+7

Chủ động - bí kíp của thành công trong ngành IT

Giới thiệu

Trong ngành IT nói riêng cũng như các ngành khác nói chung, sự chủ động là vô cùng quan trọng. Chủ động giúp chúng ta tăng các mối quan hệ, tăng hiệu suất trong công việc,...

Nội dung

Sự chủ động bắt đầu từ nhận thức tư duy.

Đại khái tư duy chủ động khác hẳn tư duy bị động. Cảm xúc có thể điều phối và thay đổi từ tư duy, nhận thức.

Lấy ví dụ, chúng ta bị sếp mắng. Tư duy bị động cho ta thấy ta nhận sự trách mắng, là việc ngoài ý muốn, khiến chúng ta bi quan, buồn bã. Tư duy chủ động thì ngược lại, chúng ta sẽ cảm thấy ta bị mắng vì ta cố tình muốn tiếp thu kiến thức, vì ta xứng đáng nhận sự trách mắng, vì ta chọn sự trách mắng, từ đó thấy vui vẻ và hạnh phúc (vì đạt đc mục tiêu). Do đó, tư duy sẽ làm thay đổi cảm xúc của chúng ta trong sự việc này (bị động sang chủ động, buồn bã sang vui vẻ)

Bản chất sự việc xảy ra kết quả không thay đổi, quan trọng bạn nhìn nhận sự việc như thế nào. Bạn cũng không cần phải kìm nén cảm xúc (kiểu buồn thì cứ buồn, vui thì cứ vui), nhưng nên thay đổi tư duy từ bị động sang chủ động, từ bi quan sang lạc quan, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống vô cùng vui vẻ.

Tại sao tư duy chủ động khiến chúng ta thành_công?

Lấy ví dụ bạn đi làm mỗi ngày. Nếu với tư duy bị động, bạn cho rằng đi làm là nghĩa vụ, là bắt buộc, bạn sẽ không vui, không muốn làm. Ngược lại, nếu bạn cho rằng bạn được đi làm, đi làm là niềm vui, là sự lựa chọn của bạn, là do bạn muốn như vậy, thì chắc chắn bạn sẽ có nhiều năng lượng để làm việc và tạo ra nhiều giá trị Tư duy chủ động còn có thể hiểu là tinh thần lạc quan, tư duy tích cực,...

Sau khi rèn tư duy chủ động, bạn cần rèn thói quen chủ động. Tức là nghĩ đi đôi với làm ấy. Nó giống kiểu bạn nghĩ thì rất là tích cực, rất là chủ động, nhưng bạn lại không làm. Vậy thì vứt đi. Muốn tán gái mà không có hành động thì thằng khác nó tán hộ luôn rồi.

Thói quen chủ động nên rèn luyện, tới mức trở thành phản xạ. Thành phản xạ rồi bạn sẽ là người chủ động. Khi bạn gặp khó khăn, thay vì ngồi kệ mẹ nó (bị động), thì bạn học cách đi hỏi thằng khác. Hỏi 1 lần 2 lần thì ngại, tới lần 20 thì hết ngại và thành thói quen.

Lấy ví dụ bạn muốn làm lãnh đạo, thay vì bạn ngồi ị ra đó chờ thời cơ, chờ lãnh đạo chỉ đạo, thì bạn phấn đấu chủ động gặp lãnh đạo để xin cơ hội. Xin 1 lần không ok, 2 lần không ok, tới 20 lần thì chắc cũng đc vì lãnh đạo thấy bạn lỳ đòn.

Người chủ động là người làm chủ hoàn cảnh, chi phối hoàn cảnh và đón nhận đc mọi tình huống, không trở thành nạn nhân của hoàn cảnh

Mình đã thực hành như thế nào?

  • Đầu tiên sau khi đọc xong cuốn sách đó, mình chủ động đi học khóa học về Mobile như Flutter, các kiến thức về Kotlin và sau đó rèn kĩ năng thuyết trình, làm slide.

  • Năm 2022 mình chủ động đi trợ giảng, mentor cho trung tâm MindX và tập đoàn SamSung để học hỏi nhiều hơn về kĩ năng. Hay chủ động ứng tuyển sinh viên 5 tốt. Mình tự chủ động tìm việc trên các nền tảng mạng xã hội.

  • Năm 2023, mình chủ động tham gia cuộc thi Hackathon hay PRDCV Programmaer Day,...

  • Năm 2024, chủ động ứng tuyển tham gia tình nguyện viên giải Vex robotics world championship, viết các bài chia sẻ công nghệ .. và còn rất nhiều việc chủ động khác.

Các biểu hiện không chủ động là gì?

  • Không chủ động học thêm kiến thức
  • Không chủ động hỏi. Gặp vấn đề cứ kệ để đó.
  • Không chủ động công việc, thường là phải có giao mới làm. Kiểu như là phải có team lead giao việc mới biết là cần làm gì, còn
  • Không chủ động suy nghĩ về công việc, tương lai, cơ hội, ....
  • Không chủ động theo dõi tình hình công việc, kế hoạch của tổ chức, chờ thông báo mới nắm được hoặc phải nhắc mấy chục lần vẫn "ơ thế à"

Lời Kết

Người chủ động trong công việc sẽ tự làm mọi việc mà mình cho là đúng (và lâu dần sẽ thành đúng), khi hết việc tự nghĩ ra mà làm, hoặc chủ động hỏi lãnh đạo là tao cần làm gì, làm như thế nào.

Người bị động sẽ ngồi chờ, ai giao việc thì làm, không giao việc thì thôi. Người bị động sẽ giống 1 con rối, phải giật dây mới biết mình cần làm gì và sẽ ko thể phá vỡ được giới hạn.

Hi vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn khác, thay đổi tư duy, xác định được điều quan trọng cần làm, chủ động trong công việc và cuộc sống, sớm muộn gì cũng sẽ thành công.

Chatbot AI ngày càng phát triển, đòi hỏi chúng ta nâng cấp giá trị bản thân, học thêm nhiều kiến thức. Chúc mọi người một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý! Có một năm mới tràn đầy niềm vui và gặt hái được nhiều thành công!

Tham Khảo

  • Việt Coder - Lập trình tương lai

  • 7 thói quen để thành đạt


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí