+5

Giới thiệu Kubernetes (K8S)

Kubernetes chỉ là một phần trong hệ sinh thái của container ngày nay, do vậy trước khi đi vào tìm hiểu về Kubernetes, chúng ta cần biết tổng quan về hệ sinh thái của container. Trong hệ sinh thái của container có 03 phần chính, bao gồm:

  • Phần 1: Đây là thành phần cơ bản và cốt lõi nhất trong hệ sinh thái container, các thành phần này bao gồm: Kiến trúc lõi của container (các khái niệm về runtime spec, image format speck); khái niệm images, network và storage.
  • Phần 2: Các công nghệ về platform liên quan tới container, bao gồm: các sản phẩm để orchestration container (sử dụng để khởi tạo các container theo các cơ chế điều phối), nền tảng để quản lý các container và các nền tảng PaaS dựa trên container.
  • Phần 3: Các công nghệ hỗ trợ container, bao gồm: công nghệ hỗ trợ khi triển khai container trên nhiều máy chủ vật lý, các giải pháp phụ trợ về thu thập log và gaims sát. Kubernetes là một sản phẩm nằm trong phần 2 của hệ sinh thái của container hiện nay. Nó đóng vai trò là là một công cụ orchestration (tạo ra, điều phối và chỉ huy các container) - nôm na mà nói thì kubernetes là thằng túm đầu các máy vật lý hoặc máy ảo được cài đặt môi trường để triển khai container.

Các cách cài đặt K8S.

K8S có rất nhiều cách cài (công cụ khác nhau) khác nhau, tùy ngữ cảnh mà áp dụng. Tựu chung lại có 02 phương pháp cài đặt chính, đó là cài đặt thủ công và cài tự động (tự động thông qua các tools hoặc script mà bên khác cung cấp).

  • Cài đặt thủ công: Có nghĩa là cài theo kiểu step by step theo tài liệu của K8S.

    • Cài đặt thủ công thì tốn nhiều thời gian (có cách khắc phục là viết script hoặc lợi dụng các tools ở dưới) nhưng mang lại lợi ích về việc nắm chắc các bước nếu như bỏ thời gian đọc và cài theo.
    • Thích hợp với các môi trường phục vụ chạy production hoặc mô trường có nhiều host vật lý.
    • Cài đặt thủ công bằng các lệnh hoặc biên dịch từ mã nguồn mà K8S cung câp.
  • Minikube: Là một công cụ để cài đặt K8S - sử dụng nó như là cách bạn sử dụng mỳ ăn liền ấy. Minikube có các đặc điểm sau:

    • Minikube có thể hiểu là mì ăn liền trong thực tế, như vậy nó có tương đối các thành phần để đảm bảo K8S hoạt động được.
    • Minikube thích hợp với việc thử nghiệm ban đầu và thường cài trên 1 máy.
    • Minikube có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau nhưng tốt nhất nên có một máy Ubuntu 14.04, hoặc Ubuntu 16.04, hoặc CentOS7 để cài Minikube.
  • Cài bằng các tools đã được chế lại theo môi trường triển khai, tùy vào nhà cung cấp dịch vụ mà họ sẽ cung cấp các công cụ cài hoặc thậm chí đã cài sẵn, ta chỉ việc vọc mà thôi 😃. Họ không tính tiền cài nhưng giá đã được bao gồm rồi nhé. Tham khảo tại: https://kubernetes.io/docs/setup/pick-right-solution/

Cài đặt Kubernetes.

  • Trong hướng dẫn này tôi sẽ giới thiệu cách cài bằng tay luôn, bỏ qua anh Minikube. Hãy chuyển sang tài liệu này để cài đặt:

  • Còn vì một lý do gì đó mà chưa muốn cài ngay thì bạn có thể tương tác để thử nghiệm với Kubernetes tại đây: https://kubernetes.io/docs/setup/pick-right-solution/. Kubernetes đã chuẩn bị sẵn một môi trường LAB để người mới có thể kàm theo hướng dẫn để hoàn thành các thao tác cơ bản nhất.

1. Môi trường

  • Ubuntu 16.04 - 64 bit (3 node: 01 Node k8s-master, 02 node k8s-node1 & k8s-node2)
  • Docker version Docker version 1.13.1, build 092cba3
  • Kubernetes version v1.9.2

Lưu ý: Tài liệu thực hành này có ý nghĩa nhất với các phiên bản được kể tên ở trên, các phiên bản khác hoặc cũ hơn của từng thành phần sẽ cần có hướng dẫn khác hoặc chưa chắc chắn các bước thực hiện như tài liệu này.

2. Mô hình & IP Planning

2.1. Mô hình:

  • File topology online được cung cấp ở link này

2.2. IP Planning:

ip-planning

  • Lưu ý: Mặc dù trong bảng trên ta có 03 NICs cho mỗi máy nhưng trong các bước hướng dẫn này ta chỉ cần sử dụng interface có dải 172.16.68.0/24. Các dải còn lại là do hạ tầng của tôi và tôi chuẩn bị sẵn để cho các mục tiêu khác. Do vậy để làm theo LAB này bạn chỉ mỗi máy có 01 NIC là được. Hãy thay lại IP cho phù hợp với môi trường của bạn nhé.

3. Bước chuẩn bị

Đặt hostname, IP cho tất cả các node theo IP Planning

  • SSH với tài khoản root và thực hiện.

3.1. Đặt hostname và ip cho node k8s-master

  • Thực hiện update và cài các gói bổ trợ cho OS.

    apt-get update -y && apt-get upgrade -y
    apt-get -y install -y vim curl wget 
    apt-get -y install byobu
    

Tắt tính năng swap của OS.

  • Do K8S không hỗ trợ swap nên cần phải tắt swap nếu như trong lúc cài OS bạn đã cấu hình, các bước như sau. Thực hiện lệnh

    swapoff -a
    
  • Mở file /etc/fstab và comment dòng swap lại như ảnh: http://prntscr.com/jd638u

  • Kiểm tra lại bằng lệnh free -m nếu dòng swap báo giá trị 0 là đã tắt swap thành công, tham khảo: http://prntscr.com/jd63wk

  • Đặt ip cho node k8s-master bằng cách chạy lệnh dưới để sửa file file /etc/network/interfaces

    cat << EOF > /etc/network/interfaces
    # This file describes the network interfaces available on your system
    # and how to activate them. For more information, see interfaces(5).
    
    source /etc/network/interfaces.d/*
    
    # The loopback network interface
    auto lo
    iface lo inet loopback
    
    # The primary network interface
    auto ens4
    iface ens4 inet static
    address 172.16.68.130
    netmask 255.255.255.0
    gateway 172.16.68.1
    dns-nameservers 8.8.8.8
    EOF
    
    
  • Đặt hostname cho máy k8s-master bằng cách sửa nội dung các file /etc/hosts/etc/hostname

    • Chạy lệnh dưới để khai báo hostname cho k8s-node1

      cat << EOF > /etc/hosts
      127.0.0.1       localhost k8s-master
      172.16.68.130       k8s-master
      172.16.68.131       k8s-k8s-node1
      172.16.68.132       k8s-node2
      EOF
      
    • File /etc/hostname được sửa bằng lệnh dưới.

      echo k8s-master > /etc/hostname
      
  • Khởi động lại node k8s-master

    init 6
    

3.2. Đặt hostname và ip cho node k8s-node2

  • Thực hiện update và cài các gói bổ trợ cho OS.

    apt-get update -y && apt-get upgrade -y
    apt-get -y install -y vim curl wget 
    apt-get -y install byobu
    

Tắt tính năng swap của OS.

  • Do K8S không hỗ trợ swap nên cần phải tắt swap nếu như trong lúc cài OS bạn đã cấu hình, các bước như sau. Thực hiện lệnh

    swapoff -a
    
  • Mở file /etc/fstab và comment dòng swap lại như ảnh: http://prntscr.com/jd638u

  • Kiểm tra lại bằng lệnh free -m nếu dòng swap báo giá trị 0 là đã tắt swap thành công, tham khảo: http://prntscr.com/jd63wk

  • Đặt ip cho node k8s-node2 bằng cách chạy lệnh dưới để sửa file file /etc/network/interfaces

    cat << EOF > /etc/network/interfaces
    # This file describes the network interfaces available on your system
    # and how to activate them. For more information, see interfaces(5).
    
    source /etc/network/interfaces.d/*
    
    # The loopback network interface
    auto lo
    iface lo inet loopback
    
    # The primary network interface
    auto ens4
    iface ens4 inet static
    address 172.16.68.132
    netmask 255.255.255.0
    gateway 172.16.68.1
    dns-nameservers 8.8.8.8
    EOF
    
  • Đặt hostname cho máy k8s-master bằng cách sửa nội dung các file /etc/hosts/etc/hostname

    • Chạy lệnh dưới để khai báo hostname cho k8s-node2

      cat << EOF > /etc/hosts
      127.0.0.1       localhost k8s-node2
      172.16.68.130       k8s-master
      172.16.68.131       k8s-node1
      172.16.68.132       k8s-node2
      EOF
      
    • File /etc/hostname được sửa bằng lệnh dưới.

      echo k8s-node2 > /etc/hostname
      
  • Khởi động lại k8s-node2

    init 6
    

4. Cài đặt docker và các thành phần cần thiết của K8S.

Trên tất cả các node sẽ cài các thành phần: docker, kubelet, kubeadm và kubectl. Trong đó:

  • docker: để làm môi trường chạy các container.
  • kubeadm: Được sử dụng để thiết lập cụm cluster cho K8S. (Cluster là một cụm máy thực hiện chung một mục đích). Các tài liệu chuyên môn gọi kubeadm là bột bootstrap (bootstrap tạm hiểu một tools đóng gói để tự động làm việc gì đó)
  • kubelet: Là thành phần chạy trên các host, có nhiệm vụ kích hoạt các pod và container trong cụm Cluser của K8S.
  • kubectl: Là công cụ cung cấp CLI (Giao diện dòng lệnh) để tương tác với K8S.

4.1. Cài đặt docker trên tất cả các node

apt-get -y update && apt-get -y install docker.io

4.2. Cài đặt các thành phần của K8S trên tất cả các node.

  • Cài đặt trên tất cả các node
apt-get update && apt-get install -y apt-transport-https

curl -s https://packages.cloud.google.com/apt/doc/apt-key.gpg | apt-key add 

cat <<EOF >/etc/apt/sources.list.d/kubernetes.list
deb http://apt.kubernetes.io/ kubernetes-xenial main
EOF

apt-get update  -y
apt-get install -y kubelet kubeadm kubectl

4.3 Thiết lập cluster

  • Đứng trên node k8s-master thực hiện lệnh dưới để thiết lập cluster

    kubeadm init --apiserver-advertise-address 172.16.68.130 --pod-network-cidr=10.244.0.0/16
    
  • Trong đó:

    • 172.16.68.130: là IP của node k8s-master.
    • --apiserver-advertise-address: là địa chỉ của node k8s-master, địa chỉ này cần truyền thông được với các node còn lại trong cụm cluster. Trong ví dụ này node k8s-master có địa chỉ là: 172.16.68.130.
      • --pod-network-cidr: là dải địa chỉ mạng phụ thuộc mà công nghệ network sẽ sử dụng khi kết hợp với K8S, trong hướng dẫn này ta sử dụng flannet và flannet sử dụng dải 10.244.0.0/16.
  • Sau khi chạy kết quả như sau là thành công: http://paste.openstack.org/raw/720277/ (Nếu chưa đúng thì kiểm tra lại từ đầu nhé 😉)

  • Lưu ý quan trọng: Trong output ở trên có dòng dưới, sử dụng dòng này để join các node k8s-node1 và k8s-node2 vào cụm cluster ở bước dưới (Không chạy lệnh này ở đây - vì chỉ là note lưu ý).

  • Luư ý: Nếu gặp thông báo lỗi [ERROR Swap]: running with swap on is not supported. Please disable swap khi thực hiện kubeadm init thì cần thực hiện lệnh swapoff -a. Sau đó thực hiện lại lệnh ở trên.

  • Kết quả của lệnh trên như bên dưới hoặc như ảnh http://prntscr.com/i5icxv

    root@k8s-master:~#   kubeadm init --apiserver-advertise-address 172.16.68.130 --pod-network-cidr=10.244.0.0/16
    [init] Using Kubernetes version: v1.9.2
    [init] Using Authorization modes: [Node RBAC]
    [preflight] Running pre-flight checks.
            [WARNING FileExisting-crictl]: crictl not found in system path
    [certificates] Generated ca certificate and key.
    [certificates] Generated apiserver certificate and key.
    [certificates] apiserver serving cert is signed for DNS names [k8s-master kubernetes kubernetes.default kubernetes.default.svc kubernetes.default.svc.cluster.local] and IPs [10.96.0.1 172.16.68.130]
    [certificates] Generated apiserver-kubelet-client certificate and key.
    [certificates] Generated sa key and public key.
    [certificates] Generated front-proxy-ca certificate and key.
    [certificates] Generated front-proxy-client certificate and key.
    [certificates] Valid certificates and keys now exist in "/etc/kubernetes/pki"
    [kubeconfig] Wrote KubeConfig file to disk: "admin.conf"
    [kubeconfig] Wrote KubeConfig file to disk: "kubelet.conf"
    [kubeconfig] Wrote KubeConfig file to disk: "controller-manager.conf"
    [kubeconfig] Wrote KubeConfig file to disk: "scheduler.conf"
    [controlplane] Wrote Static Pod manifest for component kube-apiserver to "/etc/kubernetes/manifests/kube-apiserver.yaml"
    [controlplane] Wrote Static Pod manifest for component kube-controller-manager to "/etc/kubernetes/manifests/kube-controller-manager.yaml"
    [controlplane] Wrote Static Pod manifest for component kube-scheduler to "/etc/kubernetes/manifests/kube-scheduler.yaml"
    [etcd] Wrote Static Pod manifest for a local etcd instance to "/etc/kubernetes/manifests/etcd.yaml"
    [init] Waiting for the kubelet to boot up the control plane as Static Pods from directory "/etc/kubernetes/manifests".
    [init] This might take a minute or longer if the control plane images have to be pulled.
    [apiclient] All control plane components are healthy after 56.503430 seconds
    [uploadconfig] Storing the configuration used in ConfigMap "kubeadm-config" in the "kube-system" Namespace
    [markk8s-master] Will mark node k8s-master as k8s-master by adding a label and a taint
    [markk8s-master] k8s-master k8s-master tainted and labelled with key/value: node-role.kubernetes.io/k8s-master=""
    [bootstraptoken] Using token: 1aeb1d.89a15bf6272c8274
    [bootstraptoken] Configured RBAC rules to allow Node Bootstrap tokens to post CSRs in order for nodes to get long term certificate credentials
    [bootstraptoken] Configured RBAC rules to allow the csrapprover controller automatically approve CSRs from a Node Bootstrap Token
    [bootstraptoken] Configured RBAC rules to allow certificate rotation for all node client certificates in the cluster
    [bootstraptoken] Creating the "cluster-info" ConfigMap in the "kube-public" namespace
    [addons] Applied essential addon: kube-dns
    [addons] Applied essential addon: kube-proxy
    
    Your Kubernetes k8s-master has initialized successfully!
    
    To start using your cluster, you need to run the following as a regular user:
    
      mkdir -p $HOME/.kube
      sudo cp -i /etc/kubernetes/admin.conf $HOME/.kube/config
      sudo chown $(id -u):$(id -g) $HOME/.kube/config
    
    You should now deploy a pod network to the cluster.
    Run "kubectl apply -f [podnetwork].yaml" with one of the options listed at:
      https://kubernetes.io/docs/concepts/cluster-administration/addons/
    
    You can now join any number of machines by running the following on each node
    as root:
    
      kubeadm join --token 1aeb1d.89a15bf6272c8274 172.16.68.130:6443 --discovery-token-ca-cert-hash sha256:cb8e0cd1238dc8fe8b1b2f16fe02817425005f04a8ddd09a7c19db08b75f72eb
    
    root@k8s-master:~#
    
  • Quan sát của sổ ssh và thực hiện theo thông báo, thực hiện tiếp trên node k8s-master để cấu hình kubectl cho node k8s-master.

  • Tới bước này ta có 02 lựa chọn để thao tác với K8S, lựa chọn 1 là sử dụng tài khoản root, lựa chọn 2 là sử dụng một tài khoản khác, hướng dẫn này là tài khoản ubuntu.

Lựa chon 1: Sử dụng tài khoản root để thao tác với K8S. Trong lựa chọn này có 2 cách:

  • Cách 1: Trong mỗi phiên ssh bằng tài khoản root, để sử dụng được lệnh của K8S thì cần thực hiện lệnh dưới để khai báo các biến môi trường

    export KUBECONFIG=/etc/kubernetes/admin.conf
    
    • Bắt đầu từ đây có thể thao thác với K8S bằng lệnh kubectl để quản trị.
  • Cách 2: Hoặc khai báo cố định biến môi trường bằng các lệnh dưới đây. Lúc này ta không cần thực hiện export như ở trên nữa.

    mkdir -p $HOME/.kube
    sudo cp -i /etc/kubernetes/admin.conf $HOME/.kube/config
    sudo chown $(id -u):$(id -g) $HOME/.kube/config
    

Tới đây sẽ chuyển xuống bước Cài đặt Pod Network nếu như không muốn có thêm lựa chọn 2.

Lựa chon 2: Sử dụng một tài khoản khác tài khoản root

  • Tạo user ubuntu để thực hiện cấu hình cho K8S. Nếu có user trước đó rồi thì không cần thực hiện bước này.

    adduser ubuntu
    
  • Nhập thông tin và mật khẩu cho user ubuntu, sau đó phân quyền sudoer bằng lệnh dưới.

    echo "ubuntu ALL=(ALL) NOPASSWD: ALL" >> /etc/sudoers
    
  • Chuyển sang user ubuntu để thực hiện.

    su - ubuntu
    mkdir -p $HOME/.kube
    sudo cp -i /etc/kubernetes/admin.conf $HOME/.kube/config
    sudo chown $(id -u):$(id -g) $HOME/.kube/config
    
  • Sử dụng thủ thuật dưới để thao tác lệnh trong k8s được thuận lợi hơn nhờ việc tư động hoàn thiện lệnh mỗi khi thao tác.

    echo "source <(kubectl completion bash)" >> ~/.bashrc
    

Tới đây sẽ chuyển xuống bước Cài đặt Pod Network nếu như không muốn có thêm lựa chọn 2.

4.4 Cài đặt Pod Network

  • Đứng trên node k8s-master cài đặt Pod network.

  • K8S có nhiều lựa chọn cho giải pháp network để kết nối các container, trong hướng dẫn này chúng tôi sử dụng flannel

      kubectl apply -f https://raw.githubusercontent.com/coreos/flannel/master/Documentation/kube-flannel.yml
    
    • Kết quả của lệnh trên như sau:

      root@k8s-master:~# kubectl apply -f https://raw.githubusercontent.com/coreos/flannel/master/Documentation/kube-flannel.yml
      clusterrole.rbac.authorization.k8s.io "flannel" created
      clusterrolebinding.rbac.authorization.k8s.io "flannel" created
      serviceaccount "flannel" created
      configmap "kube-flannel-cfg" created
      daemonset.extensions "kube-flannel-ds" created
      
  • Từ bản 1.9 trở lên, thực hiện lệnh dưới để tạo token trên node k8s-master, kết quả trả vê được sử dụng để thực hiện trên các k8s-node1 và k8s-node2

     sudo kubeadm token create --print-join-command
    
    • Kết quả như bên dưới, lưu giá trị trong cột token để sử dụng cho việc join các k8s-node1 và k8s-node2 vào cụm cluster:

      kubeadm join --token 150984.0da1fe160e5113f0 172.16.68.130:6443 --discovery-token-ca-cert-hash sha256:cb8e0cd1238dc8fe8b1b2f16fe02817425005f04a8ddd09a7c19db08b75f72eb
      
  • Sau đó dùng kết quả trên để copy và thực hiện trên các k8s-node1 và k8s-node2.

4.5. Thực hiện join k8s-node1k8s-node2 vào cluster

  • Đứng trên cả k8s-node1k8s-node2 thực hiện

    kubeadm join --token 150984.0da1fe160e5113f0 172.16.68.130:6443 --discovery-token-ca-cert-hash sha256:cb8e0cd1238dc8fe8b1b2f16fe02817425005f04a8ddd09a7c19db08b75f72eb
    
  • Lưu ý: Nếu có thông báo [ERROR Swap]: running with swap on is not supported. Please disable swap khi thực hiện lệnh join thì sử dụng lệnh dưới và thực hiện lại lệnh join.

    swapoff -a
    
  • Kết quả trả về là:

    [preflight] Running pre-flight checks.
            [WARNING FileExisting-crictl]: crictl not found in system path
    [discovery] Trying to connect to API Server "172.16.68.130:6443"
    [discovery] Created cluster-info discovery client, requesting info from "https://172.16.68.130:6443"
    [discovery] Requesting info from "https://172.16.68.130:6443" again to validate TLS against the pinned public key
    [discovery] Cluster info signature and contents are valid and TLS certificate validates against pinned roots, will use API Server "172.16.68.130:6443"
    [discovery] Successfully established connection with API Server "172.16.68.130:6443"
    
    This node has joined the cluster:
    * Certificate signing request was sent to k8s-master and a response
      was received.
    * The Kubelet was informed of the new secure connection details.
    
    Run 'kubectl get nodes' on the k8s-master to see this node join the cluster.
    root@k8s-node1:~#
    
  • Lưu ý: là cần thực hiện trên cả 02 node k8s-node1k8s-node2

  • Sau khi thực hiện join cả 02 k8s-node1k8s-node2 thì quay lại node k8s-master để kiểm tra các node xem đã join được hay chưa.

    export KUBECONFIG=/etc/kubernetes/admin.conf
    kubectl get nodes
    
  • Kết quả trả về của lệnh trên như sau.

    NAME      STATUS    ROLES     AGE       VERSION
    k8s-master    Ready     k8s-master    9h        v1.9.2
    k8s-node1     Ready     <none>    8h        v1.9.2
    k8s-node2     Ready     <none>    6m        v1.9.2
    
  • Chúng ta có thể thấy ở cột STATUS đã có trạng thái Ready. Tiếp tục thực hiện hiện lệnh dưới để download hoặc kiểm tra trạng thái của các thành phần trong K8S trên các node đã hoạt động hay chưa.

    kubectl get pod --all-namespaces
    
  • Kết quả như bên dưới là ok (kiểm tra cột STATUS).

    NAMESPACE     NAME                             READY     STATUS    RESTARTS   AGE
    kube-system   etcd-k8s-master                      1/1       Running   0          9h
    kube-system   kube-apiserver-k8s-master            1/1       Running   0          9h
    kube-system   kube-controller-manager-k8s-master   1/1       Running   0          9h
    kube-system   kube-dns-6f4fd4bdf-ctxx7         3/3       Running   0          9h
    kube-system   kube-flannel-ds-kjnhs            1/1       Running   0          9h
    kube-system   kube-flannel-ds-wz648            1/1       Running   0          8h
    kube-system   kube-flannel-ds-xtcj9            1/1       Running   0          36m
    kube-system   kube-proxy-5slwp                 1/1       Running   0          36m
    kube-system   kube-proxy-5trrj                 1/1       Running   0          9h
    kube-system   kube-proxy-b54bs                 1/1       Running   0          8h
    kube-system   kube-scheduler-k8s-master            1/1       Running   0          9h
    
  • Trong một vài trường hợp cột STATUS sẽ có trạng thái Pending, ContainerCreating,ImagePullBackOf đối với một số thành phần, có thể chờ hoặc kiểm tra bằng lệnh kubectl describe pod <ten_pod> --namespace=kube-system , ở đây tên pod được lấy từ cột NAME.

    export KUBECONFIG=/etc/kubernetes/admin.conf
    
    kubectl describe pod kube-scheduler-k8s-master --namespace=kube-system
    

Tới đây chúng ta đã có môi trường để bắt đầu thực hành với K8S rồi. Sau phần này chúng ta nên đọc sang phần các khái niệm trong K8S trước khi đi vào thực hành chi tiết hơn.

5. Chạy thử ứng dụng

  • Sau khi cài đặt xong K8S và kiểm tra hoạt động cơ bản thì người dùng thường tò mò về cách tạo và chạy thử các ứng dụng hoặc tài nguyên trên cụm cluster vừa dựng, do vậy trong phần này tôi sẽ giới thiệu thêm các thao tác cơ bản để quản lý các tài nguyên và tạo ra các ứng dụng hoàn chỉnh để giải đáp sự tò mò và giúp người mới có thể hiểu được các bước cơ bản sau quá trình cài đặt K8S.

  • Có 2 cách để tạo ra các tài nguyên để phục vụ các ứng dụng trên cụm cluster K8S:

    • Cách 1: Sử dụng trực tiếp lệnh kubectl
    • Cách 2: Sử dụng file cấu hình (file yml) và thực thi chúng bằng lệnh kube apply. Có nghĩa là ta sẽ soạn các file theo cú pháp của yml và thực hiện lệnh kubectl apply để thực thi các tác vụ.

Trong phạm vi phần này, sẽ giới thiệu cách 1, cách 2 sẽ được đề cập trong phần nâng cao sau.

  • Sau đây, chúng ta sẽ học cách tạo ra một ứng dụng là web server trên K8S, chúng ta sẽ thực hiện lần lượt qua các bước và dần tiếp cận với các khái niệm trong quá trình thực hiện. Trong quá trình thực hiện các bước để tạo ra ứng dụng như người dùng mong muốn, chúng ta sẽ thực hiện thêm các lệnh để quan sát và kiểm chứng lại kết quả.

  • Khi các ứng dụng được tạo xong, ta sẽ thử truy cập từ các môi trường như local (chính các máy trong cụm cluster, từ bên ngoài từ máy tính khác các cụm cluster - có thể là laptop hoặc các máy trong mạng LAN với laptop của chúng ta).

  • Cuối cùng, ta sẽ thực hiện xóa hoặc hủy các ứng dụng để sẵn sàng cho phần tiếp theo 😃. Giờ thì hãy bắt đầu cho n

Tạo ứng dụng web server với image là nginx trên K8S.

  • Lưu ý: phần này sẽ sử dụng cách tạo ứng dụng và tài nguyên trực tiếp từ dòng lệnh.
  • Như đã nói ở bên trên, chúng ta sẽ tạo ra một ứng dụng với vai trò là web server, sau đó sẽ thực hiện các thao tác quản trị các container, truy cập vào ứng dụng đó từ các môi trường bên trong vào bên ngoài để kiểm tra hoạt động.
  • Thường thì các ứng dụng trên K8S phải trải qua các bước dưới:
Bước 1: Tạo container
  • Tạo 02 container với images là nginx, 2 container này chạy dự phòng cho nhau, port của các container là 80

    kubectl run test-nginx --image=nginx --replicas=2 --port=80 
    
    • Kết quả như sau:

      root@k8s-master:~# kubectl run test-nginx --image=nginx --replicas=2 --port=80
      deployment.apps "test-nginx" created
      root@k8s-master:~#
      

    Tới đây, ta mới tạo ra các container và chỉ có thể truy cập từ các máy trong cụm cluster, bởi vì các container này chưa được mở các port để ánh xạ với các IP của các máy trọng cụm K8S.

  • Ta có thể kiểm tra lại các container nằm trong các POD (khái niệm POD đọc lại ở trước đó hoặc chuyển sang phần các khái niệm để đọc thêm) bằng lệnh

    kubectl get pods -o wide
    
    • Kết quả:

      root@k8s-master:~# kubectl get pods -o wide
      NAME                         READY     STATUS    RESTARTS   AGE       IP           NODE
      test-nginx-959dbd6b6-7tx8l   1/1       Running   0          1m        10.244.2.5   k8s-node2
      test-nginx-959dbd6b6-h7xgg   1/1       Running   0          1m        10.244.1.5   k8s-node1
      
    • Trong kết quả trên, ta có thể quan sát thấy trạng thái các container ở cột STATUS và ở cột NODE - nời mà các container được phân phối, số lượng là container sẽ là 2 vì chúng ta đã có tùy chọn --replicas=2, việc phân phố số lượng container này một phần là do thành phần scheduler trong K8S thực hiện. Ngoài ra, trong các phần nâng cao sau của tài liệu này, chúng ta sẽ thực hành thêm việc thay đổi số lượng replicas (tạm hiểu là số lượng container) sau khi đã tạo chúng hoặc sau khi deploy các ứng dụng (điểm khá hay ho của container nói chung và K8S nói riêng).

  • Ngoài ra ta có thể sử dụng lệnh để dưới để xem các service nào đã sẵn sàng để deployment.

    kubectl get deployment
    
    • Kết quả như bên dưới (hãy quan sát cột AVAILABLE, giá trị này sẽ thay đổi khi ta thực hiện quá trình deployment các service này).

      root@k8s-master:~# kubectl get deployment
      NAME         DESIRED   CURRENT   UP-TO-DATE   AVAILABLE   AGE
      test-nginx   2         2         2            0           27m
      
Bước 2: Thực hiện deploy ứng dụng trên
  • Chính là bước phơi các port của container ra.

  • Tới bước này, chúng ta chưa thể truy cập vào các container được, cần thực hiện thêm bước deploy các container với các tùy chọn phù hợp, cụ thể như sau

    kubectl expose deploy test-nginx --port 80 --target-port 80 --type NodePort
    
    • Kết quả

      root@k8s-master:~# kubectl expose deploy test-nginx --port 80 --target-port 80 --type NodePort
      service "test-nginx" exposed
      
    • Ngoài các tùy chọn --port 80--target-port 80 thì ta lưu ý tùy chọn --type NodePort, đây là tùy chọn để ánh xạ port của máy cài K8S vào container vừa tạo, sử dụng các lệnh dưới để biết được port mà host ánh xạ là bao nhiêu ở bên dưới.

  • Quan sát kỹ hơn ứng dụng web server vừa tạo ở trên bằng lệnh

    kubectl describe service test-nginx
    
    • Kết quả như bên dưới, hãy lưu ý kết quả này.

      root@k8s-master:~# kubectl describe service test-nginx
      Name:                     test-nginx
      Namespace:                default
      Labels:                   run=test-nginx
      Annotations:              <none>
      Selector:                 run=test-nginx
      Type:                     NodePort
      IP:                       10.107.71.150
      Port:                     <unset>  80/TCP
      TargetPort:               80/TCP
      NodePort:                 <unset>  32136/TCP
      Endpoints:                10.244.1.5:80,10.244.2.5:80
      Session Affinity:         None
      External Traffic Policy:  Cluster
      Events:                   <none>
      root@k8s-master:~#
      
    • Trong kết quả này, chúng ta có thể thấy các tham số quan trọng và cần lưu ý như sau:

      • IP: 10.107.71.150: là địa chỉ được cấp phát cho ứng dụng test-nginx vừa tạo ở trên, địa chỉ này có ý nghĩa local.

        • Endpoints: 10.244.1.5:80,10.244.2.5:80: Đây là địa chỉ của dải mạng nội tại và liên kết các container khi chúng thuộc một POD. Ta có thể đứng trên một trong các node của cụm cluster K8S và thực hiện lệnh curl để truy cập web, ví dụ: curl 10.244.1.5 hoặc curl 10.244.2.5. Kết quả trả về html của web server.

        • Port và TargetPort: là các port nằm trong chỉ định ở lệnh khi ta deploy ứng dụng.

        • NodePort: <unset> 32136/TCP: Đây chính là port mà ta dùng để truy cập vào web server được tạo ở trên thông qua một trong các IP của các máy trong cụm cluser. Ta sẽ có các kiểm chứng dưới.

  • Đứng trên node k8s-master thực hiện curl vào một trong các IP sau:

    
    curl 10.107.71.150 
    
    hoặc 
    
    curl 10.244.1.5
    
    hoặc 
    
    curl 10.244.2.5
    
    • Kết quả:

      root@k8s-master:~# curl  10.244.1.5
      <!DOCTYPE html>
      <html>
      <head>
      <title>Welcome to nginx!</title>
      <style>
      		body {
      				width: 35em;
      				margin: 0 auto;
      				font-family: Tahoma, Verdana, Arial, sans-serif;
      		}
      </style>
      </head>
      <body>
      <h1>Welcome to nginx!</h1>
      <p>If you see this page, the nginx web server is successfully installed and
      working. Further configuration is required.</p>
      
      <p>For online documentation and support please refer to
      <a href="http://nginx.org/">nginx.org</a>.<br/>
      Commercial support is available at
      <a href="http://nginx.com/">nginx.com</a>.</p>
      
      <p><em>Thank you for using nginx.</em></p>
      </body>
      </html>
      
  • Đứng trên node k8s-master và thực hiện kiểm tra port được ánh xạ với container (trong kết quả trên là port 32136/TCP)

    ss -lan | grep 32136
    
    • Kết quả:

      root@k8s-master:~# ss -lan | grep 32136
      tcp    LISTEN     0      128      :::32136                :::*
      root@k8s-master:~#
      
  • Đứng trên máy Laptop hoặc máy khác cùng dải mạng với dải IP của các node trong cụ K8S, mở trình duyệt web và truy cập với địa chỉ: http://172.16.68.130:32136 hoặc http://172.16.68.131:32136 hoặc http://172.16.68.132:32136, chúng ta sẽ thấy kết quả như ảnh: http://prntscr.com/jhiy1r hoặc http://prntscr.com/jhiy3x

  • Ta có thể thực hiện lại lệnh kubectl get deployment đã dùng trước khi thực hiện deploy service, lúc này kết quả của cột AVAILABLE sẽ thay đổi (số 2).

    root@k8s-master:~# kubectl get deployment
    NAME         DESIRED   CURRENT   UP-TO-DATE   AVAILABLE   AGE
    test-nginx   2         2         2            2           27m
    
  • Sử dụng các lệnh kubectl get services để biết được các vices được deploy với việc ánh xạ port là bao nhiêu (đây có thể là cách xem port được ánh xạ với các node).

    root@k8s-master:~# kubectl get services
    NAME         TYPE        CLUSTER-IP      EXTERNAL-IP   PORT(S)        AGE
    kubernetes   ClusterIP   10.96.0.1       <none>        443/TCP        2d
    test-nginx   NodePort    10.107.71.150   <none>        80:32136/TCP   24m
    

Tới đây, có lẽ đa như kỳ vọng của người dùng ban đầu rồi 😃. Một số kỹ thuật chỉnh port theo nhu cầu hoặc link giữa các container ta có thể kiểm tra sau và thực hiện ở mục nâng cao. Trước khi kết thúc phần này ta sẽ thực hiện một số lệnh để xóa các service và Pod (các container thuộc Pod) để chuẩn bị cho phần sau.

  • Thực hiện xóa các service vừa tạo ở trên.

    kubectl delete service test-nginx
    
    kubectl delete deployment test-nginx
    
  • Sau đó kiểm tra lại bằng các lệnh đã dùng ở bên trên

    kubectl get services
    kubectl get deployments
    

Tới đây, ta đã kết thúc bước cơ bản để thực hiện tạo và quản lý một ứng dụng cơ bản trên cụm cluster K8S, từ sau này có thể chuyển sang các bước và tài liệu tiếp theo để vọc vạch thêm rồi nhé 😃

Ví dụ tạo các ứng dụng với file yaml

  • Trong phần trước đã hướng dẫn tạo thử một ứng dụng bằng cách lệnh của K8S. Với cách sử dụng lệnh thì được dùng chủ yếu để kiểm tra và thử một số thành phần hoặc container cơ bản. Nhưng trong thực tế triển khai các ứng dụng thì kỹ thuật sử dụng file template lại phổ biến hơn, lúc này việc triển khai giống như bạn đang thực hiện code, tạo ra một lần và dùng nhiều lần.

