+1

Đối ứng thế nào khi một version Android không còn được hỗ trợ trên thị trường

1. Kiểm thử ứng dụng trên thiết bị di động là gì?

Kiểm thử ứng dụng trên thiết bị di động là kiểm thử các tính năng, tính nhất quán và tính khả dụng của ứng dụng bởi manual hoặc automation tool. Khi một mobile app được phát triển, một danh sách các hệ điều hình cũng như cấu hình device được liệt kê với sự thống nhất của BA, PM và client. Ngoài thiết bị thật thì một số thử nghiệm trên emulator, simulator, cloud cũng được chấp nhận.

2. Những vấn đề phát sinh khi có một version không còn được hỗ trợ trên thị trường

Khi một phiên bản mới tung ra, các phiên bản cũ có thể bị loại bỏ khỏi thị trường, user sẽ chuyển sang sử dụng version mới. Các thống kê, khảo sát cho thấy tỷ lệ người dùng phiên bản trước đó có thể dưới 15% sau khi nó không còn được hỗ trợ trên thị trường. Ngược lại, khi một version được phát hành, nó chỉ được phát hành trên một số device mới và không phải tất cả user đều sẽ chuyển sang sử dụng version mới nhất với các tính năng mới. Do đó việc phân tích, thống kê user để có sự hỗ trợ cần thiết cho các version. Luôn có sự khác biệt lớn giữa version mới nhất và các version trước đó. Ví dụ, theo thống kê thì người dùng Jelly Beans chỉ chiếm 7,6% trong khi phần lớn user sử dụng Lollipop, Marshmallow và Nougat, trong khi version mới nhất là Oreo chỉ chiếm 1.1%.

Khi một version được đưa ra khỏi thị trường, user phải nâng cấp lên version Android mới, nó phụ thuộc vào việc các hãng điện thoại cung cấp phiên bản cập nhật cho thiết bị của họ. Những hãng điện thoại này sẽ phân tích xem liệu họ có nên nâng cấp phần mềm hay không dựa trên giá trị kinh tế. Do version đã được đưa khỏi thị trường, tất cả các ứng dụng trên điện thoại của bạn không thể cập nhật, User buộc phải chọn tiếp tục sử dụng điện thoại với OS như cũ hoặc mua mới điện thoại với OS mới hơn.

Từ quan điểm của ứng dụng, việc đưa một version ra khỏi thị trường sẽ ảnh hưởng đến người dùng và doanh nghiệp của họ như thế nào? Các tính năng của Android sẽ thay đổi theo version. Sau đây một số tính năng phổ biến của Android thường được sử dung trong phát triển ứng dụng sẽ được liệt kê:

#1. UI:

Giao diện người dùng luôn được cải thiện so với version trước đó về kích thước, màu sắc, sự sắp xếp của các icon, sự phối màu, setting... Các thanh thông báo, tiện tích, ứng dụng của Google như Maps, Gmail cũng sẽ được cải thiện trong version mới.

Có thể nhận ra sự khác nhau về UI giữa Nougat vs Oreo nếu là tín đồ của hệ điều hành Android:

#2. Camera:

Nếu chúng ta xem xét phiên bản Android đầu tiên được phát hành vào năm 2008, nó có camera nhưng không hỗ trợ độ phân giải hoặc cân bằng trắng hay chất lượng cũng không tốt, nhưng bây giờ chúng có hỗ trợ HRD +, tự động lấy nét, chức năng camera kép, cân bằng trắng, hẹn giờ và nhiều tính năng khác. Cách truy cập vào máy ảnh cũng được cải tiến, chúng ta cũng có thể truy cập máy ảnh trên màn hình khóa. Ứng dụng máy ảnh có thể tải ảnh trên Google+ chứ không phải thư viện.

#3. Hỗ trợ kết nối mạng:

Cho đến version 4.0, nó chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ kết nối 3G. Sau version 4.0, sự hỗ trợ đã tăng lên 4G và hiện tại là LTE. Tốc độ dữ liệu và khả năng kết nối được cải thiện ở các phiên bản Android mới.

#4. Bộ nhớ:

Bộ nhớ vật lý của điện thoại thường bị hạn chế và do đó RAM đóng một vai trò quan trọng trong đó. Trình quản lý RAM của các phiên bản mới nhất được nâng cao hơn, giúp người dùng có thể quản lý bộ nhớ. Trước đó, nếu kill ứng dụng, người dùng phải khởi động lại điện thoại nhưng giờ đây với RAM Manager, thật dễ dàng để giải phóng bộ nhớ, do đó tăng tốc độ điện thoại.

#5. Performance:

Ngoài các cải thiện như các mục đã liệt kê ở trên, với mỗi phiên bản mới được tung ra cho Android, các chức năng bên dưới bề mặt cũng sẽ cải thiện như hiệu suất, độ ổn định, thời lượng pin, v.v. Hiệu năng của các ứng dụng cũng thay đổi như một bộ xử lý đơn lẻ sẽ chậm khi so sánh với bộ xử lý quad- core. Cùng với giao diện người dùng, các ứng dụng chạy nền cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể.

#6. Các ứng dụng Google sẵn có:

Các ứng dụng của Google như Maps, Gmail, Nhắn tin, Note, v.v., được tích hợp sẵn. Rất nhiều ứng dụng được phát triển để sử dụng các ứng dụng này hoặc kết nối với những ứng dụng này để liên lạc và được sử dụng rộng rãi nhất trong số đó là Google Maps. Ứng dụng Maps của Google được nhiều ứng dụng như Zomato, Uber, Grab, v.v. sử dụng và với việc ra mắt phiên bản mới, các ứng dụng này cũng đã được cải thiện nhiều hơn.

Dựa trên các tính năng đã phân tích ở trên, khi có một version bị loại bỏ khỏi thị trường, chúng ta có thể phân tích tính năng đó quan trọng thế nào với app của bạn, tính năng đó ở version hiện tại và version mới có gì khác biệt, tạo ra danh sách các tính năng của ứng dụng hoặc giao diện người dùng bị ảnh hưởng. Điều quan trọng là với sự giúp đỡ từ BA & Product Owner, chúng ta nên làm khảo sát khách hàng về version Android bị loại khỏi thị trường. Từ kết quả phân tích khảo sát, bạn và BA, Product Owner quyết định có hỗ trợ version bị loại bỏ hay không để tránh việc đầu tư công sức, tiền bạc và thời gian hỗ trợ không cần thiết. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu về tỷ lệ phần trăm user đang sử dụng version bị loại bỏ từ nhà phát triển Android, tuy nó không đủ nhưng vẫn có cơ sở thuyết phục Product Owner và team của bạn.

Trong trường hợp bạn phải hỗ trợ Version Android bị loại bỏ khỏi thị trường, bạn cần đặt ra các câu hỏi như:

  1. Mức độ ưu tiên hỗ trợ như thế nào?
  2. Sẽ hỗ trợ ứng dụng của bạn trên OS version không được phát triển tiếp đến khi nào?
  3. Chúng ta nên quản lý resource team ra sao?
  4. Liệu có sự ảnh hưởng nào đến version mới của ứng dụng của bạn không?
  5. Có cần thiết test chuyên sâu cho OS version cũ đó không?

Sau đây là các gợi ý cho giải pháp giải quyết:

  1. Đối với lần giới thiệu đầu tiên, phải kiểm tra kỹ càng từng chức năng, sau fix bug phải regression testing.
  2. Nên kiểm tra giao diện app trên các size màn hình khác nhau.
  3. Có các cuộc họp Scrum để quyết định mức độ ưu tiên fix bug.
  4. Nên gắn tag cho những bug liên quan đến Version Android. Nó sẽ hữu ích khi sau một thời gian support, bạn xem xét lại có nên tiếp tục hỗ trợ nữa hay không.
  5. Nên giữ lại app khoảng 1 tháng ở lần đầu tiên để tem dev và QA hoàn thiện nó.
  6. Ưu tiên thảo luận các User story & task cho version tiếp theo trước lần release đầu tiên.
  7. Sau mỗi 3-6 tháng support Android version bị loại bỏ, team nên thảo luận xem có nên tiếp tục support hay không?

Phương pháp để test Version đã loại bỏ khỏi thị trường

Để kiểm thử cho các Version Android bị loại khỏi thị trường, nếu ứng dụng chỉ tập trung vào UI, chúng ta có thể sử dụng simulator hoặc emulator. Nhưng nếu cần kiểm tra các chức năng thì thiết bị thực vẫn là lựa chọn tối ưu. Hãy kiểm tra trên 2-3 device tương thích với ứng dụng của bạn. Chú ý các case như install mới hoặc update lên version đã không còn được hỗ trợ. Hãy kiểm tra hoạt động của app trên iPad/ Tablet nếu được yêu cầu. Kiểm tra với mạng 2G/ 3G, kiểm thử với trường hợp mạng yếu, bộ nhớ device còn ít (đảm bảo bộ nhớ lớn hơn mức mà nhà phát triển yêu cầu).

KẾT LUẬN:

Kiểm thử ứng dụng trên thiết bị di động là một trải nghiệm đầy thách thức và nó cung cấp rất nhiều về mặt học tập, kinh nghiệm và kiến ​​thức. Đây là một thị trường năng động và phát triển, nó thay đổi sau mỗi 6 tháng, khi đó hãy trao đổi về nó một cách nghiêm túc cùng với các nghiên cứu, phân tích và khảo sát.

Team phải thống nhất cùng một quyết định là hỗ trợ hay không hỗ trợ trên một Version Android sau những phân tích về nỗ lực, thời gian, nguồn lực của team.

Là một QA, hãy cảnh giác và luôn tham gia nghiên cứu càng nhiều càng tốt về các Version, tính năng của chúng.

Tham khảo: https://www.softwaretestinghelp.com/test-android-version-taken-out-of-market/ https://www.sammobile.com/wp-content/uploads/2018/02/s8-oreo-vs-nougat-21A.jpg https://2.bp.blogspot.com/-eSjzSv7_uyI/Wnm9XUnCUhI/AAAAAAAAINs/x1SliG-SmZ8kq3Kc7NgVcq3DoT_rJ5aPQCLcBGAs/s1600/Android%2Boreo%2Bupdate.PNG


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí