+6

Các câu lệnh Linux (Phần 7 - Một số tác vụ và một số công cụ cơ bản - Package Management)

Chào mừng các bạn đã trở lại với series hay nói đúng hơn là cheatsheet về các câu lệnh Linux mình tổng hợp lại sau quá trình tự học. Như đã giới thiệu ở các phần trước thì nội dung bài viết nằm trong cuốn The Linux Command Line: A Complete Introduction - William E. Shotts Jr., nên bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn, có lời giải thích kỹ hơn thì hãy tìm đọc theo cuốn sách đó.

Đã từ rất lâu rồi mình mới quay trở lại với series này, ở phần 6 lần trước chúng ta đã được làm quen với khái niệm biến môi trường (environment) và các kiến thức liên quan, đồng thời biết một số thao tác và lệnh khi sử dụng vim.

Trong những phần tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng đi qua các tác vụ cơ bản khi chúng ta sử dụng Linux hay khi chúng ta thường thao tác với các server (quản lý package, storage, tìm kiếm file, lưu trữ & backup) , mong rằng nội dung bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các câu lệnh trong Linux và ứng dụng cụ thể của chúng.

Phần đầu tiên trong sub series này, mình sẽ trình bày về một công cụ quen thuộc với bất kì ai mới hay đã sử dụng lâu Linux rồi đó là:

Package management

Package management là một phương thức nhằm cài đặt và bảo trì các phần mềm được cài đặt trong hệ thống. Mỗi một bản phân phối Linux lại có một hệ thống phân phối package riêng được gọi là packaging system.

Các thành phần cơ bản trong packaging system đó là:

  • Package files: đơn vị cơ bản nhất của một package và được quản lý bởi maintainer, là một dạng file compressed chứa tất cả thông tin cần thiết để cài đặt chương trình.
  • Repositories: Một nơi tập trung chứa các package files, một distribution có thể có một vài repositories khác nhau phục vụ nhiều mục đích khác nhau, hoặc phục vụ cho từng quá trình phát trình phần mềm (repository cho quá trình test,...).
  • Dependencies: Một package thì rất it khi mang tính standalone mà nó thường được xây dựng dựa trên các package khác, cũng giống như khi các bạn lập trình, khi cài đặt sử dụng một thư viện thì thư viện đó đều xây dựng dựa trên một thư viện khác, các thư viện khác đó gọi là dependencies.

Có hai loại packaging system phổ biến nhất là Debian và RedHat:

Packaging system Distributions
Debian-style (.deb) Debian, Ubuntu, Linux Mint, Raspbian
Red Hat–style (.rpm) Fedora, CentOS, Red Hat Enterprise Linux, OpenSUSE

Packaging system thì được chia ra làm hai loại công cụ, gọi là high và low level package tools:

  • Low-level package tool sẽ chịu trách nhiệm cho các tác vụ như là install, và remove package files.
  • High-level package tool xử lý các tác vụ liên quan đến tìm kiếm thông tin metadata và cài đặt dependencies.

Các công cụ package tool được liệt kê trong bảng sau:

Distributions Low-level tool High-level tool
Debian-style dpkg apt-get, apt, aptitude
Fedora, Red Hat Enterprise Linux, CentOS rpm yum, dnf

Một vài câu lệnh thường dùng

  • Tìm kiếm package trên repository

Sử dụng high-level packaging tool để tìm kiếm thông tin ở metadata của repo, một package có thể xác định bằng tên package, hoặc description của nó:

Packaging system Command
Debian apt-cache search search_string
RedHat yum search search_string
  • Cài đặt package từ repository

Một lệnh quá quen thuộc với người dùng Linux, dùng để cài đặt package hay chương trình từ repo, lệnh này cũng sẽ auto cài đặt các dependency cần thiết cho chương trình.

Packaging system Command
Debian apt-get install package_name
RedHat yum install package_name
  • Cài đặt package từ package file

Một lệnh khác cũng được sử dụng để cài đặt chương trình hoặc package từ package file đã được download sẵn về máy, tuy nhiên lệnh low-level không có dependency resolution nên nó sẽ không auto cài đặt các dependencies cần thiết.

Packaging system Command
Debian dpkg -i package_file
RedHat rpm -i package_file
  • Remove package
Packaging system Command
Debian apt-get remove package_name
apt-get purge package_name
dpkg -P package_file
RedHat yum erase package_name

Ở trên là các lệnh được sử dụng để remove một package ra khỏi hệ thống.

Nhiều người thường hay gặp vấn đề về việc muốn reinstall một package, xảy ra khi họ muốn xóa hết toàn bộ một package rồi install lại nhưng khi install lại thì lại gặp lỗi y hệt lần cài đặt trước do các file config vẫn giữ y hệt lúc họ remove. Mình cũng đã trải nghiệm điều này nhiều lần trên Ubuntu nên vì thế ở lệnh với Debian distribution có tới tận 3 lệnh với những lưu ý khác nhau theo kinh nghiệm của mình:

apt-get remove package_name để remove package cùng với các dependencies liên quan của nó.

apt-get purge package_name cũng như câu trên nhưng đồng thời xóa cả những file config liên quan, trừ những file tại user's home.

dpkg -P package_file cũng như câu purge của tool apt-get nhưng vì là low-level tool nên nó không remove những dependency liên quan.

Ngoài ra, có một lệnh khác liên quan tới remove của high-level tool đó là apt-get autoremove sử dụng để remove những package là dependency của package khác, nhưng do trong quá trình update không còn cần sử dụng tới nữa nên sẽ được loại bỏ khi chạy lệnh này.

  • Update package từ repository

Lệnh sau sử dụng để update cùng lúc tất cả các package trong system với version mới nhất trên repo.

Packaging system Command
Debian apt-get upgrade
RedHat yum update
  • Upgrade package từ file system

Đối với những package đã download sẵn file package chứa version mới nhất về máy, ta có thể chạy lệnh low-level sau để update

Packaging system Command
Debian dpkg -i package_file
RedHat rpm -U package_file
  • Liệt kê package

Lệnh sau được sử dụng để liệt kê các package đã được cài đặt trong hệ thống

Packaging system Command
Debian dpkg --list
RedHat rpm -qa
  • Xác định package đã được install chưa
Packaging system Command
Debian dpkg -s package_name
RedHat rpm -q package_name
  • Hiển thị thông tin của package đã được install
Packaging system Command
Debian apt-cache show package_name
RedHat yum info package_name
  • Tìm xem package nào đã cài đặt một file bất kỳ nào đó.
Packaging system Command
Debian dpkg -S file_name
RedHat rpm -qf file_name

Như vậy là với bài viết ngắn ngủi này, chúng ta đã làm quen được với công cụ package management và một số lệnh cơ bản thường dùng với nó. Ở phần tiếp theo có lẽ mình sẽ tổng hợp và tóm tắt về một số công cụ liên quan tới lưu trữ (archiving) và backup, quản lý storage, mong các bạn cùng đón đọc.



Sắp tới những bài viết của mình sắp tới sẽ được cập nhật thường xuyên trên blog cá nhân chiase.tech. Series câu lệnh Linux sẽ được mình update những nội dung mới hơn tại đây. Mong các bạn giành thời gian ủng hộ và góp ý nhé 😁

Tham khảo:


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí