+5

Cách dùng localization trong JS với project Laravel (Part 2)

Ở phần 1, mình đã nói về cách đơn giản để tự build i18n trong JS với project Laravel. (không dùng thư viện). Bài này mk sẽ chia sẻ nốt cách để build hàm trans_choice() trong JS nhé.

1. Hàm trans_choice() trong Laravel

Chúng ta đều biết, trong tiếng Việt, dù 1 quả táo hay nhiều quả táo thì dịch ra vẫn là quả táo. Nhưng với tiếng Anh hay một vài ngôn ngữ khác thì nó lại khác nhau.

Ví dụ: 1 quả: There is one apple hoặc nhiều quả: There are many apples.

Vì vậy, hàm trans_choice() được tạo ra để phục vụ cho sự đa dạng của các ngôn ngữ khác nhau. Khi sử dụng nó, bạn cần truyền thêm 1 params để xác định số đoạn ngôn ngữ được chọn.

Trong file ngôn ngữ i18n.php, mình sẽ khai báo key và đoạn text cần hiện ra theo 2 kiểu luôn.

'apples' => 'There is one apple|There are many apples',

Sử dụng: trans_choice('i18n.apples', $count);

Nếu biến $count > 1 thì đoạn code trên sẽ in ra đoạn text dạng số nhiều. Vì vậy, nó chỉ khác hàm trans() là cần truyền thêm số lượng vào thôi.

2. Viết hàm trans_choice trong JS

Để viết lại hàm trans_choice() trong JS khá đơn giản, chúng ta vẫn viết gần giống hàm trans() thôi, chỉ thêm 1 câu lệnh điều kiện để xác định đoạn ngôn ngữ cần hiển thị.

function trans_choice(key, count = 1, replace = {})
{
    let translation = key.split('.').reduce((t, i) => t[i] || null, window.translations).split('|');

    translation = count > 1 ? translation[1] : translation[0];

    for (var placeholder in replace) {
        translation = translation.replace(`:${placeholder}`, replace[placeholder]);
    }

    return translation;
}

Các bạn có thể thấy, nó gần giống hàm trans() mà mình giới thiệu ở Part 1.

Hàm này sẽ thêm split('|') để cắt đoạn text trên theo dấu |, nên kết quả translate sẽ là mảng chứa 2 đoạn text số ít và số nhiều. Sau đó, mình thêm điều kiện translation = count > 1 ? translation[1] : translation[0];. Nếu count > 1 thì sẽ trả về đoạn text số nhiều thôi. (Quá đơn giản)

Thế là đã xong rồi!!!

Note

Nhắc nhẹ các bạn mới, với các function dùng chung cho toàn bộ project thì chúng ta nên viết nó vào 1 file helper.js. File này tương tự như helper trong code Laravel vậy, nó sẽ lưu các hàm dùng chung. Trong JS, khi cần dùng thì mình sẽ require/import những file/function cần thiết vào để sử dụng nhé.

Tổng kết

Trên đây mình đã trình bày xong cách để làm i18n trong JS rồi.

Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng với những cú pháp i18n đơn giản thôi. Vậy nên, nếu project của các bạn không cho phép dùng thư viện thì mình dùng cái này, còn nếu được thì cứ xài thư viện cho tiện nhé. Ở Part 1, mình đã ghi lại 1 vài thư viện rồi, các bạn xem lại nhé.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Tài liệu tham khảo

https://laravel.com/docs/8.x/localization


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí