ĐỊNH NGHĨA, VÍ DỤ VÀ LỢI ÍCH CỦA RATE LIMITER
Định nghĩa
Rate Limiter thường được sử dụng để kiểm soát số lượng request được gửi bởi một client hoặc một service trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ
Ví dụ điển hình là chặn hành vi spam hoặc hạn chế crawler.
Hoặc một số ví dụ khác như:
-
Nếu nhập sai mật khẩu 5 lần, thẻ ngân hàng của bạn sẽ bị khóa.
-
Nếu nhập sai mật khẩu 5 lần, bạn sẽ bị tạm dừng 1 phút mới có thể nhập mật khẩu lần tiếp theo.
-
Bạn không thể tạo quá 10 tài khoản mỗi ngày từ cùng một địa chỉ IP.
-
Bạn không thể mời quá 1000 người like trang Facebook của mình trong vòng 24 giờ.
-
...
Lợi ích của việc sử dụng API Rate Limiter:
-
🥵 Tránh tình trạng cạn kiệt tài nguyên:
-
Hầu như tất cả các API do các công ty công nghệ lớn publish đều áp dụng rate limiting.
-
Ví dụ:
-
Twitter (hiện tại là X) giới hạn số lượng tối đa 300 tweet hoặc retweet trong mỗi 3 giờ.
-
Google Docs API giới hạn số lượng read request mỗi phút cho mỗi user trong mỗi project là 300 request.
-
-
-
💶 Giảm chi phí:
-
Thông thường khi sử dụng các dịch vụ của bên thứ ba, điển hình như các dịch vụ của AWS chẳng hạn, các bạn sẽ thường xuyên phải để ý đến số lượng request mình đã dùng (quota), vì nó liên quan trực tiếp đến số tiền mà mình phải trả cho AWS.
-
Dùng rate limiter để hạn chế các request dư thừa, đồng nghĩa với việc bạn có thể góp phần vào việc tối ưu hóa server và phân phối tài nguyên hợp lý hơn cho những API thường xuyên được sử dụng.
-
-
🚫 Ngăn chặn tình trạng server bị quá tải:
- Rate limiter có thể được sử dụng để giảm tải cho server, bằng cách lọc bỏ các request do Bot hoặc các hành vi sai trái của người dùng gây ra.
LỜI NHẮN
Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết trong series "System Design - Thiết kế Hệ thống" của mình trên blog này nhé. Hi vọng kiến thức này hữu ích với bạn.
Follow mình trên Facebook "CLB Lập trình - THPT Ngọc Tảo" hoặc kênh Youtube "Tờ Mờ Sáng học Lập trình" để cùng nhau học tập, chia sẻ những kiến thức công nghệ và lập trình hoàn toàn miễn phí nhé!
Facebook CLB Lập trình - THPT Ngọc Tảo: https://www.facebook.com/clb.it.ngoctao/
Youtube Tờ Mờ Sáng học Lập trình: https://www.youtube.com/@tmsangdev
Hẹn gặp lại 👋
BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM
Clean Architecture: A Craftsman’s Guide to Software Structure and Design - Robert C. Martin
Designing Data – Insensitive applications - Martin Kleppmann
System Analysis and Design - Alan Dennis, Barbara Haley Wixom, Roberta M. Roth
System Design Interview - Alex Xu
Modern Systems Analysis and Design - Joseph Valacich, Joey George
Head First Design Patterns - Eric Freeman, Elisabeth Robson
All Rights Reserved