Hướng dẫn đầy đủ cho Quy trình quản lý kiểm thử
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Quản lý kiểm thử là rất quan trọng để đảm bảo cung cấp ra các phần mềm chất lượng cao và để đảm bảo kiểm thử toàn diện và cao cấp, cần phải có một hệ thống quản lý kiểm thử thích hợp. Nó đảm bảo rằng quá trình kiểm thử tiến hành theo một cách chính xác.
Quản lý kiểm thử là gì?
Quản lý kiểm thử như tên gọi của nó là quản lý quá trình kiểm thử. Có nhiều công cụ khác nhau được triển khai dành cho quản lý kiểm thử. Chúng giúp quản lý cả kiểm thử tự động và kiểm thử thủ công, đã được xác định bởi một quy trình kiểm thử.
Quản lý kiểm thử là một phương pháp:
- Tổ chức và kiểm soát quá trình kiểm thử.
- Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc, khả năng hiển thị và kiểm soát quá trình kiểm thử để cung cấp phần mềm chất lượng cao
Tại sao Quản lý kiểm thử là cần thiết?
Quản lý kiểm thử đảm bảo cung cấp các sản phẩm chất lượng cao hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Nó hỗ trợ việc bàn giao phần mềm trong thời hạn chính xác hơn, cho phép cộng tác giữa các developers (nhóm phát triển phần mềm) và testers (nhóm kiểm thử phần mềm).
Tóm lại, việc áp dụng quy trình quản lý kiểm thử một cách hiệu quả sẽ tăng cường:
- Sự hài lòng của khách hàng
- Các dự án hoạt động trơn tru và nhất quán hơn
- Chuyển giao sản phẩm đúng thời hạn
Ai là người chịu trách nhiệm cho Quản lý kiểm thử?
Người quản lý kiểm thử / phụ trách chính đóng vai trò là bộ phận hỗ trợ kiểm thử và tham gia vào việc lập kế hoạch & quản lý nguồn lực, đồng thời giải quyết các vấn đề gây trở ngại trong việc kiểm thử.
Trưởng nhóm / Người quản lý kiểm thử chịu trách nhiệm cho việc:
- Là người đứng đầu nhóm kiểm thử.
- Phác thảo phạm vi kiểm thử.
- Đề xuất và quản lý tài nguyên kiểm thử.
- Áp dụng các số liệu kiểm thử.
- Lên lịch trình, cài đặt và điều phối công việc kiểm thử.
- Hiểu rõ về vai trò của mình trong tổ chức.
Quy trình Quản lý kiểm thử
Quản lý kiểm thử là rất quan trọng trong việc nâng cao quy trình phát triển và chuyển giao phần mềm. Nhưng những lợi ích chỉ có thể được tận dụng nếu quy trình được thực hiện một cách phù hợp và có hệ thống.
Quy trình Quản lý kiểm thử hoàn chỉnh có thể được chia thành hai phần:
- Lập kế hoạch
- Thực thi kiểm thử
Chúng lại được chia thành các quy trình phụ:
- Lập kế hoạch
- Phân tích rủi ro
- Ước tính kiểm thử
- Lập kế hoạch kiểm thử
- Tổ chức kiểm thử
- Thực thi kiểm thử
- Giám sát và kiểm soát kiểm thử
- Quản lý vấn đề
- Báo cáo và đánh giá kiểm thử
1. Lập kế hoạch
Giai đoạn đầu tiên là lập kế hoạch, nơi mà tất cả các kế hoạch cho quy trình kiểm thử hoàn chỉnh sẽ diễn ra.
-
Phân tích rủi ro và giải pháp
Rủi ro là những vấn đề có thể xảy ra trong Software Development Life Cycle (SDLC- Quy trình phát triển của phần mềm).
Đây là bước đầu tiên trong quản lý kiểm thử. Người quản lý kiểm thử bắt đầu làm việc với nó ngay cả trước khi bắt đầu dự án. Phần mềm dễ bị rủi ro và việc phát hiện sớm các rủi ro giúp tránh mất mát có thể xảy ra và tiết kiệm chi phí dự án.
-
Ước tính kiểm thử
Ước tính kiểm thử tính toán thời gian và công sức mà bất kỳ các đầu việc nào cần phải hoàn thành. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong Quản lý kiểm thử.
Lợi ích của việc ước tính kiểm thử chính xác:
- Các ước tính kiểm thử chính xác giúp lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các nhiệm vụ có hiệu quả hơn.
- Nó cũng giúp việc lập kế hoạch kiểm thử chính xác hơn.
- Nó giúp thu thập kết quả một cách chắc chắn hơn.
-
Lập kế hoạch kiểm thử
Lập kế hoạch kiểm thử là rất quan trọng để thực hiện tất cả các hoạt động kiểm thử một cách trơn tru và hiệu quả. Việc tạo kế hoạch kiểm thử là mục đích chính của việc lập kế hoạch kiểm thử. Kế hoạch kiểm thử xác định cách tiếp cận, phạm vi, nguồn lực và lịch trình của các hoạt động kiểm thử được đề xuất.
Một kế hoạch kiểm thử xác định rõ ràng:
- Chiến lược kiểm thử
- Mục tiêu kiểm thử
- Tiêu chí Ngưng/ Tạm dừng
- Hoạch định nguồn lực
- Kiểm thử chuyển giao
-
Tổ chức kiểm thử
Khi tất cả các kế hoạch đang được thực hiện và mọi thứ đã vào đúng vị trí của nó, đã đến lúc tổ chức một nhóm kiểm thử hiệu quả. Một đội ngũ có kỹ năng là rất quan trọng để thực hiện kiểm thử một cách hiệu quả.
2. Thực thi kiểm thử
Giai đoạn thứ hai là thực thi kiểm thử, nơi kiểm thử thực sự được thực hiện để tìm ra kết quả kiểm thử.
-
Giám sát và kiểm soát kiểm thử
Giám sát và Kiểm soát kiểm thử luôn kiểm tra các chỉ số kiểm thử để đảm bảo rằng dự án đó đang đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách và đang tiến hành tốt.
-
Giám sát
Trong quá trình giám sát, nhóm kiểm thử tập hợp, ghi chép và báo cáo chi tiết liên quan về các hoạt động đang diễn ra của dự án.
Người quản lý kiểm thử chịu trách nhiệm về các hoạt động sau trong giai đoạn này:
- Phác thảo mục tiêu dự án
- Quan sát hoạt động của dự án
- So sánh hiệu suất theo kế hoạch với hiệu suất thực tế
- Ghi lại và báo cáo các vấn đề
-
Kiểm soát
Mục đích chính của giai đoạn này là quản lý bất kỳ sự thay đổi lên xuống nào trong quá trình kiểm thử và mang lại hiệu suất của quá trình đúng theo kế hoạch. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu nhận được từ giám sát kiểm thử. Trong Kiểm soát kiểm thử, bất kỳ sai lệch nào trong dự án đều được điều chỉnh theo kế hoạch trong kế hoạch kiểm thử.
-
Quản lý sự cố
Các dự án phần mềm rất dễ xảy ra sự cố không mong muốn. Nhưng những vấn đề này cần được giải quyết một cách hiệu quả. Nếu chúng không được giải quyết đúng cách, chúng có thể gây ra tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Những vấn đề này có thể liên quan đến thời hạn quá gấp, nguồn lực không phù hợp, v.v. Cần phải đảm bảo quản lý các vấn đề đúng cách trong dự án của bạn.
-
Báo cáo & Đánh giá kiểm thử
Khi dự án đã hoàn thành, bạn nên dành một ít thời gian để chuẩn bị và báo cáo kiểm thử cũng như đánh giá dữ liệu kiểm thử.
Trách nhiệm Quản lý kiểm thử
Có một số nhiệm vụ cần thực hiện, một số trong số đó là:
- Vai trò và trách nhiệm quan trọng nhất là nâng cao chất lượng của phần mềm.
- Chịu trách nhiệm về việc tạo và duy trì các số liệu sản phẩm.
- Đảm bảo rằng chỉ có ít lỗi thiết kế hoặc việc chèn mã hóa ở trong code.
Công cụ Quản lý kiểm thử
Quản lý kiểm thử đòi hỏi rất nhiều kế hoạch. Người quản lý kiểm thử cần chọn một nhóm hiệu quả, giao cho họ nhiều trách nhiệm khác nhau dựa trên năng lực của họ, v.v.
Một trong những quyết định chính cần được thực hiện bởi người quản lý kiểm thử là chọn công cụ quản lý kiểm thử tốt nhất để đem đến 1 quá trình hoàn chỉnh.
Chức năng của các công cụ
- Tự động tạo ma trận kiểm thử cần thiết cho biết phạm vi chức năng của sản phẩm
- Quản lý phần mềm kiểm thử
- Lập lịch kiểm thử
- Ghi lại kết quả kiểm thử
- Theo dõi kiểm thử
- Quản lý sự cố
- Báo cáo kiểm thử
Nguyên tắc lựa chọn công cụ
Không nên chọn ngẫu nhiên bất kỳ công cụ quản lý kiểm thử nào. Lựa chọn công cụ quản lý kiểm thử phụ thuộc vào yêu cầu của bạn và chức năng của phần mềm.
Hãy dành thời gian để phân tích những gì bạn mong đợi từ công cụ này và sau đó kiên nhẫn nghiên cứu các tính năng khác nhau và chọn một tính năng chính xác cho dự án của bạn.
Dưới đây là những câu hỏi chính mà bạn nên hỏi trước khi hoàn thiện công cụ Quản lý kiểm thử cho Dự án của bạn:
- Công cụ quản lý kiểm thử có khả năng như thế nào để quản lý các dự án của bạn và nhóm của bạn?
- Công cụ này có hỗ trợ phát triển các các test cases (trường hợp kiểm thử), test plans (kế hoạch kiểm thử), test scenarios (kịch bản kiểm thử) hoặc user stories (tài liệu yêu cầu của người dùng) không?
- Công cụ này có hỗ trợ chạy kiểm thử, quản lý quá trình kiểm thử, khả năng sử dụng và hiệu quả không?
- Nó có khả năng tạo báo cáo kiểm thử không?
- Công cụ này có trình theo dõi bug (lỗi) không và tốc độ của nó là bao nhiêu?
- Kiểm tra tính khả dụng của một số tính năng khác như nhập/ xuất, kết hợp với các hệ thống khác, phân tích sự cố, v.v.
Một số công cụ Quản lý kiểm thử
Một số công cụ Quản lý kiểm thử tốt nhất là:
- TestRail
- TestLink
- EasyQA
- PractiTest
- JIRA
- qTest
- TestCollab
- TestLodge
- QA coverage
- TestCaseLab
- Zephyr
Những thách thức trong Quản lý Kiểm thử là gì?
- Không đủ thời gian để kiểm thử
- Thiếu tài nguyên kiểm thử
- Ràng buộc về ngân sách và thời gian
- Thiếu tài liệu kiểm thử
- Mức độ phức tạp của các yêu cầu để kiểm thử và xác nhận
Các phương pháp hay nhất về quản lý kiểm thử
1. Đảm bảo bạn bắt đầu hoạt động kiểm thử sớm nhất có thể
Bắt đầu kiểm thử ở giai đoạn đầu của Quy trình phát triển phần mềm rất có lợi. Nhưng nhiều người trong chúng ta ngay cả sau khi nhận thức được nó cũng không tuân theo nó. Điều này dẫn đến việc phát hiện các lỗi ở các giai đoạn sau, dẫn đến chi phí sửa chữa chúng tăng thêm. Điều này cũng làm trì hoãn toàn bộ quá trình vì nó sẽ làm tăng thời gian để sửa và kiểm tra lại.
2. Thực hiện các kiểm thử lặp lại
Các phương pháp kiểm thử lặp đi lặp lại rất có lợi và được khuyến khích rất nhiều. Các cách tiếp cận như vậy giúp tạo ra tài nguyên kiểm thử và giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.
3. Tái sử dụng tài nguyên kiểm thử
Việc sử dụng lại các tài nguyên kiểm thử như test automation scripts (kịch bản tự động hóa kiểm thử), test procedures (quy trình kiểm thử), test cases (các trường hợp kiểm thử), v.v. có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, hãy thử và sử dụng lại tài nguyên kiểm thử bất cứ khi nào có thể. Bạn có thể tận dụng những kỹ năng này để biết trước tài nguyên nào có thể được tái sử dụng hay không.
4. Cố gắng cải thiện thời gian
Luôn đi đúng hướng để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nhóm. Nó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
5. Triển khai các chiến lược kiểm thử dựa trên yêu cầu
Các loại quy trình kiểm thử khác nhau yêu cầu các loại phương pháp tiếp cận kiểm thử khác nhau. Bạn nên sử dụng cách tiếp cận kiểm thử dựa trên các yêu cầu kiểm thử của mình.
Những phương pháp như vậy có thể giúp bạn có được kết quả kiểm thử tốt hơn và hứa hẹn việc chuyển giao sản phẩm chất lượng nhanh hơn giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng của bạn. Cách tiếp cận như vậy cũng làm giảm nỗ lực kiểm thử và thời gian để kiểm thử.
6. Đảm bảo sự phối hợp giữa các nguồn lực kiểm thử cùng vị trí
Đảm bảo rằng các nguồn lực kiểm thử cùng vị trí được phối hợp hiệu quả. Sự phối hợp này giúp kiểm soát các vấn đề liên quan đến nguồn lực kiểm thử, nâng cao năng suất và cải thiện các mốc thời gian.
7. Sử dụng các quy trình kiểm thử dễ thay đổi
Mỗi dự án đều có các yêu cầu khác nhau và do đó cần được kiểm thử theo cách khác nhau. Một quy trình quản lý kiểm thử linh hoạt là nhu cầu hàng ngày để tạo ra một quy trình làm việc tự động.
Quá trình này có thể tự lặp lại và cũng phải cho phép tối ưu hóa và sửa đổi quy trình làm việc hiện hành theo nhu cầu.
8. Sử dụng DevOps
DevOps là một sự kết hợp của các nguyên lý, thực hành, quy trình và các công cụ giúp tự động hóa quá trình lập trình và chuyển giao phần mềm. Với DevOps, các công ty có thể phát hành các tính năng nhỏ rất nhanh và kết hợp các phản hồi mà họ nhận được một cách nhanh chóng.
Với việc kinh doanh ngày càng cạnh tranh hơn, quá trình kiểm thử mới đang cầm quyền ngành công nghiệp. DevOps là một cách tiếp cận tập trung vào sự cộng tác chặt chẽ của các developers (nhóm phát triển phần mềm), testers (nhóm kiểm thử phần mềm) và operation (nhóm vận hành).
Cách tiếp cận này giúp duy trì tính đồng nhất trong các bản phát hành, giảm lỗi, phát triển phần mềm nhanh chóng và lặp đi lặp lại, tăng tốc độ phát triển kinh doanh, v.v.
9. Giao tiếp là chìa khóa để quản lý kiểm thử thành công
Việc quản lý kiểm thử thích hợp cũng phụ thuộc vào việc truyền đạt tất cả các dữ liệu thích hợp như mục tiêu, trạng thái, v.v. tới các bên liên quan đúng thời điểm.
10. Tự động hóa khôn ngoan có thể mang lại những lợi ích to lớn
Để hoàn thành những công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Sử dụng các công cụ quản lý tự động có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức đồng thời hứa hẹn với bạn về kết quả kiểm thử hiệu quả.
Kết luận
Quản lý kiểm thử là một quá trình rất quan trọng của kiểm thử phần mềm. Nó đảm bảo kết quả kiểm thử tốt hơn và bàn giao sản phẩm cuối cùng kịp thời. Đảm bảo rằng bạn tuân theo các phương pháp quản lý kiểm thử tốt nhất và đảm bảo 100% sự hài lòng của khách hàng.
Bài viết được dịch từ: Test Management Process: A Complete Guide https://www.testbytes.net/blog/test-management-process/
All rights reserved