+7

BLoC Pattern trong Flutter

Trước khi tìm hiểu Fluter BLoC là gì. Các bạn hãy xem qua kiến trúc 1 ứng dụng sử dụng BLoC Pattern.

1. BLoC Parttern là gì.

Nếu bạn từng là lập trình viên Android, thì chắc các bạn đã quá quen với 2 kiến trúc nổi tiếng là MVP và MVVM được sử dụng rất nhiều trong vài năm gần đây. Nếu bạn nhìn vào sơ đồ trên thì các bạn cũng hình dung ra được BLoC Parttern gần như hoàn toàn tương đồng với 2 kiến trúc nói trên.

Sơ đồ trên cho thấy luồng dữ liệu từ UI đến lớp Data và ngược lại như thế nào. BLOC không có bất kỳ liên kết nào với các Widgets trên UI và UI chỉ lắng nghe sự thay đổi đến từ BLOC class.

BLoC là 1 hệ thống quản lý state cho Fultter được đề nghị bởi Google developers. Nó giúp lập trình viên quản lý state và luồng dữ liệu trong ứng dụng của bạn. Vậy BLoC sử dụng cái gì để giúp chúng ta thực hiện những công việc trên.

Câu trả lời đó là "STREAMS" or "REACTIVE". Nói chung dữ liệu được chuyển từ BLOC đến UI hoặc ngược lại từ UI xuống BLOC dưới dạng STREAMS.

Sau đây mình sẽ xây dựng 1 project nhỏ để lấy dữ liệu từ server và hiển thị dưới dạng list để giúp các bạn hiểu rõ hơn cơ chế của BLOC.

2. Sử dụng BLoC Parttern

Phần khởi tạo project thì mình sẽ không nói chi tiết ở đây.

  • blocs package là nơi sẽ chứa các BLOC implementation code của ứng dụng.
  • models package là nơi chứa các models class tương ứng với file Json được lấy về từ server.
  • resources package nơi chứa các class thực hiện chức năng tương tác với server.
  • ui package nơi chứa các class UI dể hiển thị lên màn hình cho người dùng.

Thêm nữa ở đây mình cần sử dụng thêm thư viện RxDart. Mở và thêm vào file pubspec.yaml

dependencies:
  flutter:
    sdk: flutter

  # The following adds the Cupertino Icons font to your application.
  # Use with the CupertinoIcons class for iOS style icons.
  cupertino_icons: ^0.1.2
  rxdart: ^0.18.0
  http: ^0.12.0+1

Đồng bộ thư viện với câu lệnh Terminal

flutter packages get

Sau bước này các bạn cần chắc chắn là đã từng thao thác với moviedb. Còn nếu chưa biết đến cơ sở dữ liệu nổi tiếng này, thì các bạn có thể tham khảo thêm ở đây

Còn nếu bạn nào đã thao tác rồi thì api chúng ta cần sử dụng là đây

http://api.themoviedb.org/3/movie/popular?api_key=“your_api_key”

Điền Api_key và test thử với Postman thì chúng ta sẽ nhận về 1 chuỗi Json như sau.

{
  "page": 1,
  "total_results": 19772,
  "total_pages": 989,
  "results": [
    {
      "vote_count": 6503,
      "id": 299536,
      "video": false,
      "vote_average": 8.3,
      "title": "Avengers: Infinity War",
      "popularity": 350.154,
      "poster_path": "\/7WsyChQLEftFiDOVTGkv3hFpyyt.jpg",
      "original_language": "en",
      "original_title": "Avengers: Infinity War",
      "genre_ids": [
        12,
        878,
        14,
        28
      ],
      "backdrop_path": "\/bOGkgRGdhrBYJSLpXaxhXVstddV.jpg",
      "adult": false,
      "overview": "As the Avengers and their allies have continued to protect the world from threats too large for any one hero to handle, a new danger has emerged from the cosmic shadows: Thanos. ...",
      "release_date": "2018-04-25"
    },

