CORS là gì?
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Xin chào, hồi mới tập tành code, mình thường thấy lỗi đỏ lòm trên trình duyệt liên quan đến Access-Control-Allow-Origin
, nhìn rất là tức mắt. Có nhiều lập trình viên thường gặp phải các vấn đề liên quan tới CORS, vậy thì trong viết này mình xin giới thiệu cho những ai chưa biết về CORS nhé.
CORS là gì
CORS là viết tắt của Cross-Origin Resource Sharing
, nó có nghĩa là chia sẻ tài nguyên có nhiều nguồn khác nhau. same origin policy
là cơ chế bảo mật rất quan trọng, được hiện thực trên trình duyệt để chặn code JS có thể tạo ra những request đến những nguồn khác với nguồn mà nó được trả về. Client từ các nguồn khác nhau không thể truy cập tài nguyên của nhau nếu không được phép.
Ví dụ bạn vừa truy cập một trang web có chứa mã độc A, trang A lấy dữ liệu từ mạng xã hội B, và nếu như bạn đang sử dụng mạng xã hội B này và không có same-origin policy
thì trang A kia có thể dễ dàng lấy dữ liệu của bạn, same-origin policy
dùng để ngăn trường hợp như vậy xảy ra.
Những trường hợp sau được coi là cross origin:
- khác domain
- khác protocol
- khác subdomain
- khác port
Cơ chế hoạt động
Trong thực tế chúng ta vẫn có thể sẽ cần truy vấn tới một trang khác, lúc đó cần đến CORS. Dựa vào HTTP header để khai báo cho trình duyệt biết web A có thể truy cập vào tài nguyên ở web B.
Các trình duyệt đều cài đặt same-origin policy
, do đó truy vấn ở trên sẽ không nhận được data, trừ khi server trả về response có header CORS phù hợp.
Phía client gửi request lên server, những request khi gửi sẽ kèm theo header tên là origin
để chỉ định origin của client code. Server sẽ kiếm tra origin có hợp lệ hay không, nếu hợp lệ sẽ trả về response kèm header Access-Control-Allow-Origin
. Header này cho client biết có phải nguồn hợp lệ để trình duyệt tiếp tục request hay không.
Thường thì Access-Control-Allow-Origin
có giá trị giống như origin
, hoặc là regex, hoặc là *
, khi giá trị của nó là *
thì được coi là không an toàn, chỉ phù hợp khi API được public.
Các request có thay đổi dữ liệu như POST
, PUT
, PATCH
, DELETE
, ... thì trình duyệt sẽ tự động thực hiện request gọi là preflight request
trước khi thực sự thực hiện request để kiểm tra phía server đã thực hiện CORS chưa, và cũng để biết được request có hợp lệ hay không. Hơn nữa nếu chúng ta có custom header vào request thì việc gửi preflight request
là cần thiết.
CORS trong framework
Laravel
Trước hết cần tạo middleware, chạy command:
$ php artisan make:middleware Cors
Sau đó thêm header trong app/Http/Middleware/Cors.php
:
<?php
namespace App\Http\Middleware;
use Closure;
class Cors
{
public function handle($request, Closure $next)
{
return $next($request)
->header("Access-Control-Allow-Origin", "*")
->header("Access-Control-Allow-Methods", "GET, POST, PUT, DELETE, OPTIONS")
->header("Access-Control-Allow-Headers", "X-Requested-With, Content-Type, X-Token-Auth, Authorization");
}
}
Đăng ký middleware trong app/Http/kernel.php
:
protected $routeMiddleware = [
"auth" => \App\Http\Middleware\Authenticate::class,
"auth.basic" => \Illuminate\Auth\Middleware\AuthenticateWithBasicAuth::class,
"guest" => \App\Http\Middleware\RedirectIfAuthenticated::class,
"cors" => \App\Http\Middleware\Cors::class,
];
Với route nào cần CORS, các bạn chỉ việc thêm middleware này vào, hoặc bạn cũng có thể tham khảo package laravel-cors
Nodejs
Set header trên response để bật CORS:
res.header("Access-Control-Allow-Origin", "*");
Bật CORS cho toàn bộ tài nguyên trên server:
app.use(function(req, res, next) {
res.header("Access-Control-Allow-Origin", "*");
res.header("Access-Control-Allow-Headers", "Origin, X-Requested-With, Content-Type, Accept");
next();
});
Tổng kết
Trên đây là nội dung cơ bản về CORS, hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Happy coding !!!
Bài viết có tham khảo từ nguồn: https://dev.to/lydiahallie/cs-visualized-cors-5b8h#preflight
All rights reserved