ khóa break

TH: không có kết quả đúng, ta có 1 case đó default

Cú pháp:

switch(biểu_thức) {
   case value :
      // code
      break; 
   
   case value :
       // code
      break; 
   
   default :
      // code
}

Flow Diagram

image.png

3. Vòng lặp While

2 biểu thức mình if - elseswitch-case giới thiệu ở phía trên chỉ thực thi và xử lý code duy nhất 1 lần còn với

Vòng lặp while có đầu vào là một biểu thức trả kết quả đúng sai, Biểu thức trả kết quả true máy tính sẽ thự hiện code trong vòng lặp cho tới khi biểu thức đầu vào trả kết quả là false thì dừng. ( kết quả đúng thì làm, làm tới khi nào biểu thức đầu vào trả kết quả sai thì không làm nữa 😅😅😅😅😅 )

Cú pháp:

while(biểu_thức_đúng_sai) {
   // code xử lý logic
}

Flow Diagram

image.png

4. Vòng lặp do-while

Cũng tương tự như vòng lặp while ở phía trên, chỉ khác là do-while sẽ thực thi code trong vòng lặp trước và check điều kiện sau nếu điều kiện trả kết quả true thì thực hiện tiếp kết quả false thì dừng vòng lặp.

Cú pháp:

do {

   // code xử lý
   
} while(biểu_thức_đúng_sai);

image.png

5. Vòng lặp for

Là một kiểu vòng lặp mà máy tính sẽ thực thi code xử lý trong vòng lặp với một số lần được quy định sẵn.

Cú pháp:

for(kiể_dữ_liệu giá_trị_khởi_tạo; biểu_thức_đúng_sai; bước_tiến) {
   // Statements
}

ví dụ: với giá trị khởi tạo = 0, bước tiến đánh dấu tăng thêm một lần sau khi thực thi code và thự hiện 5 lần

for(int i=0; i <= 4; i++) {
   System.out.prinln("Hello")
}

Flow Diagram

image.png

Vòng lặp For each

Là một vòng lặp sử dụng cho một tập hợp các đối tượng, duyệt tuần tự từ đối tượng đầu tiên đến đối tượng cuối cùng trong tập hợp.

Cú pháp

for(đối_tượng giá_trị_tham_chiếu: tập_hợp_đối_tượng) {
   // code xử lý
}

Flow diagram

Ví dụ:


import java.util.Arrays;
import java.util.List;

public class Test {

   public static void main(String args[]) {
      List<Integer> numbers = Arrays.asList(10, 20, 30, 40, 50);

      for(Integer x : numbers ) {
         System.out.print( x );
         System.out.print(",");
      }
   }
}

6. Từ khóa break và continute

  • break sử dụng để ngắt một vòng lặp khi code xử lý trong vòng lặp đã đạt được kết quả mong muốn hoặc muốn kết thúc vòng lặp ngay lập tức khi thỏa mãn điều kiện

cú pháp:

break;

Ví dụ minh họa:

public class Test {

   public static void main(String args[]) {
      int x = 10;

      while( x < 20 ) {
         if(x == 15){
            break;		 
         }	     
         System.out.print("value of x : " + x );
         x++;
         System.out.print("\n");
      }
   }
}
  • continute khi gặp từ khóa này khi máy tính sẽ dừng thực thi những dòng code phía sau continute và bắt đầu thực hiện xử lý một lần lặp mới

Cú pháp:

continue;

Ví dụ minh họa:

public class Test {

   public static void main(String args[]) {
      int x = 10;

      while( x < 20 ) {
         x++;
         if(x == 15){
            continue;		 
         }   
         System.out.print("value of x : " + x );
         System.out.print("\n");
      }
   }
}

Bài viết hôm nay cũng khá dài, xin phép hẹn ace vào bài tiếp theo trong series

Mọi người cho mình xin 1 upvote + 1 follow để theo dõi nhiều hơn các bài viết từ mình nhé! 👋👋👋👋😀😀😀😀😀😀😀

Xin trân thanh cảm ơn!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí