+1

Con đường trở thành một nhà làm phim tự do như thế nào ?

Trước khi trở thành một nhà làm phim tự do chắc hẳn bất kỳ ai cũng biết rằng họ phải cảm thấy thích thú và cái "sướng" feel tự do theo những phong cách của mình. sẽ có muôn vàn những câu hỏi bủa vây xung quanh như

  • làm phim bắt đầu từ đâu ?
  • làm phim kể lại một chuyến du lịch như thế nào ?
  • làm video như thế nào cho hay ?
  • chọn máy quay phim, thiết bị nào ?
  • làm phim với điện thoại được không ?
  • làm video kiếm tiền được không ?

Ok bây giờ cung tìm hiểu nhé

PHIM hay VIDEO ?

Về vật lý: Phim lưu trữ bằng các cuộn phim, còn video lưu ở định dạng kỹ thuật số trên máy vi tính.

Còn về mặt nghĩa: bạn thường gọi là “Video Hollywood” hay “Phim Hollywood“, “phim Bà Tưng nhảy sexy” hay là “Video Bà Tưng nhảy sexy” ? Nên cá nhân mình cho rằng

  • Phim là thể loại được chau chuốt về nội dung, có kể câu truyện theo ý tưởng của người làm phim.
  • Còn lại thì cứ hình ảnh chuyển động thì sẽ được gọi là video rồi.

Khi lướt qua youtube, bạn sẽ xem được các video hay. Nhưng đằng sau nó là hàng tấn video dở tệ chẳng có ai xem, vì dở quá nên youtube chẳng bao giờ đề xuất cho nó xuất hiện để bạn xem. Việc không có ai thèm xem thì chẳng có lý do gì ngoài việc video đó dở tệ.

Ok, thế thì làm cho hay hơn là sẽ có người quan tâm thôi.

Video như thế nào là hay ?

Mục đích kiếm tiền thì mình sẽ nói ở phần cuối, còn ở đây thì ta cần biết mục đích của video cái đã. Bạn sẽ làm video thể loại nào ?

  • làm phim ngắn kể truyện
  • làm phim hoạt hình
  • làm phim cưới prewedding
  • làm video du lịch kỷ niệm
  • làm video giới thiệu bản thân
  • làm video quảng cáo sản phẩm
  • làm video vlog cá nhân
  • làm video review sản phẩm
  • làm video thú vị, thông điệp ý nghĩa
  • làm video để truyền tải một thông điệp
  • ….
  • gì nữa nhỉ ???

dù là loại video nào thì cái quan trọng nhất vẫn là làm cho người xem thích thú.

Kể cả quay khoảnh khắc đời thường để sau này tự xem một mình hay cho gia đình người thân xem lại thì cũng nên biết làm phim.

Ít nhất là biết cắt ghép để tổng hợp lại thành 1 clip thú vị chứ 20 khoảnh khắc xem 20 clip chán vl ra đúng không.

Đấy, chưa tính đến hay dở. Cái quan trọng là phải biết mục đích của việc làm video đã.

Không nói đến mấy clip thuộc dạng chẳng cần biên tập cũng hay như 2 clip dưới này đây

https://youtu.be/dMH0bHeiRNg

https://youtu.be/_OBlgSz8sSM

Những clip khoảnh khắc thú vị như vậy thì khỏi cần học làm phim làm gì, đăng lên youtube là triệu view.

Nên ở đây ta sẽ nói về cách để làm một video thú vị, kể một câu truyện hay truyền một thông điệp gì đó.

Làm video cho ai xem ?

Đúng, bạn nên hiểu bạn làm cho đối tượng người xem nào.

Cho dù là video rất dở đối với bạn nhưng có thể hay đối với một nhóm người khác.

  • Video cho trẻ con thì đơn giản và màu sắc, người lớn không thích.
  • Video cho người lớn thú vị, trí tuệ thì trẻ con xem cũng đâu hiểu gì.

Thế cho nên việc video hay, hay là không hay thì người xem sẽ là người đánh giá. Và người làm video phải hiểu được mình đang làm video cho ai và lựa chọn cách làm video cho phù hợp.

Người xem sẽ quyết định rất nhiều đến nội dung video của bạn.

  • Trẻ em: màu sắc nổi bật, khung hình đơn giản ít chi tiết
  • Người lớn…
  • Người già…

Đấy, hiểu được video của bạn cần gì thì bắt đầu làm video.

Làm video nên bắt đầu từ đâu ?

Chắc chắn là bắt đầu từ việc học làm phim rồi.

Có tiền thì bạn có thể đăng ký các trường hoặc đơn giản là có sẵn những khó học online dành cho bạn đam mê tự học

Nhiều kiến thức tích góp trong quá trình học làm phim cũng như kinh nghiệm làm phim của bản thân mình sẽ chia sẻ hết

Vậy cần chuẩn bị những gì cho việc làm phim hay video ? Sắn tay áo lên và làm nhé.

Phần 1: Cách kể chuyện bằng hình ảnh

Làm phim nghĩa là kể chuyện bằng hình ảnh, và nếu như video của bạn chẳng kể được điều gì thì xem như là video thất bại.

Kỹ năng chắc chắn phải biết đó là Kỹ năng biên tập video bằng phần mềm.

Tuy nhiên kỹ năng biên tập này chỉ là một công cụ để thực hiện video thôi. Còn việc làm ra một video hay nó cần có một chút ý tưởng để kể chuyện và kiến thức làm phim nữa.

  • Cut – transation : chuyển cảnh
  • Lựa chọn bố cục khung hình
  • Cỡ cảnh: toàn trung cận
  • Hiệu ứng góc quay
  • Hiệu ứng thời gian: Slowmotion – timelapse
  • Hiệu ứng không gian: Dolly-zoom

Góc quay có vai trò gì đối với mỗi thước phim?

Trước khi tìm hiểm về các góc quay phim cơ bản thì bạn cần phải biết được vai trò của góc quay, điều này giúp cho việc cảm nhận và xây dựng mỗi thước phim được tốt hơn. Cụ thể, đây là một yếu tố kỹ thuật không thể thiếu khi quay phim, nó được tạo nên từ sự cân xứng của chiều sâu, chiều rộng và chiều dài. Bên cạnh đó, góc quay còn thể hiện tính chất về mặt không gian như: từ trên xuống dưới, trái sang phải, gần hoặc xa. https://images.viblo.asia/6e05d9d2-e4a4-4d3a-a6cc-827ad7d95679.jpg

Một góc quay tốt sẽ giúp cho bộ phim được mạch lạc và xuyên suốt hơn, bên cạnh đó còn tăng thêm tính thẩm mỹ cho người xem. Trường hợp bạn chọn góc máy sai sẽ khiến cho khung hình bị chết, từ đó thông điệp về mặt hình ảnh cũng như ngôn ngữ không được truyền tải một cách trọn vẹn.

Các góc quay phim cơ bản

Góc máy cao

Nhằm tạo cảm giác mạnh mẽ cho khung hình, các nhà quay phim thường ưu tiên sử dụng những góc máy cao. Ưu điểm nổi bật nhất của góc máy này đó chính là mang lại cái nhìn bao quát, toàn diện cho người xem. Thông thường, góc máy này sẽ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực quay phim chuyên nghiệp, quảng bá du lịch hoặc quay sự kiện.

Góc máy thấp

Góc máy thấp chính là một trong các góc quay phim cơ bản, mà nhiều nhà quay phim vẫn thường ưu tiên sử dụng đối với những cảnh quay gần, quay một nhóm người. Ưu điểm khi sử dụng góc quay này đó chính là tạo nên được dấu ấn đặc biệt về một chủ thể hoặc nhân vật mà bạn có chủ ý muốn nhắc đến. Bên cạnh đó, nó còn giúp tạo được sự liên kết giữa khán giả với tình huống đang xảy ra.

Góc máy ngang

Nếu muốn quay cận cảnh và làm nổi bật chủ thể một cách trực diện, thì góc máy ngang chính là lựa chọn hoàn hảo. Mặc dù góc quay này giúp mang lại những khung hình chân thật nhất, tuy nhiên khó tạo được tính kịch tính trong trường hợp cần sự cao trào của tình huống. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng góc quay này đối với những tình huống nhẹ nhàng, đối thoại bình thường giữa các nhân vật.

Góc máy từ xa đến gần

Góc máy từ xa đến gần là sự kết hợp của các góc quay phim cơ bản, bao gồm: góc máy ngang, góc máy cao, góc máy thấp. Theo đó, bạn có thể tận dụng từ góc máy trên cao đến góc máy thấp để làm nổi bật chủ thể, hoặc tận dụng góc máy từ xa đến góc máy ngang để làm nổi bật tính đặc tả cho nhân vật hoặc tình huống. Đối với góc máy này thì bạn chỉ sử dụng trong những thước phim đòi hỏi tính cao trào, nhằm tạo sự kịch tính cho người xem.

Phần 2: Kiến thức dựng phim : adobe Premier

cái này là đương nhiên cần phải có 😄

Học dựng phim trước khi học cách quay để tạo ra được nhiều ý tưởng thú vị hơn 😉

Bạn có thể dựng phim, chỉ cần xem kỹ các video trong các seri hướng dẫn online thôi . Đương nhiên bạn cần có một cái máy tính có cấu hình dựng phim đã.

Kỹ năng biên tập phim mình tổng hợp ở đây là đã tối giản và tập trung vào những thứ cần thiết nhất.

Không lan man dài dòng, chắc chắn đủ để bạn dựng phim ở level cơ bản nhất.

Đủ để bạn làm được một video thú vị, và bây giờ thì cần phải biết quay phim.

Nhưng!

Trước khi bắt tay dựng hay bấm máy quay thì bạn nên nhắm mắt tưởng tượng một chút.

Tưởng tượng ra kiểu làm phim của mình, bạn sẽ kể câu truyện như thế nào ?

Phần 3: Kiến thức quay phim : thiết bị, cách quay

Để trở thành một người quay phim thì thực chất không phải dễ dàng.

Ở một studio chuyên nghiệp thường có camera-man riêng, và họ là những người có kỹ năng quay phim rất tốt. Ngoài ra thì họ cũng rất hiểu về các thiết bị quay phim.

Nhưng với dân nghiệp dư tay ngang sẽ là khó nhằn.

Ok, đừng lo. Ở đây có những thứ cần thiết để bạn có thể quay phim tốt:

  • bắt đầu với 3 bước chọn máy quay phim
  • Các cách thu âm khi quay phim
  • Hướng dẫn chống rung quay phim
  • FPS & Shutter speed: khung hình trên giây và tốc độ màn chập
  • Sử dụng ánh sáng trong quay phim

Phần 4: học hỏi từ những người làm phim thành công

Phân tích và học hỏi cách làm phim của những người đi trước là cách thông minh. Tuy nhiên, học hỏi không đồng nghĩa với việc bắt chước cách làm của người ta.

Nên biết giới hạn của việc học hỏi với bắt chước rất mong manh. Học hỏi để hiểu biết và làm phim nhiều để tạo ra bản sắc riêng.

Làm phim 1 mình

  • Tân Hoa Banfood : youtuber 750.000 subscribed
  • Săn bắt hái lượm : youtuber 450.000 subscribed
  • Challege Me – Hãy Thách Thức Tôi : youtuber 150.000 subscribed
  • Khoai Lang Thang – Food & Travel : youtuber 30.000 subscribed

Cách kiếm tiền với kỹ năng Làm phim, làm video

Làm phim là một sở thích tốn tiền, nhưng nó cũng có thể kiếm được tiền. Biết được mình đang làm gì cộng thêm một chút hiểu biết thì bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền với việc làm video

  • Kiếm tiền từ việc làm video upload lên Youtube.
  • Kiếm tiền bằng cách đặt cho Google Adsense đặt quảng cáo lên video.
  • Kiếm tiền bằng cách bán hàng thông qua video.
  • Kiếm tiền bằng cách tiếp thị liên kết cho Lazada.
  • Kiếm tiền bằng việc làm video thuê.
  • video quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
  • video phỏng vấn, sự kiện.
  • video cưới, thôi nôi, đầy tháng.
  • làm video cho người cần video.

Viết chơi … đọc chơi

Bạn có mê làm phim thật không ???

Nhiều anh em mê màu sắc phim ảnh, mê mấy cái chuyển cảnh zoom tới zoom lui tung tóe theo trào lưu …vì thấy thích mắt.

Cái đó là quyền tự do mỗi người. Nhưng mình thấy cái nên nhất vẫn là một mục tiêu tốt.

Cá nhân mình muốn làm video để kể lại những câu chuyện xung quanh cuộc sống. Có thể nói là Vlog.

Để sau này xem lại như những kỷ niệm đã từng trải qua…thế thôi.

Và blog này mình lập ra để chia sẻ những thứ tìm hiểu được trong quá trình làm phim.

Cuối cùng thì mình thích làm phim là vì muốn lưu trữ lại khoảnh khắc cuộc sống để sau này già coi.

Đơn giản là kể lại câu chuyện cuộc sống cá nhân bằng video.

Còn bạn thì sao ??**


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí