Các bước khi thực hiện testing 1 dự án phần mềm: Test case
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Như đã giới thiệu ở bài viết trước, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về Testcase và một số kỹ thuật tạo Testcase. 1. Test case Test case là 1 quá trình kiểm tra dữ liệu đầu vào. Dữ liệu đầu vào có thể là 1 hành động hay sự kiện nào đó trả về kết quả truy vấn để kiểm tra chức năng của phần mềm hay ứng dụng có hoạt động đúng chức năng hay không Test case bao gồm:
- ID
- Name
- Mục tiêu của việc test
- Những điều kiện test
- Yêu cầu dữ liệu đầu vào
- Các bước thực hiện
- Kết quả mong muốn Tùy vào mức độ dự án sẽ có độ chi tiết khác nhau trong việc tạo testcase
2. Mục đích của việc viết Test case
- Test case giúp Tester biết được dữ liệu nào cần thực hiện test, thứ tự test
- Test case liệt kê yêu cầu của khách hàng. Dựa vào testcase tester biết được những thay đổi mà khách hàng mong muốn
- Test case giúp người quản lý theo dõi được tiến trình công việc, những chức năng nào đã được test, những chức năng nào chưa được test, những chức năng nào nhiều lỗi và ngược lại
3. Làm thế nào để viết được 1 test case hoàn chỉnh Để viết được 1 testcase hoàn chỉnh bạn có thể dùng excel, word hoặc chọn 1 công cụ(tools) nào đó để tạo file testcase. Nhưng trong file testcase nhất định phải có những trường hợp sau:
4. Những bước quan trọng để viết một testcase hiệu quả
- Cần xác định được phạm vi và mục đích của việc test. Cần xác định xem những điểm có thể test, hiểu được mục đích của việc test, hiểu được requirement.
- Cần xác định được cách thực hiện test
- File testcase cần phải có: các chức năng cơ bản, giao diện trực quan, có khả nâng chịu lỗi cao và hiệu năng của file test. Dựa vào yêu cầu của hệ thống để có hướng thiết kế file testcase tốt.
- File testcase cần có những step đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, cấc TH thử nghiệm nên có giá trị , tóm tắt, ngắn gọn. Testcase cần có sự liên kết. Testcase có thể bảo trì. Dữ liệu test đa dạng ứng với các TH kiểm thử. Cần có các dữ liệu hợp lệ, không hợp lệ, dữ liệu lỗi Trong quá trình viết testcase giúp tìm ra lỗi trong Tài liệu hoặc trong thiết kế của hệ thống. Do đó, việc chuẩn bị testcase cần sớm nhất có thể trong quy trình phát triển phần mềm
**5. Một số kỹ thuật thiết kế test case **
- Kỹ thuật phân vùng tương đương (Equivalence Partitioning)
- Kỹ thuật phân tích giá trị biên (Boundary-value Analysis)
- Đoán lỗi (Error Guessing)
- ... Việc vận dụng những kỹ thuật này một cách linh hoạt thì sẽ giảm thiểu rất nhiều số lượng case thừa, tiết kiệm thời gian kiểm thử mà vẫn đảm bảo chất lượng phần mềm.
6. Viết 1 testcase hiệu quả Một test case tốt cần có chính xác những đặc điểm sau, đó là:
- Nên chính xác, rõ ràng, cụ thể cái mà dự định được kiểm tra. Không phải là cái gì đó chung chung kiểu như: Nút tạo mới bị lỗi, Dữ liệu được thay đổi thành công, Thông báo lỗi không hiển thị/ hiện thị sai/ mờ/ sai chính tả…etc
- Không nhất thiết phải đầy đủ các bước trong Testcase.
- Testcase có khả năng tái sử dụng để giảm đi sự trùng lặp và tiết kiệm thời gian bảo trì khi có sự thay đổi hệ thống, cũng như sẽ áp dụng nó trong những dự án mới trong tương lai.
- Testcase nên có những “dấu vết” tới tài liệu liên quan. Có đường link hay tài liệu được attached đính kèm theo nó để có thể tìm ra được cội nguồn của mục đích test case này là gì?
- Testcase nên tuân thủ các quy định chung cũng như riêng của công ty như là dữ liệu không được dùng chữ Test, dùng dữ liệu của người khác…
- Testcase nên độc lập. Cố gắng tránh phụ thuộc vào các test case khác.
- Testcase cần đơn giản và rõ ràng, bất kỳ thử nghiệm nên có thể hiểu được nó bằng cách đọc một lần.
- Testcase bên bao phủ được việc kiểm tra chức năng, sự tương thích, giao diện và thực hiện với một vài hạng mục khác.
- Tests only one thing – Kiểm tra chỉ một thứ: Mọi cái sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc theo dõi kết quả và theo dõi những lỗi nếu như test case có nhiều kết quả muốn kiểm tra.
- Tổ chức để quản lý test cases thì có rất nhiều cách tuy nhiên thì nên theo chung một mô hình. Ví dụ quản lý theo modules, theo feature hay theo domain…
- Viết những test case nhỏ: Hãy nhớ luôn đề cập mục đích của mỗi test case một cách rõ ràng, rõ ràng và rõ ràng trong từng trường hợp kiểm tra.
Kết luận: Trên đây là phần tìm hiểu về testcase. Hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình kiểm thử phần mềm.
All rights reserved