+13

Component - Trái tim của ReactJS

Trong bài viết trước mình đã giới thiệu đến các bạn về JSX trong ReactJS, các bạn xem qua bài viết ở đây https://viblo.asia/p/jsx-trong-reactjs-ORNZq6Vrl0n. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn thành phần được xem như là trái tim và linh hồn của ReactJS, đó là Component. Bắt đầu thôi nào 😃

Component là gì?

Component là các thành phần cho phép bạn tách giao diện người dùng thành các phần độc lập, có thể tái sử dụng

Sau đây mình có ví dụ về component:

Example 1: Sau khi setup enviroment và tạo mới ứng dụng react, các bạn vào src tạo file js mới có tên là Myname.js với nội dung như sau:

import React, {Component} from "react";

function Introduction() {
    return <h1>Hello, My name is {name}</h1>;
}

const name = 'Huynh'; //có thể thay bằng tên của bạn :v
:v: 
class Myname extends Component{
    render() {
        return (
            <div className='myname'>
                <Introduction />
                <p>Thanks</p>
            </div>
        )
    };    
}
export default Myname;

Ở trong file Myname.js này chúng ta có 2 Component đó chính là IntroductionMyname. Và để tìm hiểu kỹ hơn về 2 loại này chúng ta sang phần tiếp theo đó là Function và Class Components

Function và Class Components

Có 2 loại component chính trong React là function và class component. Sự khác biệt là rất rõ ràng. Các class component là các lớp ES6 và các function component là các hàm.

Function component

Như trong Example 1 ở phần trên ta có hình dung được như thế nào function component:

function Introduction() {
    return <h1>Hello, My name is {name}</h1>;
}

function này là một React component hợp lệ vì dữ liệu trả về là một React element. Chúng ta gọi các component này là "function component" bởi vì chúng là các hàm javascript

Và các ưu điểm của function component là:

  • Dễ hiểu
  • Dễ test
  • Có hiệu suất tốt
  • Dễ debug
  • Có khả năng tái sử dụng nhiều hơn

Các cách tạo một function component:

C1: Khởi tạo bằng function:

function Introduction() {
    return <h1>Hello, My name is {name}</h1>;
}

C2: Khởi tạo bằng let:

let Introduction1 = () => {
    return <h1>Hello, My name is {name}</h1>;
}

C3: Khởi tạo bằng const:

const Introduction2 = () => {
    return <h1>Hello, My name is {name}</h1>;
}

Class component

Trong Example 1:

class Myname extends Component{
    render() {
        return (
            <div className='myname'>
                <Introduction />
                <p>Thanks</p>
            </div>
        )
    };    
}

Đây chính là một class component. và chúng ta đã sử dụng lại function component Introduction

Cấu trúc cơ bản của một class component:

import React, { Component } from ‘react’;
class componentName extends Component {
    render() {
        return (
            <div>
 
            </div>
        );
    }
}
export default componentName;

Để khởi tạo một class component thì chúng ta cần phải extend class đó từ Component của React

Vậy khi đã khởi tạo các component cần thiết, làm thế nào để sử dụng chúng

Sử dụng component

Qua ví dụ sau đây chúng ta sẽ biết rõ hơn cách sử dụng các component

Sau khi setup enviroment và tạo mới ứng dụng react, chúng ta sẽ vào xem file index.html nào:

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
  <head>
    <meta charset="utf-8">
    <link rel="shortcut icon" href="%PUBLIC_URL%/favicon.ico">
    <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1, shrink-to-fit=no">
    <meta name="theme-color" content="#000000">
    <link rel="manifest" href="%PUBLIC_URL%/manifest.json">
    <title>React App</title>
  </head>
  <body>
    <noscript>
      You need to enable JavaScript to run this app.
    </noscript>
    <div id="root"></div>
  </body>
</html>

Điều quan tâm nhất của chúng ta bây giờ chính là <div id="root"></div>. Và như chúng ta thấy thì ở trong boy chỉ có mỗi thẻ div này. Yếu tố chính ở đây chính là id="root", bởi vì với id này, chúng ta sẽ chỉ ra nơi mà React sẽ hiển thị tất cả các component được render. Tất cả các element và component chúng ta tạo ra sẽ ở trong thẻ div này.

Bây giờ chúng ta sẽ sửa file index.js như sau:

import React from 'react';
import ReactDOM from 'react-dom';
import Myname from './Myname';

ReactDOM.render(<Myname />, document.getElementById('root'));

Ở đây:

import React from 'react';

chỉ ra rằng chúng ta cần có React library để hoạt động

import ReactDOM from 'react-dom';

Chúng ta cần thư viện này để chỉ ra cho ứng dụng của chúng ta rằng chúng sẽ render các component của chúng ta ở nơi đâu

import Myname from './Myname';

Dòng này sẽ nhập một componenet có tên Myname nằm trong thư mục ./Myname. Component là cấu trúc cơ bản có chứa mã HTML mà chúng ta muốn hiển thị

ReactDOM.render(<Myname />, document.getElementById('root'));

Đây là một trong những thành phần quan trọng nhất. Trong dòng này, phương thức ReactDOM.render() nhận hai đối số: một React component,và một nơi nào đó trong index.html nơi React component mà chúng ta vừa chỉ định sẽ hiển thị. Trong ví dụ này thì component của chúng ta sẽ được hiển thị trong file index.html của chúng ta và có idroot

Khi chúng ta tạo mới ứng dụng react thì có duy một component là App. Mình đã tạo ra một class component khác có tên là Myname có tên file là Myname.js:

import React, {Component} from "react";

function Introduction() {
    return <h1>Hello, My name is {name}</h1>;
}

let Introduction1 = () => {
    return <h1>Hello, My name is {name}</h1>;
}

const Introduction2 = () => {
    return <h1>Hello, My name is {name}</h1>;
}

const name = 'Huynh'; //có thể thay bằng tên của bạn

class Myname extends Component{
    render() {
        return (
            <div className='myname'>
                <Introduction />
                <Introduction1 />
                <Introduction2 />
                <p>Thanks</p>
            </div>
        )
    };    
}
export default Myname;

ở trong phương thức render(), chúng ta sẽ chie trả về chỉ duy nhất một element, thông thường chúng ta sẽ bọc mọi thứ trong một thẻ

. Bên trong component file, chúng ta có thể định nghĩa một lớp nào sẽ được export mặc định ở dòng cuối cùng

export default Myname;

Bây giờ vào thư mục project và chạy thôi nào 😃

Kết luận

Trong bài viết này mình đã giới thiệu về component trong React. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình tìm hiểu React. Trong bài viết tiếp theo mình sẽ giới thiệu với các bạn props, stateLifecycle

Tài liệu tham khảo

https://reactjs.org/docs/components-and-props.html


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí