Giới thiệu về Reinforcement Learning (RL)
This post hasn't been updated for 4 years
Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nói chung và lĩnh vực học máy nói riêng thì Reinforcement learing (RL) là một cách tiếp cận tập trung vào việc học để hoàn thành được mục tiêu bằng việc tương tác trực tiếp với môi trường.
1. Reinforcement Learning (RL):
RL là học cái để thực hiện, tức là từ các tình huống thực tế để đưa ra các action
nhất định, miễn là maximize
được reward
. Machine không được bảo về cái action
để thực hiện mà thay vào đó phải khám phá ra action
có thể tạo ra được nhiều reward
nhất. Trong thế giới của RL thì chúng ta có khái niệm gọi là agent
, nó có một chút gì đó hàm ý về một thực thể mà bạn mong muốn train
nó để có thể làm được một task nào đó mà bạn giao phó (đương nhiên là nó sẽ thực hiện theo cách đạt được reward nhiều nhất).
Vì RL được ứng đụng rất nhiều trong robotic và game nên tôi sẽ lấy một ví dụ từ đây cho bạn hình dung. Dưới đây là 1 tựa mini game mà tôi muốn bạn xem qua. Cách chơi thì tôi nghĩ các bạn sẽ dễ dàng để hiểu được. Tên của nó là CoastRunners
Nhiệm vụ của bạn là hoàn thành được chặng đua thuyền một cách nhanh nhất và nếu có thể thì nên ở top trên. Giả sử như bạn muốn training một agent để nó có thể hoàn thành chặng đua nhanh nhất thì về cơ bản bạn phải thiết kế được một reward function
và từ đó bạn sẽ train agent dựa trên reward function này. Bạn có thể xem nó là Loss function nhưng thay vì phải minimize hàm loss như trong các mạng Neural Network thông thương thì ở đây chúng ta sẽ phải maximize nó như tôi đã nói ở trên. Việc chọn ra một reward function thoạt nhìn trong khá đơn giản vì nó chỉ dựa trên các tiêu chí rất hiển nhiên của một task cụ thể, chẳng hạn như ở trò chơi ở trên thì ta có dựa trên tiêu chí là thời gian hoàn thành chặng đua chẳng hạn. (Việc thiết kế cụ thể tôi xin phép dời lại ở một bài viết khác về sau). Tuy nhiên, nếu như bạn đưa ra các tiêu chí không tốt thì sẽ agent mà bạn train có thể có các behavior
tương đối kỳ lạ giống như thử nghiệm dưới đây mà team OpenAI đã trải qua khi reward
mà họ chọn lại dưa trên tiêu chí của score trong game thay vì là thời gian hoàn thành chặng đua. Và đây là kết quả.
Agent không cần phải hoàn thành chặng đua nhưng vẫn có thể đạt được score cao.
Điều này thoạt nhìn qua cái vẻ khá "thú vị" trong bối cảnh của video game nhưng trong lĩnh vực tự động hoá hay robotics chẳng hạn thì các cái behavior này có thể gây ra những hành động không mong muốn hoặc thậm chí nguy hiểm. Rộng hơn, các agent này (được nhúng vào trong robot chẳng hạn) có thể có những hành vi không ổn định hoặc không tuân theo các nguyên lý cơ bản về mặt kỹ thuật nói chung mà có thể dãn đến các hiểm hoạ rất tiềm tàng.
Các bạn có thể tham khảo thêm về idea trong bài báo của OpenAI
về cái mà họ gọi là Safety AI
2. Mô hình hoá toán học của RL:
Bây giờ tôi sẽ dẫn các bạn đi qua một chút về các khái niệm chính trong RL:| .
Các hình dưới đây tôi tham khảo từ khoá học 6.S191 intro deep learning của MIT
2.1 Đây là một ví dụ trực quan về Agent
:
2.2 Enviroment xung quang của Agent, nơi mà agent tồn tại và tương tác:
2.3 Dựa trên State
S(t) của enviroment
hiện tại mà agent
sẽ đưa ra action
a(t):
2.4 Sau khi nhận được sự tương tác từ agent
thì enviroment
có sự chuyển đổi trạng thái đối với agent
:
2.5 State
lúc này của enviroment
là S(t+1), tức ở thời điểm t+1:
2.6 Lúc này, agent nhận được reward
r(t). Reward
này phụ thuộc vào action
a(t) của agent
và State
S(t) của enviroment
ở thời điểm trước đó, tức là ở thời điểm t:
2.7 Vì ta không biết thời điểm kết thúc của sự lặp đi lặp lại này nên tổng reward
sẽ là một chuỗi vô hạn của các reward
thành phần tại các thời điểm khác nhau kể từ thời điểm t (lúc đầu):
2.8 Chúng ta có thể khai triển chuỗi vô hạn này như sau:
2.9 Vì chuỗi này không thể nào hội tụ (convergence) được nên trên thực tế các nhà nghiên cứu có thể dùng một cái trick để chuỗi này có thể hội tụ được. Như hình dưới đây, họ đưa vào thêm một term thường được gọi là discount factor (discount rate) để làm cho chuỗi này hội tụ.
*Nên nhớ việc hội tụ là bắt buộc nếu bạn muốn train thành công một agent nói riêng hay một mạng Neural Network nào đó nói chung.
Tất cả những thứ mà mình vừa trình bày sơ qua nó dựa trên một framework được gọi là Markov Decision Processes (MDPs). Về cơ bản thì một MDP cung cấp một framework toán học cho việc modelling các tình huống decision-making. Ở đây, các kết quả (outcomes) xảy ra một cách ngẫu nhiên một phần và phần còn lại thì phụ thuộc trên các action
của agent (hoặc decision maker) đã tạo ra trước đó. reward
thu được bởi decision maker phụ thuộc trên action
mà decision maker chọn và dựa trên cả hai State
mới (S(t+1)) và cũ (S(t)) của enviroment
.
Một reward
thu được khi agent
chọn action
ở state
và làm cho enviorment
chuyển đổi từ state
sang . Agent
nó follow theo một policy
. Cụ thể là sao cho với mỗi một state
thì agent
chọn cho nó một action
. Vậy nên policy
là thứ bảo với agent
cái action
nào nên được chọn trong mỗi state
.
Để có thể train được agent
thì mục tiêu của chúng ta là phải tìm được policy
sao cho:
* là discount factor và < 1
Về cơ bản thì chúng ta đang cố gắng để maximize tổng của tất cả các reward
(có tình đến discount factor như đã đề cập ở trên) ở mỗi state
cụ thể từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc (dẫu cho T , vì chúng ta chưa biết khi nào thì quá trình này kết thúc nên nó vẫn luôn là một chuỗi vô hạn), và đương nhiên là phải dựa trên policy
vì agent
của chúng ta base trên nó để chọn reward
tốt nhất mà. Bản chất thì đây là một bài toán tối ưu (optimazation problem).
Ở trên là một tiêu chí mà chúng ta có thể dùng để optimize cho việc tìm ra nghịệm (optimal policy). Cụ thể chúng ta gọi tiêu chí này là infinite horizon sum reward criteria. Cũng có một vài reward criteria
khác mà tôi tạm thời không gác lại trong khuôn khổ bài viết này.
Phụ thuộc vào các criteria
khác nhau mà chúng ta sẽ có các algorithm khác nhau để tìm ra optimal policy. Với infinite horizon sum reward criteria thì chúng ta có thể sử dụng một thuật toán RL cũng khá kinh điển đó là Q-Learning để giải quyết (tôi sẽ nói về alogorithm này ở một bài viết khác).
Tôi xin tạm thời gác lại phần lý thuyết sơ bộ ở đây. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau về Q-Learning và cách để impement nó.
3. Refercences:
- Reinforcement learning an introduction
- https://stats.stackexchange.com/questions/221402/understanding-the-role-of-the-discount-factor-in-reinforcement-learning
- https://openai.com/blog/faulty-reward-functions/
- http://introtodeeplearning.com/materials/2019_6S191_L5.pdf
- https://www.youtube.com/watch?v=JgvyzIkgxF0
All Rights Reserved