Interview từ A đến Y| Phần 1| Các câu hỏi về hành vi trong phỏng vấn thường gặp - Làm thế nào để trả lời nó?
Cảnh báo Spam: Bài đăng này chưa sẵn sàng để xuất bản. Tác giả có thể đã vô tình công khai nó trong quá trình viết. Do đó, bạn nên suy nghĩ trước khi đọc bài bài này.
Các anh em ở đây có công nhận với tôi là, mỗi khi người phỏng vấn hỏi về skill, hay vấn đề chuyên môn mà mình đã "học tủ" sẵn thì mình thấy siêu thoải mái, nhưng hễ mà đụng tới những câu hỏi hành vi thì anh em nào cũng cảm thấy lúng túng, không biết nên trả lời thế nào để trung hòa được 2 thứ: vừa "ghi điểm" trong mắt họ, nhưng cũng không quá chém gió rồi không kiểm soát được nội dung mình đang nói, dẫn đến nói sang những điều mình không rành, không hiểu rõ.
Mở đầu series về Interview từ A đến Y, anh em cùng tôi tìm hiểu về các câu hỏi về hành vi trong phỏng vấn thường gặp - và làm thế nào để trả lời nó nhé
1. Câu hỏi hành vi là gì?
Tìm kiếm trên đầu anh Google trả cho tôi khái niệm này
Behavioral interview questions are questions that focus on how you've handled different work situations in the past to reveal your personality, abilities and skills.
tôi xin lược dịch là
Câu hỏi hành vi là những câu hỏi tập trung vào cách bạn giải quyết những tình huống khác nhau về công việc trong quá khứ để từ đó đánh giá về tính cách, khả năng và kĩ năng của bạn
Qua các câu trả lời, ứng viên là anh em mình sẽ bộc lộ kĩ năng cũng như tính cách bản thân.
Lập luận đằng sau câu hỏi này của nhà phỏng vấn là: cách bạn xử sự trong quá khứ phản ánh cách bạn sẽ hành xử trong tương lai.
Không ai thích khái niệm mà không có dẫn chứng cụ thể, tôi xin cung cấp dưới đây một số câu hỏi hành vi cho anh em tham khảo nhé.
- Bạn đã bao giờ thất bại chưa? Bạn đã đối mặt với nó như thế nào?
- Đã bao giờ bạn phải đối mặt với một xung đột trong team/với đồng nghiệp chưa và bạn đã giải quyết nó như thế nào?
- Hãy nêu ví dụ về một lần bạn giải quyết công việc một cách logic.
- Bạn đã bao giờ đưa ra một quyết định mang tính rủi ro chưa? Tại sao? Bạn đã xoay xở như thế nào?
- Khi bạn phải làm nhiều dự án cùng một lúc, bạn đã sắp xếp ưu tiên công việc như thế nào?
- Bạn có phải là người biết lắng nghe không? Hãy đưa ra một ví dụ khi bạn đã biết lắng nghe hoặc không biết lắng nghe.
- Bạn đã bao giờ đưa ra một quyết định mang tính rủi ro chưa? Tại sao? Bạn đã xoay xở như thế nào?
- Hãy cho một ví dụ bạn đã truyền động lực tới đồng nghiệp/team mà bạn đã từng làm
- Đưa ra một ví dụ về việc bạn đã đặt ra mục tiêu và đạt được chúng.
- Bạn đã bao giờ gặp phải một chính sách công ty mà bạn không đồng tình chưa? Nếu có thì bạn đã giải quyết vấn đề như thế nào?
Làm thế nào để đối phó với những câu hỏi khoai như trên?
2. Công thức để trả lời các câu hỏi phỏng vấn về hành vi ứng xử
Nên nhớ rằng, những câu hỏi hành vi này người phỏng vấn không chỉ muốn biết cách mà anh em đã thành công trong việc giải quyết vấn đề như thế nào, mà quan trọng hơn,họ muốn biết những chiến thuật và kĩ năng mà anh em đã sử dụng.
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn về hành vi ứng xử, hãy sử dụng công thức STAR để kể một câu chuyện hoàn chỉnh với bốn bước
- Situation- Tình huống. Mô tả tình huống diễn ra sự việc.
- Task- Nhiệm vụ. Mô tả công việc mà mình được yêu cầu hoàn thành. Nếu có một vấn đề cụ thể mà bản thân đã cố gắng giải quyết, hãy nêu ra.
- Action- Hành động. Giải thích những hành động mình đã thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề.
- Results- Kết quả. Giải thích kết quả của những hành động đó. Ví dụ: nếu hành động của mình dẫn đến việc hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết mâu thuẫn, cải thiện doanh số bán hàng của công ty, v.v, hãy cho nhà tuyển dụng biết điều đó. Cố gắng tập trung vào những hành động đem lại thành công cho công ty.
Sử dụng công thức STAR giúp anh em chia nhỏ câu trả lời của mình thành 3W1H, when- khi nào, where- ở đâu, what- cái gì và how- như thế nào, đồng thời thông qua đó giúp anh em nêu rõ kết quả mà không lan man, dài dòng nói dài nói dai hành ra nói dại là khổ lắm
3. Một số lời nhắn nhủ trước khi phỏng vấn
Đừng ghi nhớ từng câu một, hãy cố gắng có một chiến lược chung để tiếp cận các chủ đề tiềm năng, sử dụng những từ ngữ hấp dẫn. Hãy luyện tập thành tiếng câu chuyện của của mình, hay thậm chí có thể record lại chúng. Nhờ bạn bè hoặc ai đó nghe thử và giúp bạn đánh giá điểm nói của mình.
Điểm mấu chốt: Đừng xem các câu hỏi phỏng vấn về hành vi như một dạng trick questions để thử ứng viên, mà hãy xem chúng như cơ hội để làm nổi bật cái nhìn sâu sắc, kinh nghiệm và kỹ năng tư duy phản biện của anh em. Một khi đón nhận nó, đó sẽ là chiến thuật tâm lý giúp anh em thoải mái hơn trong một bài phỏng vấn.
Chúc anh em phỏng vấn ngon lành
All rights reserved