Quay lại với models package chúng ta cần tạo mới các class để thực hiện việc convert dữ liệu từ String => Object

class ItemModel {
  int _page;
  int _total_results;
  int _total_pages;
  List<_Result> _results = [];

  ItemModel.fromJson(Map<String, dynamic> parsedJson) {
    print(parsedJson['results'].length);
    _page = parsedJson['page'];
    _total_results = parsedJson['total_results'];
    _total_pages = parsedJson['total_pages'];
    List<_Result> temp = [];
    for (int i = 0; i < parsedJson['results'].length; i++) {
      _Result result = _Result(parsedJson['results'][i]);
      temp.add(result);
    }
    
    _results = temp;
  }
// get set 
}

class _Result {
  int _vote_count;
  int _id;
  bool _video;
  var _vote_average;
  String _title;
  double _popularity;
  String _poster_path;
  String _original_language;
  String _original_title;
  List<int> _genre_ids = [];
  String _backdrop_path;
  bool _adult;
  String _overview;
  String _release_date;

  _Result(result) {
    _vote_count = result['vote_count'];
    _id = result['id'];
    _video = result['video'];
    _vote_average = result['vote_average'];
    _title = result['title'];
    _popularity = result['popularity'];
    _poster_path = result['poster_path'];
    _original_language = result['original_language'];
    _original_title = result['original_title'];
    for (int i = 0; i < result['genre_ids'].length; i++) {
      _genre_ids.add(result['genre_ids'][i]);
    }
    _backdrop_path = result['backdrop_path'];
    _adult = result['adult'];
    _overview = result['overview'];
    _release_date = result['release_date'];
  }
  
// get set 
}

Ở đây các bạn chú ý và function ItemModel.fromJson() nó sẽ thực thi việc chuyển đổi dữ liệu từ Json => Object với các khóa chính xác.

Bây giờ chúng ta sẽ quan tâm tới việc lấy dữ liệu từ ServerConvert thành Object để sử dụng được như thế nào. Các bạn quay lại với resources package hãy tạo 1 file movie_api_provider.dart. và để các dòng code dưới đây vào.

class MovieApiProvider {
  Client client = Client();
  final _apiKey = 'your_api_key';

  Future<ItemModel> fetchMovieList() async {
    print("entered");
    final response = await client
        .get("http://api.themoviedb.org/3/movie/popular?api_key=$_apiKey");
    print(response.body.toString());
    if (response.statusCode == 200) {
      // If the call to the server was successful, parse the JSON
      return ItemModel.fromJson(json.decode(response.body));
    } else {
      // If that call was not successful, throw an error.
      throw Exception('Failed to load post');
    }
  }
}

Func fetchMovieList() sẽ thực hiện công việc mà các bạn mong muốn. Nhưng hãy lưu ý là nó ném ra 1 Exception nếu công việc lấy và chuyển đổi dữ liệu thất bại.

class Repository {
  final moviesApiProvider = MovieApiProvider();

  Future<ItemModel> fetchAllMovies() => moviesApiProvider.fetchMovieList();
}

Khởi tạo Repository để chứa các phương thức được cung cấp bởi MovieApi. Ở đây chúng ta chỉ demo 1 api nên nó là khá thừa thãi, nhưng hãy hình dung là trong ứng dụng của bạn có rất nhiều Api từ nhiều nguồn khác nhau và bạn cần gom chúng lại theo 1 Title nhất định như UserRepository hay MovieRepository thì nó lại có khá nhiều hiệu quả nhé.

