+1

Introductory knowledge of Business Analyst

1. Business Analysis (phân tích nghiệp vụ) là gì?

Phân tích nghiệp vụ là hoạt động chuyên môn cho phép tạo ra sự thay đổi cho doanh nghiệp bằng cách định nghĩa nhu cầu và đề xuất giải pháp đem lại giá trị cho các stakeholders.

Phân tích nghiệp vụ có thể được thực hiện trong dự án, hoặc cũng có thể được thực hiện trong quá trình phát triển của doanh nghiệp và quá trình cải tiến liên tục. Phân tích nghiệp vụ có thể được sử dụng để nắm bắt hiện trạng, định nghĩa trạng thái trong tương lai và xác định các hoạt động cần thiết để chuyển từ hiện trạng thành trạng thái trong tương lai.

2. Business Analyst (BA) là gì?

BA chịu trách nhiệm tìm tòi, tập hợp và phân tích các thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trong doanh nghiệp. BA có trách nhiệm khai thác các nhu cầu thực sự của stakeholders để xác định các vấn đề gốc rễ hiện tại và nguyên nhân của nó. Việc khai thác nhu cầu thường liên quan đến việc đào sâu vào mong muốn của stakeholders để điều tra và làm rõ.

Các hoạt động cơ bản của một BA bao gồm:

  • Thấu hiểu vấn đề và mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy sự hợp tác giữa các stakeholders.
  • Phân tích nhu cầu và giải pháp.
  • Đưa ra chiến lược.
  • Thúc đẩy thay đổi.

Dưới đây là các công việc phổ biến sẽ thực hiện nhiệm vụ của một BA:

  • Business Architect
  • Business System Analyst
  • Data Analyst
  • Enterprise Analyst
  • Management Consultant
  • Process Analyst
  • Product Manager
  • Product Owner
  • Requirements Engineer
  • System Analyst

3. Mô hình khái niệm cốt lõi trong phân tích nghiệp vụ (BACCM)

Khái niệm cốt lõi Khái quát
Changes Là hành vi thay đổi theo nhu cầu. Thay đổi là công việc để cải thiện performance của doanh nghiệp. Việc cải thiện này được kiểm soát một cách hệ thống bởi hoạt động phân tích nghiệp vụ.
Needs Là vấn đề cần giải quyết hoặc các cơ hội. Có trường hợp nhu cầu thúc đẩy ý chí hành động của stakeholders để tạo ra thay đổi, cũng có trường hợp thay đổi sinh ra nhu cầu. Lý do là vì đã gây ra việc tăng hoặc giảm giá trị mà các giải pháp hiện có đem lại.
Solutions Là phương pháp cụ thể để đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu trong một bối cảnh nào đó. Giải pháp đáp ứng nhu cầu bằng cách giải quyết các vấn đề mà stakeholders gặp phải, hoặc cho phép stakeholders có thể tận dụng các cơ hội.
Stakeholders Là cá nhân hoặc nhóm người có mối liên quan đến thay đổi, nhu cầu, giải pháp. Trong nhiều trường hợp, stakeholders được xác định dựa trên quan điểm mối quan hệ lợi ích với thay đổi, tác động trực tiếp và tác động gián tiếp đến thay đổi. Các stakeholders được nhóm lại dựa trên mối quan hệ giữa nhu cầu, thay đổi và giải pháp.
Value Là giá trị, độ quan trọng, độ hữu ích đối với stakeholders trong một bối cảnh nào đó. Giá trị cũng được coi là lợi nhuận, lợi ích, cải tiến mang tính tiềm năng hoặc là đã thực hiện. Ngoài ra cũng có trường hợp giá trị là việc giảm thất thoát, giảm rủi ro, giảm chi phí. Giá trị bao gồm những cái hữu hình và vô hình. Giá trị hữu hình thì có thể đo đạc trực tiếp được, thường là tiền bạc. Còn giá trị vô hình thì sẽ phải đo đạc một cách gián tiếp, thường liên quan đến motivation như là danh tiếng của doanh nghiệp, tinh thần của nhân viên, etc. Giá trị đôi khi được đánh giá tuyệt đối, nhưng thường là sẽ được đánh giá tương đối. Ví dụ, đối với một nhóm stakeholders cụ thể, giá trị của giải pháp nào đó sẽ cao hơn giá trị của giải pháp khác.
Context Là tình huống gây ảnh hưởng đến sự thay đổi, chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi. Là môi trường xung quanh để có thể nắm bắt được sự thay đổi từ tình huống đó. Sự thay đổi phát sinh trong một bối cảnh nào đó. Bối cảnh là bất cứ thứ gì liên quan đến sự thay đổi trong một môi trường cụ thể. Bối cảnh có thể bao gồm thái độ, hành vi, niềm tin, đối thủ cạnh tranh, văn hóa, tầng lớp khách hàng, mục tiêu, cơ quan chính phủ, cơ sở hạ tầng, ngôn ngữ, tổn thất, quy trình, sản phẩm, dự án, doanh số, mùa trong năm, thuật ngữ chuyên môn, công nghệ, thời tiết và các yếu tố khác phù hợp với định nghĩa.

BA có thể sử dụng các khái niệm cốt lõi để đánh giá chất lượng và mức độ hoàn thành của công việc đang tiến hành. Khi lập kế hoạch hoặc thực hiện các task và technique, bằng cách đưa ra các câu hỏi như sau, BA có thể phán đoán là đang đối ứng như thế nào cho các khái niệm cốt lõi.

Nếu một khái niệm cốt lõi nào đó bị thay đổi, thì phải đánh giá lại mối quan hệ giữa khái niệm cốt lõi này và việc cung cấp giá trị.

  • Thay đổi đang tiến hành là loại nào?
  • Nhu cầu đang cố gắng đáp ứng là gì?
  • Solution đang tạo hoặc đang thay đổi là gì?
  • Stakeholders liên quan là ai?
  • Cái gì là có giá trị đối với stakeholders?
  • Mọi người và các giải pháp đang nằm trong bối cảnh nào?

(Nguồn: BABOK_Guide_v3)


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí