+6

Học react trong 5 phút

Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn khách quan về ReactJS thông qua việc xây dựng một ứng dụng rất rất 'simple'.

Bắt đầu nào. GOGO (go)!!

1. Chuẩn bị nào !!

Khi mà bạn bắt đầu làm việc với ReactJS, bạn nên sử dụng những cài đặt đơn giản nhất có thể:

File HTML phải import thư viện ReactReactDOM sử dụng thông qua thẻ script, như:

<html>
<head>
<script src="https://unpkg.com/react@15/dist/react.min.js"> </script>
<script src="https://unpkg.com/react-dom@15/dist/react-dom.min.js"></script>
<script src="https://unpkg.com/babel-standalone@6.15.0/babel.min.js"></script>
</head>
<body>
    <div id="root"></div>
    <script type="text/babel">
    
    /* 
    ADD REACT CODE HERE 
    */
    
    </script>
</body>
</html>

Chúng ta thực sự cần import Babel, như React sử dụng vài thứ gọi JSX để viết markup. Chúng ta sẽ cần chuyển đổi JSX này thành JavaScript để trình duyệt có thể hiểu được

Sẽ có hơn 2 điều bạn cần phải chú ý:

  1. Thẻ <div> có id là #root sẽ là nơi mà chương trình của bạn bắt đầu chạy
  2. Thẻ <script type="text/babel"> trong body sẽ là nơi viết code ReactJS

2. Component

Tất cả mọi thứ trong React đều là component. Bạn cần tạo các component bằng việc kế thừa React-Component. Giờ hãy tạo component Hello nào:

class Hello extends React.Component {
    render() {
        return <h1>Hello world!</h1>;
    }
}

Sau đó, bạn sẽ định nghĩa các phương thức cho component. Trong ví dụ trên, chúng ta chỉ có một phương thức là render()

Bên trong render() bạn sẽ đưa ra các miêu tả mà bạn muốn React vẽ lên trên trang của bạn. Trong trường hợp trên, Hello world trong thẻ <h1> sẽ được hiển thị. Đơn giản phải không nào =))

Để chương trình chạy được, chúng ta sử dụng ReactDOM.render():

ReactDOM.render(
    <Hello />, 
    document.getElementById("root")
);

<Hello /> sẽ gọi đến phương thức Hello mà chúng ta đã định nghĩa ở trên. Kết quả thôi:

3. Xử lý dữ liệu

Có 2 loại dữ liệu trong React là propsstate.

Điểm khác biệt chính là stateprivate nghĩa là chỉ có thể được thay đổi bởi các component bên trong nó. Propspublic, và không bị điều khiển bởi các component bên trong.

Các component có thể thay đổi trạng thái (state) nội bộ bên trong nó một cách trực tiếp, nhưng lại không thể thay đổi thuộc tính (props) trực tiếp được

Nào cùng làm ví dụ để phân biệt nào, mệt quá (dead)

4. Props

Phần lớn các thành phần của React đều có thể tái sử dụng, nghĩa là viết một lần, mà có thể được sử dụng lại ở các case khác nhau, ví dụ như là hiển thị ra các message khác nhau dựa trên ví dụ Hello ở bên trên.

Để có thể tái sử dụng lại code, chúng ta sẽ thêm vào props:

ReactDOM.render(
    <Hello message="my friend" />, 
    document.getElementById("root")
);

props sẽ gọi phương thức message và sẽ nhận giá trị my friend. Chúng ta có thể đặt props vào trong phương thức Hello bằng cú pháp this.props.message:

class Hello extends React.Component {
    render() {
        return <h1>Hello {this.props.message}!</h1>;
    }
}

Kết quả thôi:

Lý do chúng ta viết {this.props.message} với ngoặc nhọn bởi vì chúng ta cần nói cho JSX rằng chúng ta muốn thêm cú pháp JavaScript vào. Nó được gọi là escape

Bây giờ, bạn có thể tái sử dụng lại component, có thể render bất kỳ message nào mà bạn muốn trên web của bạn. (yeah3)

Tuy nhiên, nếu bạn muốn component chỉ thay đổi riêng dữ liệu của nó thôi, lúc này bạn phải thay thế bằng state.

5. State

Có một cách khác để lưu trữ dữ liêu trong React đó là trong component's state. Không giống như props, bạn không cần thay đổi trực tiếp component - state sẽ làm nó thay bạn.

Nếu bạn muốn dữ liệu trong app được thay đổi - ví dụ như dựa trên tương tác của người dùng - nó nên được lưu trữ trong trạng thái (state) của các component.

Khởi tạo state

Cách đơn giản để khởi tạo state là khai báo trong constructor(). State là một đối tượng mà trong mỗi case sẽ chỉ có một key, trường hợp này là message

class Hello extends React.Component {
    
    constructor(){
        super();
        this.state = {
            message: "my friend (from state)!"
        };
    }
    
    render() {
        return <h1>Hello {this.state.message}!</h1>;
    }
}

Trước khi set state, chúng ta có gọi phương thức super() trong constructor - bởi vì this sẽ không được gọi trước super().

Thay đổi state

Đối với thay đổi state, chúng ta sử dụng this.setState(), bằng cách truyền vào đối tượng trạng thái mới như đối số (argument). Chúng ta sẽ xây dựng updateMessage là đặt bên trong constructor().

class Hello extends React.Component {
    
    constructor(){
        super();
        this.state = {
            message: "my friend (from state)!"
        };
        this.updateMessage = this.updateMessage.bind(this);
    }
    updateMessage() {
        this.setState({
            message: "my friend (from changed state)!"
        });
    }    
    render() {
        return <h1>Hello {this.state.message}!</h1>;
    }
}
  • Chú ý: Để app chạy được state, chúng ta phải sử dụng bind cho từ khóa this trong hàm updateMessage, nếu không chúng ta sẽ không thể truy cập được this trong phương thức.

Bước tiếp theo là chúng ta cần gán sự kiện click cho một button, bên trong sẽ có sự kiện updateMessage().

render() {
  return (
     <div>
       <h1>Hello {this.state.message}!</h1>
       <button onClick={this.updateMessage}>Click me!</button>
     </div>   
  )
}

Mỗi khi nút được click, chúng ta sẽ gọi đến phương thức updateMessage

Cuối cúng, toàn bộ app của chúng ta sẽ như sau:

class Hello extends React.Component {
    
    constructor(){
        super();
        this.state = {
            message: "my friend (from state)!"
        };
        this.updateMessage = this.updateMessage.bind(this);
    }
    updateMessage() {
        this.setState({
            message: "my friend (from changed state)!"
        });
    }
    render() {
         return (
           <div>
             <h1>Hello {this.state.message}!</h1>
             <button onClick={this.updateMessage}>Click me!</button>
           </div>   
        )
    }
}

Phương thức updateMessage sau khi gọi this.setState() sẽ thay đổi giá trị của this.state.message. Và sau khi chúng ta click:

Rất đơn giản phải không, vậy là chúng ta đã có cái nhìn khái quát cũng với các thành phần chính của ReactJS rồi.

Cảm ơn mọi người đã theo dõi

Tài liệu tham khảo: https://medium.freecodecamp.org/learn-react-js-in-5-minutes-526472d292f4


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí