Cách tạo độ khó cho game
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 8 năm
Chơi game cũng là một kĩ năng, nó đòi hỏi trình độ cần thiết để hoàn thành một màn chơi. Chính vì vậy nó có người chơi giỏi và người chơi kém. Do đó khi ta tạo một game, chúng ta cần để ý và nhắm đến kĩ năng của người chơi , các khái niệm “dễ” và “khó” trong màn chơi của chúng ta có thể ảnh hưởng lớn đến game. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cách tạo độ khó cần thiết cho game để vừa thử thách người chơi mà không làm cho họ chán nản.
Người chơi muốn gì ?
Một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế game đó là sự thử thách. Nếu không có nó thì game của bạn không khác gì một bộ phim cả , không có các yếu tố tác động đến bạn và làm cho bạn muốn chơi game.
Khi tạo ra những thử thách, điều quan trọng là làm sao để người chơi có thể vượt qua được nó. Giả dụ như trò chơi đối kháng, một thử thách khó có thể đề ra là mình chơi với người chơi giỏi. Hiển nhiên chúng ta sẽ bị họ dập cho tơi bời, những lần thua đó sẽ tạo ra những trải nghiệm mà làm cho chúng ta cảm giác mình kém cỏi trong cái gì đó. Đó là những trải nghiệm xấu cần phải loại bỏ khi tạo game.
Vì vậy,khi chúng ta tạo ra một game, việc lựa chọn độ khó ra sao là vô cùng cần thiết. Tất cả người chơi đều muốn chơi một game có nhiều thử thách, nhưng những thử thách đó phải phù hợp với trình độ của họ.
Tạo độ khó phù hợp.
Thực tế việc phân biệt giữa khó và dễ đôi khi chỉ là những thay đổi nhỏ trong game.
Giả dụ như việc tăng lượng máu cho quái vật, việc này không làm thay đổi độ khó của game nhưng làm cho chúng ta “tốn sức” hơn để qua màn. Việc thử thách người chơi sinh ra là để mài dũa kĩ năng người chơi cho đến khi họ thành thạo nó. Việc tăng lượng máu của quái vật và biến nó thành “trùm” thì nó giống với việc ta lặp lại một thử thách nhiều lần cho người chơi, và điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi người chơi thất bại thì họ sẽ phải lặp lại những thử thách này từ đầu và điều đó sẽ làm cho game của chúng ta không còn thú vị nữa.
Điều cơ bản để tạo những thử thách giống nhau và vẫn thú vị đó là thêm các tùy chỉnh nho nhỏ vào trong chúng . Ví dụ như game Mario, nếu cứ lặp lại việc nhảy qua ống thì nó sẽ vô cùng tẻ nhạt, nhưng có những ống có thểm bông hoa quái vật mà khi ta chạm vào thì mất mạng, nó sẽ tạo cảm hứng mới mẻ cho người chơi.
Ép buộc người chơi lặp lại một thử thách giống nhau nhiều lần sẽ làm cho khái niệm “độ khó” trở thành “tẻ nhạt”. Vì vậy việc tạo độ khó nên hướng đến việc mài dũa kĩ năng của người chơi hơn là việc làm lại thử thách nhiều lần cho đến khi họ thất bại.
Chúng ta đặt thử thách vào đâu ?
Trên thực tế có hai loại khó, “khó vui vẻ” và “khó vô lý” . “Khó vui vẻ” là độ khó mà người chơi thông thường có thể vượt qua được cho dù khó khắn, còn “khó vô lý” là độ khó mà một phần nhỏ người chơi qua được và nó gây cảm giác ức chế cho người chơi thông thường vì không thể qua được, tuy nhiên lại có những người chơi rất thích “khó vô lý” . Do đó, muốn xác định độ khó cho thử thách thì chỉ có cách đó là phản hổi. Chúng ta đem game của mình ra cho mọi người chơi, già ,trẻ ,lớn ,bé …. Tất tần tật những người chơi đó khi chơi xong sẽ đưa lại những phản hồi của họ về màn chơi , để xem chỗ nào khó quá , chỗ nào dễ quá, từ đó ta điều chỉnh độ khó và thử thách của mình sao cho phù hợp.
Việc làm cho game khó hơn có làm cho game hấp dẫn hơn ?
Hầu như các game bây giờ sử dụng hệ thống màn chơi, khi qua màn chơi thì người chơi sẽ học được nhiều cách để qua màn và những thử thách mới sẽ được đưa ra để liên tục thử thách người chơi. Tuy nhiên không phải game nào cũng sử dụng hệ thống này . Những game kéo dài vô tận thì việc liên tục bắt người chơi phải chơi qua phần dễ sẽ làm cho game tẻ nhạt.
Một trò chơi không nhất thiết phải khó để tạo cảm hứng cho người chơi. Việc cho phép người chơi bỏ qua phần dễ và tiến tới phần khó để là cách hiệu quả để tạo cảm hứng và tăng kĩ năng cho người chơi.
Câu hỏi lớn cho việc tạo ra một thử thách là “người chơi mong muốn làm gì trong game của mình và liệu họ sẽ thất bại trong việc làm nó không ? “. Nếu như một người chơi nói rằng “có lẽ tôi nhảy quá sớm, đó là lỗi của tôi” thì bạn đã tạo ra một thử thách thành công. Nếu họ nói rằng “Không có cách nào có thể qua được đoạn này !” thì bạn đang trừng phạt người chơi mà không có lý do. Vì vậy hãy tạo độ khó dựa trên thử thách phù hợp và tạo trải nghiệm mới mẻ cho người chơi. Dẫu sao :
Không ai thích một game mà họ không thể qua được nó.
Cảm ơn các bạn đã ghé đọc. Tài liệu tham khảo : https://gamedevelopment.tutsplus.com/tutorials/making-difficult-fun-how-to-challenge-your-players--cms-25873
All rights reserved