Hướng dẫn về ASO (App Store Optimization) dành cho App Store (Phần 2)
This post hasn't been updated for 2 years
Xin chào các bạn. Hôm nay mình xin quay trờ lại với loạt bài tìm hiểu về ASO (App Store Optimization). Ở bài trước mình đã giới thiệu về khái niệm ASO, tầm quan trọng của ASO và app name. Ở phần này mình sẽ giới thiệu về cách hoạt động của trường keyword trong iTunesConnects. Mong rằng nó có thể giúp ích cho các bạn, đặc biệt là nhưng bạn làm start up hay đang làm dự án của riêng bản thân.
2. Cách hoạt động của từ khoá trong iTunesConnect
Như bài trước mình có giới thiệu thì tên ứng dụng là trường có giá trị nhất trong thuật toán tìm kiếm của Apple. Các bạn nên đặt những từ khoá quan trọng nhất trong tên ứng dụng. Ngoài ra thì một trường cũng quan trọng không kém đó là từ khoá trong iTunesConnect. Bạn có thể đặt tối đa 100 kí tự và vì số lượng kí tự cũng khá giới hạn nên các bạn nên lựa chọn thật cẩn thận. Các bạn cũng không nên lặp lại từ khoá đã được sử dụng trong tên ứng dụng hoặc trong tên nhà phát triển vì Apple chỉ tính mỗi từ khoá 1 lần. Mình xin nói ngoài lề 1 chút là tên nhà phát triển cũng là một yếu tố trong thuật toán của Apple. Vậy nên nếu có thể thì các bạn cố gắng đặt tên sao cho càng liên quan tới ứng dụng càng tốt. Và mình cũng khá tiếc là khi trước mình lập tài khoản Apple Developer lại không quan tâm tới vấn đề này lắm, kết quả là tên nhà phát triển của mình là tên riêng và nó hoàn toàn vô dụng trong việc giúp tìm kiếm ứng dụng của mình Có rất nhiều dịch vụ giúp chúng ta quản lí và tìm keyword. Ví dụ như ở hình dưới dùng AppTweak.
Mặc dù điều quan trọng là nên tập trung vào từ khoá dài (Ví dụ như "Còi to cho vượt" , mình sẽ có bài nói chi tiết về "single keyword" và "long tail keywords" sau ) thay vì từ khoá đơn lẻ, tuy nhiên nếu bạn sử dụng một dấu phẩy để phân tách các từ khoá, thuật toán của App Store sẽ tự động kết hợp tất cả các từ khóa với nhau để tạo nhiều từ khoá kêt hợp hơn. Dưới đây là một ví dụ cụ thể. Nếu bạn muốn được tìm kiếm về "fitness coach", bạn không nên thêm từ khoá "fitness coach" vào trường từ khoá trong iTunesConnect. Thay vào đó bạn nên đặt thành các từ khoá riêng lẻ "fitness,coach". Điều này giúp cho bạn không chỉ tìm kiếm với từ khoá "fitness" hay "coach" mà còn có thể tìm kiếm với từ khoá "fitness coach" hay "coach fitness". Vì bạn có thể đặt được khoảng 10-12 từ khóa trong trường từ khoá, bạn có thể thấy sẽ có rất nhiều cách kết hợp nên hãy tránh sử dụng dấu cách như ví dụ trên. Một chú ý là bạn không nên đặt các từ khoá nhạy cảm, từ khoá chứa thương hiệu như Google, Apple. Đặt số ít hơn là đặt số nhiều (chọn "cat" chứ không nên chọn "cats"). Có vẻ như thuật toán của Apple xử lý từ khoá số ít và số nhiều khá tốt cho nên bạn không cần tốn thêm 1 kí tự cho số nhiều mà sẽ để thuật toán tự thêm cho bạn. Mình có một mẹo nhỏ cho các bạn mở rộng giới hạn kí tự của trường từ khoá trên iTunesConnect lên 200 hoặc thậm chí 300 trong vài trường hợp đó là bạn thêm ngôn ngữ trong iTunesConnect như hình dưới:
Các bạn có để ý là khi tìm kiếm ở Store Việt Nam thì bạn vừa có thể tìm bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt mà vẫn ra kết quả chính xác không Đó là do Apple cho Store ở Việt Nam vừa có thể tìm kiếm với ngôn ngữ English (US) và Vietnamese. Hay đối với App Store US thì vừa có thể tìm kiếm bằng ngôn ngữ English (US) và vừa có thể tìm kiếm bằng ngôn ngữ Spanish (Mexico) vậy nên nếu ứng dụng của bạn có ở US mà trường keyword ở Mexico bạn không dịch sang tiếng Tây Ban Nha thì bạn nhớ thêm 100 kí tự nữa cho đỡ phí nhé. Đặc biết có một số vùng có thể tìm kiếm tới 3 loại ngôn ngữ nên số lượng kí tự từ khoá có thể tăng lên tới tận 300. Dưới đây là tổng hợp ngôn ngữ cho mỗi quốc gia:
United States: English (U.S.), Spanish (Mexico) United Kingdom: English (U.K.), English (Australia) Australia, New Zealand: English (Australia), English (U.K.) Belgium: English (U.K.), French, Dutch, English (Australia) Brazil: Portuguese (Brazil), English (U.K.), English (Australia) Canada: English (Canada), French (Canada) China, Singapore: Chinese (Simplified), English (U.K.), English (Australia) Cyprus: English (U.K.), Greek, Turkish, English (Australia) Denmark: English (U.K.), Danish, English (Australia) Finland: English (U.K.), Finnish, English (Australia) France: French, English (U.K.), English (Australia) Germany, Austria: German, English (U.K.), English (Australia) Greece: Greek, English (Australia), English (U.K.) Hong Kong, Macau, Taiwan: Chinese (Traditional), English (Australia), English (U.K.) Indonesia: Indonesian, English (Australia), English (U.K.) Italy: Italian, English (Australia), English (U.K.) Japan: Japanese, English (United States) Korea: Korean, English (Australia), English (U.K.) Luxembourg: French, German, English (Australia), English (U.K.) Malaysia: Malay, English (Australia), English (U.K.) Netherlands: Dutch, English (Australia), English (U.K.) Norway: Norwegian, English (Australia), English (U.K.) Portugal: Portuguese (Portugal), English (Australia), English (U.K.) Russia, Ukraine: Russian, English (Australia), English (U.K.) Spain: Spanish (Spain), English (Australia), English (U.K.) Suriname: Dutch, English (Australia), English (U.K.) Sweden: Swedish, English (Australia), English (U.K.) Switzerland: German, French, Italian, English (Australia), English (U.K.) Thailand: Thai, English (Australia), English (U.K.) Turkey: Turkish, English (Australia), English (U.K.) Vietnam: Vietnamese, English (Australia), English (U.K.)
À một lưu ý nhỏ là các từ khoá ở vùng khác nhau không thể kết hợp với nhau như ví dụ trên mình nói nhé. Ví dụ bạn có từ khoá "fitness" ở ngôn ngữ English (US) và từ khoá "coach" ở ngôn ngữ Spanish (Mexico) thì không ghép lại thành "fitness coach" hay "coach fitness" như ở trên được đâu. Và cuối cùng là Apple sẽ cho bạn một số từ khoá miễn phí như từ khoá "app", "free"... bạn không nên tốn kí tự để thêm chúng vào trong trường từ khoá.
Làm sao để tìm từ khoá tốt
Tìm kiếm từ khoá tốt thật sự là một thử thách khó khăn. Làm sao chọn đúng từ khoá lại vừa phải là từ khoá tốt, ít cạnh tranh, lại có lưu lượng tìm kiếm đủ tốt. May mắn là hiện nay có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn tìm đúng từ khoá cho danh sách từ khóa và tên ứng dụng của bạn, phân tích từ khoá của đối thủ, phân tích lưu lượng tìm kiếm của từ khoá đó. Vì mình không có sẵn tiền đầu tư cho các dịch vụ này nên mình cũng mò ra vài cách để có thể phân tích từ khoá một cách free mà vẫn đảm bảo đủ tốt và đáng tin cậy. Đó là dịch vụ quảng cáo của chính Apple và Google. Trước khi đặt quảng cáo trên Apple Store hay Play Store thì Apple và Google sẽ cho chúng ta tìm hiểu từ khoá để chọn cho chính xác. Lợi dùng điều này thì các bạn cũng có thể dùng nó để phân tích. Một lưu ý nhỏ là Apple hay các dịch vụ phân tích, tìm kiếm từ khoá ở Apple Store chỉ trong phạm vi ở US và mới gần đây có thêm Tây Ban Nha, Canada và một hai nước nữa mình k nhớ rõ lắm. Lí do là Apple hiện chỉ cung cấp public API ở những quốc gia này. Nếu bạn chỉ có ý định phát hành ứng dụng ở Việt Nam thì có lẽ nên chuyển qua tìm ở chỗ khác. Ở hình dưới là mình phân tích lưu lượng tìm kiếm của từ khoá ở trên Apple Store và Google Search. Các bạn có thể truy cập trang web này để xem chi tiết: https://searchads.apple.com/ https://trends.google.com/trends/explore
Độ chính xác của Apple thì khỏi cần bận tâm rồi. Nhưng với Google Trend thì là do tìm kiếm ở web nên không chính xác hoàn toàn cho Mobile nhưng theo mình cũng nên thử khi bạn bắt đầu tìm từ khoá cho mình.
Đây mới chỉ là lưu lượng tìm kiếm từ khoá. Nếu các bạn muốn nhiều thông tin hơn như mức độ cạnh tranh của từ khoá, đánh giá điểm số của từ khoá đó có tốt hay không, theo dõi từ khoá đó hàng ngày, tìm kiếm xem đối thủ dùng từ khoá nào, được gợi ý từ khoá hay dịch vụ dịch từ khoá thì các bạn nên tìm tới nhưng trang dịch vụ về ASO như
- Sensor Tower (thằng này có free 1 tháng, các bạn nên tận dụng ): https://sensortower.com/
- Appanie: https://www.appannie.com/
- TheTool: https://thetool.io/
- AppTweak: https://www.apptweak.com/
Dưới đây là ảnh ví dụ về phân tích từ khoá của AppTweak và SensorTower:
Tổng kết Vậy là trong phần này mình đã giới thiệu với các bạn về
- Cách thức hoạt động của từ khoá trong trường từ khoá trên iTunesConnects
- Một số cách để chọn từ khoá
Ở trong phần sau thì mình sẽ phân tích sâu hơn nữa về các yếu tố tạo nên từ khoá tốt ^^
Nguồn: https://www.meatti.com/blog/app-store-optimization-tips/
All Rights Reserved