Nào giờ đến phần quan trọng nhất của bài viết. Các bạn quay lại với blocs package

class MoviesBloc {
  final _repository = Repository();
  final _moviesFetcher = PublishSubject<ItemModel>();

  Observable<ItemModel> get allMovies => _moviesFetcher.stream;

  fetchAllMovies() async {
    ItemModel itemModel = await _repository.fetchAllMovies();
    _moviesFetcher.sink.add(itemModel);
  }

  dispose() {
    _moviesFetcher.close();
  }
}

final bloc = MoviesBloc();

Ở đây, mình khỏi tạo 1 PublishSubject nó có trách nhiệm thêm thêm dữ liệu mà nó nhận được từ Repository dưươ dạng ItemModel và chuyển chuyển dữ liệu tới UI dưới dạng 1 stream. Để thực hiện công việc trên, mình tạo ra 1 hàm fetchAllMovies() có kiểu trả về là 1 Observable. (Nếu các bạn chưa hiểu Observable là gì thì có thể tham khảo thêm RxDart và Observable ở đây)

Nhìn xuống dòng cuối cùng, mình tạo ra 1 biến để có thể truy cập vào MoviesBloc.

Giờ tới phần cuối cùng. Là làm sao để hiển thị những dữ liệu được lấy từ server ở phía trên lên màn hình ứng dụng. Trong ui package các bạn thêm 1 file movie_list.dart

class MovieList extends StatelessWidget {
  
  Widget build(BuildContext context) {
    bloc.fetchAllMovies();
    return Scaffold(
      appBar: AppBar(
        title: Text('Popular Movies'),
      ),
      body: StreamBuilder(
        stream: bloc.allMovies,
        builder: (context, AsyncSnapshot<ItemModel> snapshot) {
          if (snapshot.hasData) {
            return buildList(snapshot);
          } else if (snapshot.hasError) {
            return Text(snapshot.error.toString());
          }
          return Center(child: CircularProgressIndicator());
        },
      ),
    );
  }

  Widget buildList(AsyncSnapshot<ItemModel> snapshot) {
    return GridView.builder(
        itemCount: snapshot.data.results.length,
        gridDelegate:
            new SliverGridDelegateWithFixedCrossAxisCount(crossAxisCount: 2),
        itemBuilder: (BuildContext context, int index) {
          return Image.network(
            'https://image.tmdb.org/t/p/w185${snapshot.data
                .results[index].poster_path}',
            fit: BoxFit.cover,
          );
        });
  }
}

Có sự thú vị ở đây là mình không sử dụng StatefulWidget. Nhưng thay vào đó mình sử dụng StreamBuilder để thực hiện công việc tương tự StatefulWidget là cập nhật lại UI cho ngời dùng.

Như ở phần trên mình có giới thiệu. Class MoviesBloc sẽ truyền dữ liệu từ Network với UI dưới dạng 1 STREAMS nên để nhận được luồng dữ liệu từ MoviesBloc truyền lên thì các Class UI cầần sử dụng 1 StreamBuilder để lắng nghe sự thay đổi của dữ liệu và cập nhật giao diện người dùng cho phù hợp.

Ở đây StreamBuilder đang lắng nghe sự thay đổi của luồng dữ liệu được trả về ở phương thức bloc.fetchAllMovies(). Vì vậy khi có dữ liệu đến StreamBuilder sẽ hiển thị với người dùng những gì mà nó nhận được. Như các bạn để ý thì snapshot.data sẽ là nơi đón nhận và giữ đối tượng ItemModel và công việc còn lại với lập trình viên là chỉ việc lấy dữ liệu từ đó ra và hiển thị cập nhật lên UI.

Trên đây mình đã giới thiệu qua cho các bạn tư tưởng, phương thức và cách hoạt động của BLoC Parttern , STREAMS. Đây là cách các bạn implementation BLoC Parttern cơ bản nhất hay mình còn gọi nôm na là bằng implementation bằng tay 😄 😄 😄.

Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu khá nhiều thư viện để thực hiện hỗ trợ BLoC Parttern như flutter_bloc vvv. Nhưng để sử dụng thành thạo các thư viện trên thì bạn cần hiểu về BLoC Parttern , STREAMS 😄 😄 😄. Hy vọng bài biết trên sẽ giúp ích cho bạn.


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.