  • Sau đây sẽ lấy ví dụ về cách triển khai một ứng dụng trên K8S bằng cách sử dụng file yaml.

  • Copy nội dung dưới và lưu lại thành file với đuôi mở rộng là yaml hoặc yml, ví dụ tên là apache-app.yaml

apiVersion: apps/v1beta1
kind: Deployment
metadata:
  name: apache2
spec:
  template:
    metadata:
      labels:
        name: apache2
    spec:
      containers:
      - name: apache2
        image: httpd
        ports:
        - containerPort: 80
---
apiVersion: v1
kind: Service
metadata:
  name: apache2
spec:
  selector:
    name: apache2
  ports:
    - port: 5555
      targetPort: 80
  type: NodePort
  • Hoặc tải file ở đây

  • Sau đó thực hiện lệnh dưới để deploy ứng dụng

    kubectl create -f apache-app.yaml
    
    • Kết quả:
    root@k8s-master:~# kubectl create -f apache-app.yaml
    deployment.apps "apache-app" created
    service "apache-app" created
    
  • Kiểm tra thêm bằng các lệnh

    kubectl get services
    kubectl get deployments
    
    • Sử dụng port ở kết quả để truy cập, với node port sẽ là http://172.16.68.130:32316/ hoặc http://172.16.68.131:32316/ hoặc http://172.16.68.132:32316/

Như vậy ta đã hoàn tất bước sử dụng file để triển khai các container, việc tìm hiểu cấu trúc file sẽ được mô tả ở các phần nâng cao sau 😉

HẾT

6. Cài đặt Dashboard

Hẳn nhiều bạn sau khi cài đặt xong k8s, cũng tò mò hỏi xem nó có giao diện đồ họa (website) không. Câu trả lời là có. Và phần này sẽ hướng dẫn cho các bạn cách thiết lập giao diện cho k8s

6.1 Cài đặt

Sau khi cài đặt k8s theo hướng dẫn bên trên, sẽ chưa có giao diện ngay cho bạn sử dụng. Bạn chạy lệnh sau để cài đặt thêm container cung cấp giao diện.

kubectl apply -f https://raw.githubusercontent.com/kubernetes/dashboard/master/src/deploy/recommended/kubernetes-dashboard.yaml

Chạy xong lệnh trên, kết quả của lệnh như sau:

secret "kubernetes-dashboard-certs" created
serviceaccount "kubernetes-dashboard" created
role.rbac.authorization.k8s.io "kubernetes-dashboard-minimal" created
rolebinding.rbac.authorization.k8s.io "kubernetes-dashboard-minimal" created
deployment.apps "kubernetes-dashboard" configured
service "kubernetes-dashboard" created

container này sẽ chạy trong namespace của k8s là kube-system.

6.2 Cấu hình

Bạn chạy lệnh sau để bắt đầu vào giao diện website:

kubectl proxy

Bây giờ, có thể đứng trên Master Node và truy cập vào địa chỉ http://localhost:8001 hoặc http://127.0.0.1:8001 để vào.

URL sau để vào dashboard: http://localhost:8001/api/v1/namespaces/kube-system/services/https:kubernetes-dashboard:/proxy/

Nhưng nếu đơn giản vậy thì có lẽ không cần tôi phải viết hướng dẫn này. Cái cùi bắp của cách truy cập trên là bạn phải sử dụng một trình duyệt cài đặt trên chính máy chủ Master node để truy cập. Làm cách nào để truy cập từ nơi khác thông qua IP của Master node. Xin làm theo các bước bên dưới

Đầu tiên, bạn phải chỉnh sửa lại một chút trong cấu hình của service kubernetes-dashboard. Chạy lệnh sau để mở

kubectl -n kube-system edit service kubernetes-dashboard

Có một giao diện chỉnh sửa file được mở ra (chắc xài vim). Bạn tìm tới dòng type: ClusterIP và đổi nó thành type: NodePort. Sau đó nhấn phím ESC:x để lưu lại.

Lúc này, service kubernetes-dashboard đã lấy một port trên Master Node để NAT vào port 443 của service. Kiểm tra

kubectl -n kube-system get service kubernetes-dashboard

Kết quả:

NAME                   TYPE       CLUSTER-IP      EXTERNAL-IP   PORT(S)         AGE
kubernetes-dashboard   NodePort   10.108.100.24   <none>        443:30826/TCP   19m

Từ trình duyệt trên máy cá nhân, bạn vào đường dẫn sau https://192.168.30.37:30826. Nhớ là phải xài HTTPS và thay IP, port tương ứng của Master node.

Tới đây, bạn thêm exception ssl cho trình duyệt. Sẽ hiển thị một màn hình đăng nhập có 02 tùy chọn KubeconfigToken.

Thông thường, sẽ xài token để login. Vậy token lấy ở đâu. Bạn làm như sau.

Chạy lệnh liệt kê toàn bộ secret đang có trên Master node

kubectl -n kube-system get secret

Kết quả của lệnh trên như sau:

NAME                                             TYPE                                  DATA      AGE
attachdetach-controller-token-2qzmx              kubernetes.io/service-account-token   3         8d
bootstrap-signer-token-4xf4c                     kubernetes.io/service-account-token   3         8d
bootstrap-token-mp1gba                           bootstrap.kubernetes.io/token         6         17h
certificate-controller-token-hp4pb               kubernetes.io/service-account-token   3         8d
clusterrole-aggregation-controller-token-82525   kubernetes.io/service-account-token   3         8d
cronjob-controller-token-h4r4q                   kubernetes.io/service-account-token   3         8d
daemon-set-controller-token-7jnmg                kubernetes.io/service-account-token   3         8d
default-token-vbq5r                              kubernetes.io/service-account-token   3         8d
deployment-controller-token-hw9z6                kubernetes.io/service-account-token   3         8d
disruption-controller-token-w88np                kubernetes.io/service-account-token   3         8d
endpoint-controller-token-c7kd7                  kubernetes.io/service-account-token   3         8d
flannel-token-znjq2                              kubernetes.io/service-account-token   3         8d
generic-garbage-collector-token-jcswb            kubernetes.io/service-account-token   3         8d
heapster-token-7sk58                             kubernetes.io/service-account-token   3         18h
horizontal-pod-autoscaler-token-2gwqd            kubernetes.io/service-account-token   3         8d
job-controller-token-h58gr                       kubernetes.io/service-account-token   3         8d
kube-dns-token-nlsm9                             kubernetes.io/service-account-token   3         8d
kube-proxy-token-zwsp7                           kubernetes.io/service-account-token   3         8d
kubernetes-dashboard-certs                       Opaque                                1         17h
kubernetes-dashboard-key-holder                  Opaque                                2         3d
kubernetes-dashboard-token-6vwnt                 kubernetes.io/service-account-token   3         19h
metrics-server-token-zntp6                       kubernetes.io/service-account-token   3         18h
namespace-controller-token-h9t47                 kubernetes.io/service-account-token   3         8d
node-controller-token-qlct6                      kubernetes.io/service-account-token   3         8d
persistent-volume-binder-token-69h9d             kubernetes.io/service-account-token   3         8d
pod-garbage-collector-token-j9d9f                kubernetes.io/service-account-token   3         8d
pv-protection-controller-token-m8zvk             kubernetes.io/service-account-token   3         8d
pvc-protection-controller-token-2xm8w            kubernetes.io/service-account-token   3         8d
replicaset-controller-token-h92xk                kubernetes.io/service-account-token   3         5m
replication-controller-token-dtf66               kubernetes.io/service-account-token   3         8d
resourcequota-controller-token-nkc65             kubernetes.io/service-account-token   3         8d
service-account-controller-token-dtg8c           kubernetes.io/service-account-token   3         8d
service-controller-token-mq55l                   kubernetes.io/service-account-token   3         8d
statefulset-controller-token-54fwx               kubernetes.io/service-account-token   3         8d
token-cleaner-token-grlqf                        kubernetes.io/service-account-token   3         8d
ttl-controller-token-59tgf                       kubernetes.io/service-account-token   3         8d

Mỗi secret sẽ chứa một token với quyền hạn khác nhau, bạn chạy lệnh sau để xem được token đang chứa trong secret tương ứng. Tôi lấy một secret bất kỳ

kubectl describe secret cluster-admin-dashboard-sa-token-r4x48

Kết quả

Name:         cluster-admin-dashboard-sa-token-r4x48
Namespace:    default
Labels:       <none>
Annotations:  kubernetes.io/service-account.name=cluster-admin-dashboard-sa
              kubernetes.io/service-account.uid=b0264e18-5c9a-11e8-874a-525400fd9cfb

Type:  kubernetes.io/service-account-token

Data
====
ca.crt:     1025 bytes
namespace:  7 bytes
token:      eyJhbGciOiJSUzI1NiIsImtpZCI6IiJ9.eyJpc3MiOiJrdWJlcm5ldGVzL3NlcnZpY2VhY2NvdW50Iiwia3ViZXJuZXRlcy5pby9zZXJ2aWNlYWNjb3VudC9uYW1lc3BhY2UiOiJkZWZhdWx0Iiwia3ViZXJuZXRlcy5pby9zZXJ2aWNlYWNjb3VudC9zZWNyZXQubmFtZSI6ImNsdXN0ZXItYWRtaW4tZGFzaGJvYXJkLXNhLXRva2VuLXI0eDQ4Iiwia3ViZXJuZXRlcy5pby9zZXJ2aWNlYWNjb3VudC9zZXJ2aWNlLWFjY291bnQubmFtZSI6ImNsdXN0ZXItYWRtaW4tZGFzaGJvYXJkLXNhIiwia3ViZXJuZXRlcy5pby9zZXJ2aWNlYWNjb3VudC9zZXJ2aWNlLWFjY291bnQudWlkIjoiYjAyNjRlMTgtNWM5YS0xMWU4LTg3NGEtNTI1NDAwZmQ5Y2ZiIiwic3ViIjoic3lzdGVtOnNlcnZpY2VhY2NvdW50OmRlZmF1bHQ6Y2x1c3Rlci1hZG1pbi1kYXNoYm9hcmQtc2EifQ.mHpm3XZd5NWA8KAp3gmj3Zi5TnNlwnw7JwG-aqE9mMtleBr-a4aBzbIE2KR-1TaNR7daNqZ0SOb7lv8577PVAdM-pwBwFCHc1rJW6kzaNLywnuuSzmlkRG_3VgNA2j4hifaK0kSqClp3m6XW9YQdGXi89-ClNZl1YtUsFfInniUCBlR3Fj5uxsrIXZl8BivCT0jGDLvNgUGRC5Uau334phRYQsFpnSdg1iRbUaG9QO6IvOPTtn-dFPmMyJcNiDcN4_wMBii_LaVKTdLnRmTLw_gZyThkyCKh9216GAUTK-hgoGmE98L_GdA8gaQCO0urriNYkXUNK803t2_Y_eBnZg

Bạn copy lấy đoạn token bắt đầu từ chữ ey..., sau đó trên giao diện, bạn chọn vào Token, paste đoạn token vừa xong vào và SIGN IN

k8s-dashboard

Chúc mừng bạn đã đăng nhập thành công. Lưu ý là mỗi token của secret là có quyền khác nhau nhé.

Ngoài ra, bạn còn có thể tạo riêng secret với các quyền hạn riêng. Đây là phần phân quyền cho người dùng. Tham khảo cách tạo ở link

Tham khảo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí