+18

HTML/CSS to UI - Rendering process

Introduction

Trong quá trình phát triển phần mềm, cùng với mong muốn sản phẩm của team sẽ có một trải nghiệm người dùng tốt, chúng ta luôn phải đối mặt với các vấn đề như tốc độ load các tài nguyên quá chậm, thời gian chờ khởi tạo quá lâu do phải chờ đợi một số nội dung chưa-thật-sự-cần-thiết, rồi thì là hiện tượng FOUC (flash of unstyled content) khi styles chưa sẵn sàng, vân vân và mây mây... 🥴🥴

Để có thể có những giải pháp nhằm hạn chế những vấn đề trên, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình rendering của browser đối với một web page. Làm sao để nó có thể hiển thị ra màn hình từ các file HTML/CSS/JS hay các tài nguyên khác ?


Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi trả lời câu hỏi trên nhé ^^

Bắt đầu thôi nào !

Rendering process

Khi browser gửi request tới server để fetch một HTML file, server sẽ trả về một HTML page dưới dạng binary stream format - một text file với response trên header:

Content-Type: 'text/html';  // MIME Type
Charset='UTF-8';           // UTF-8 character encoding

Bạn có thể xem qua trên tab Network trong cửa sổ Google Chrome DevTools (mở bằng tổ hợp Cmd + Option + I hoặc Ctrl + Shift + I) như dưới đây:

Nếu phần header không có thông tin này, browser sẽ không hiểu cách xử lý file vừa tải về như thế nào và nó sẽ hiển thị ở định dạng văn bản thuần túy.

Còn nếu mọi thứ đều ổn, từ các thông tin này, browser có thể convert binary format sang text file có thể đọc được. Từ đây, nó có thể bắt đầu đọc HTML file.

Quá trình này cũng diễn ra tương tự với các tài nguyên khác như CSS files, Images, JS files, etc. 😸😸


Vẫn biết mỗi browsers khác nhau đều có những cơ chế hoạt động khác nhau, song, sơ đồ dưới đây mô tả một cách chung nhất quá trình rendering khi chúng compile các source code HTML/CSS từ trên server xuống client:

Bây giờ, chúng mình cùng nhau điểm qua từng giai đoạn nhé 😺😺

DOM tree

Browser sẽ đọc toàn bộ các thẻ trong HTML source code rồi sau đó xây dựng một DOM tree.

DOM là viết tắt của Document Object Model.

  • Mỗi HTML tag tương ứng với một node trong DOM Tree.
  • Mỗi text bên trong HTML tag sẽ tương ứng với một text node.
  • Root node trong DOM tree là một documentElement (<html> tag).


Bạn có thể đọc thêm về DOM qua bài viết về Original DOM - Shadow DOM - Virtual DOM tại đây.

Như vậy, nếu file HTML có mỗi thẻ <h1>DevNotes</h1> thì DOM Tree chỉ có một-node-duy-nhấth1 thôi đúng không ?

Để biết được kết quả chính xác là gì, bạn thử tạo một file HTML có nội dung như vậy sau đó mở trên browser, kiểm tra thử trong tab Element trong Google Chrome DevTools Console nhé 😉😉))

CSSOM Tree

CSSOM là viết tắt của CSS Object Model.

Sau khi DOM tree được tạo ra, browser sẽ đọc toàn bộ style sources (user-agent CSS, external, embedded, inline, etc.), xác định styles của các element node tương ứng dựa vào tính chất specificity & cascades trong CSS để tạo ra CSSOM tree (style structure) tương ứng:

Notes:
  • Browser có xu hướng ignore một số dòng code nó không hiểu đi (ví dụ như với các prefix của các browsers-khác-browser-hiện-tại như -moz, -webkit, -o, etc.)

  • Mỗi node sẽ chứa các CSS style information cho từng DOM element tương ứng (ngoại trừ những elements không hiển thị ra màn hình như <meta> tags, <script> tags, <title> tag , etc.)

Render tree

Sau khi đã có DOM TreeCSSOM tree, browser sẽ combine chúng lại thành một Render tree.

Render tree sẽ bao gồm các nodes, text nodes và các styles tương ứng:

Mỗi node trên render tree thường được gọi là mỗi frame (cũng có thể xem như một CSS box và tuân theo box model).

Từ đây, browser sẽ paint (draw) các nodes của Render tree lên màn hình.


Hmmm,

Như vậy thì DOM treeRender tree có gì khác không ?

Mình cùng nhau so sánh nào !

DOM Tree vs. Render Tree

Nhìn vào sơ đồ trên thì có thể nhận ra được luôn rằng một cái chưa áp dụng styles và một cái là áp dụng styles rồi đúng không nào ^^

Và chính vì điểm khác nhau này, điều mình muốn lưu ý ở đây là trong một vài trường hợp, Render tree có thể sẽ bớt cồng kềnh hơn DOM tree một chút.

Xét ví dụ cho dễ hình dung nhé, giả sử mình có một thẻ <h1> chẳng hạn. Như vậy, node h1 sẽ tồn tại trong DOM tree.

Trong CSS mình có style cho nó là display: none, như vậy, khi trong Render tree sẽ không còn node h1 này nữa.

Đây cũng là một điểm-khác-nhau-cơ-bản để phân biệt giữa cách mà display: none vs. visibility:hidden/opacity: 0 được áp dụng đối với một element.

Điều này cũng tương tự với các invisible elements, như <head> tag hay bất kì <meta> tag, <title> tag nha. Chúng không được hiển thị lên màn hình nên không có trong Render tree mà chỉ tồn tại trong DOM Tree thôi 😺😺

Repaint & Reflow

Quá trình rendering ban đầu là như thế, song, nếu có một số thay đổi về input information như người dùng thêm vào phần tử này, đổi màu phần tử kia,... thì browser sẽ phải xử lý như thế nào đây ?

Chúng ta cùng tìm hiểu thêm 2 từ khóa nữa là ReflowRepaint nhé ^^

Reflow

Quá trình một phần của render tree hay một số node được tính toán lại kích thước được gọi là reflow (hoặc có thể gọi là relayout hay layouting).

Parts of render tree (or the whole tree) are revalidated ⇒ Node dimensions recalculated.


Nói cách khá, đây là tập hợp nhiều tiến trình mà browser tính toán lại kích thước và bố trí lại vị trí của các elements trên web page.

Tuyệt vời đúng không nào, trình duyệt lo hết 🎶🎶 . . .

Thế nhưng nhược điểm của quá trình này là nó chạy-đồng-bộ, tức là reflow mà chưa chạy xong thì thằng đằng sau cứ chờ đấy đã 😹😹

Điều này đồng nghĩa với trường hợp nếu có quá-nhiều-tiến-trình-reflow, browser xử lý không kịp thì tốc độ FPS (Frames Per Second) sẽ giảm, thậm chí còn dẫn tới tình trạng màn hình đơ luôn hoặc tồi tệ nhất là crash tab.

Repaint

Parts of the screen are updated, either because of changes in geometric properties of a node or because of stylistic change.


Quá trình một phần của render tree được cập nhật lại do bị thay đổi các tính chất hình học hoặc thay đổi styles (như color, background, etc.) được gọi là repaint hoặc redraw.


Cả Repaint & Reflow đều có ảnh hưởng khá nhiều tới trải nghiệm người dùng cũng như performance của ứng dụng. Chúng mình cùng điểm qua một số trường hợp phổ biến có thể gây ra Reflow, Repain để có thể hạn chế ở mức tốt nhất nhé 😺😺

What triggers ?

Bất cứ điều gì làm thay đổi thông tin đầu vào (input information) được sử dụng để xây dựng render tree đều có thể gây ra hiện tượng Reflow/Repaint này:

  • Thêm, xóa, cập nhật một DOM node.
  • Che giấu DOM node bằng display: none (reflowrepaint) hoặc visibility: hidden (CHỈ repaint)
  • Di chuyển, làm animations với một DOM node.
  • Thêm stylesheet, điều chỉnh các giá trị của style properties.
  • Một số các user actions (resize, scrolling, etc.)

Mình cùng điểm nhanh qua vài ví dụ dưới đây:

var hstyle = document.body.style;  // cache

hstyle.padding = "20px";           // reflow & repaint

hstyle.border = "10px solid red";  // reflow & repaint

hstyle.color = "blue";             // ONLY repaint

hstyle.backgroundColor = "#fad";   // repaint

bstyle.fontSize = "2em";           // reflow & repaint

// new DOM element - reflow & repaint
document.body.appendChild(document.createTextNode('Hi DevNotes !'));

How to minimize ?

Khi nắm được lý do quá trình reflow/repaint diễn ra, chúng ta có một số cách để giảm các negative effects từ reflow/repaint trong UX là giúp nó diễn ra nhanh hơn, các tính toán không quá phức tạp.

Cùng nhau liệt kê xem chúng là gì nào:

  • Batching: Kĩ thuật này có thể hiểu đơn giản là nhóm các câu lệnh đọc ghi DOM vào sát nhau, tránh việc đọc ghi DOM rời rạc, gây nên tình trạng reflow liên tục.
  • Reduce complexity of your selectors: Việc giảm bớt độ phức tạp khi gọi selectors sẽ giảm thiểu được thời gian ghép cặp và xây dựng lại style structure.
  • DOM Depth: Việc update một DOM node sẽ kéo theo update tất cả các DOM node con, đồng nghĩa việc việc tất cả các DOM bị update sẽ phải được tính toán lại. Nếu DOM của chúng ta quá sâu, đồng nghĩa với việc việc tính toán sẽ trở nên phức tạp hơn.
  • ...

Trên đây mình chỉ liệt kê ra một số gợi ý để giảm thiểu reflow/repaint. Để tìm hiểu thêm nhiều giải pháp hay ho hơn, bạn có thể xem thêm trên Developer Google hoặc trong bài viết Hạn chế reflow trên trình duyệt với các ví dụ siêu siêu cụ thể nhé ^^

Conclusion

Yayyy...

Vậy là chúng mình vừa cùng nhau tìm hiểu về quá trình rendering cũng như repaint/ relayout của browser rồi. Mình hy vọng rằng bài viết này giúp ích được cho các bạn ^^

Cảm ơn vì các bạn đã đọc bài chia sẻ này. Tặng mình 1 upvote để có thêm động lực cho những bài viết sắp tới nhé 😺😺

Tiện thì ghé qua nhà mình chơi một chút rồi về ^^

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ !


References: Phpied, Mr. ThinhDora, My Blog, ITNext.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí