0

Giới thiệu về MongoDB

Hiện nay có khá nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu dạng NoSQL, một trong số đó phải kể đến MongoDB. Bài viết sau sẽ giúp mọi người có được cái nhìn sơ lược về database này.

  1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MONGODB?

MongoDB là một mã nguồn mở và là một tập tài liệu dùng cơ chế NoSQL để truy vấn, nó được viết bởi ngôn ngữ C++. Chính vì được viết bởi C++ nên nó có khả năng tính toán với tốc độ cao chứ không giống như các hệ quản trị CSDL hiện nay. Mỗi một table (bảng dữ liệu) trong SQL sử dụng thì trong MongoDB gọi là collection (tập hợp) Mỗi một record (bản ghi) trong MongoDB được gọi là document (tài liệu). Một bản ghi của MongoDB được lưu trữ dưới dạng document (tài liệu), nó được ghi xuống với cấu trúc field (trường) và value (giá trị). Nó giống như là một đối tượng JSON có dạng như sau:

mot-ban-ghi-cua-mongodb-json-document.png

Điều đó giúp bạn có thể dễ dàng ép kiểu sang array (mảng) để lập trình các ứng dụng một cách dễ dàng hơn. Nói một cách dễ hiểu thì mỗi một bản ghi của MongoDB là một mảng dữ liệu riêng biệt bao gồm các cặp key, value khác nhau do đó cách lưu trữ của MongoDB là phi cấu trúc dữ liệu.

  1. MONGODB HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

co-che-hoat-dong-cua-mongodb.jpg

MongoDB hoạt động dưới một tiến trình ngầm service luôn mở một cổng (Cổng mặc định là 27017) để lắng nghe các yêu cầu truy vấn, thao tác từ các ứng dụng gửi vào sau đó mới tiến hành xử lý.

Mỗi một bản ghi của MongoDB được tự động gắn thêm một field có tên “_id” thuộc kiểu dữ liệu ObjectId mà nó quy định để xác định được tính duy nhất của bản ghi này so với bản ghi khác, cũng như phục vụ các thao tác tìm kiếm và truy vấn thông tin về sau. Trường dữ liệu “_id” luôn được tự động đánh index (chỉ mục) để tốc độ truy vấn thông tin đạt hiệu suất cao nhất.

Mỗi khi có một truy vấn dữ liệu, bản ghi được cache (ghi đệm) lên bộ nhớ Ram, để phục vụ lượt truy vấn sau diễn ra nhanh hơn mà không cần phải đọc từ ổ cứng. Khi có yêu cầu thêm/sửa/xóa bản ghi, để đảm bảo hiệu suất của ứng dụng mặc định MongoDB sẽ chưa cập nhật xuống ổ cứng ngay, mà sau 60 giây MongoDB mới thực hiện ghi toàn bộ dữ liệu thay đổi từ RAM xuống ổ cứng.

  1. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MONGODB LÀ GÌ?

a. Ưu điểm:

  • Dữ liệu lưu trữ phi cấu trúc, không có tính ràng buộc, toàn vẹn nên tính sẵn sàng cao, hiệu suất lớn và dễ dàng mở rộng lưu trữ.
  • Dữ liệu được caching (ghi đệm) lên RAM, hạn chế truy cập vào ổ cứng nên tốc độ đọc và ghi cao.

b. Nhược điểm:

  • Không ràng buộc, toàn vẹn nên không ứng dụng được cho các mô hình giao dịch yêu cầu độ chính xác cao.
  • Không có cơ chế transaction (giao dịch) để phục vụ các ứng dụng ngân hàng.
  • Dữ liệu được caching, lấy RAM làm trọng tâm hoạt động vì vậy khi hoạt động yêu cầu một bộ nhớ RAM lớn.
  • Như đã giới thiệu ở trên, mọi thay đổi về dữ liệu mặc định đều chưa được ghi xuống ổ cứng ngay lập tức vì vậy khả năng bị mất dữ liệu từ nguyên nhân mất điện đột xuất là rất cao.

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí