+3

[Back to Basic] Scope & Closure trong Javascript [Part 2] - Scope Closure

Mở đầu

Tôi đã làm việc với Javascript được một vài năm mà không thực sự hiểu khái niệm closure là gì, đơn giản vì Js là ngôn ngữ có thể làm việc được mà không cần hiểu quá rõ bản chất. Tuy nhiên vào thời điểm tôi muốn năng cao trình độ của mình hơn bằng cách vooc vạch vào source code của các framework, lại rơi vào trạng thái mông lung, không thực sự hiểu được cách thức hoạt động của chúng, thì tôi mới nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm bắt những kiến thức basic trong Js - đặc biệt là closure. Closure không phải là tool hay syntax mới gì ta phải học, nó xuất hiện khắp nơi trong code của ta, đơn giản là ta chưa thực sự nhìn ra nó thôi.

Closure là gì

Closure is when a function is able to remember and access its lexical scope even when that function is executing outside its lexical scope. Hiểu đơn giản, closure là khi một function có khả năng ghi nhớ và truy cập lexical scope của nó ngay cả khi function được thực thi bên ngoài lexical scope của nó.

Hơi hack não nhỉ, ta cùng xem ví dụ dưới đây:

function foo() {
	var a = 2;

	function bar() {
		console.log( a ); // 2
	}

	bar();
}

foo();

Ở đây, function bar() có quyền truy cập vào biến a trong scope bên ngoài nó. Vậy đây có phải là closure không ? Về mặt kỹ thuật thì uhm.. có thể, cơ mà theo định nghĩa bên trên thì không chính xác lắm, việc tham chiếu được tới a là thông qua lexical scope looking-up rules (quy tăc tìm kiếm trong Lexical scope - ở đây là tìm kiếm RHS) mà đó chỉ là một phần của closure.

Cùng xét ví dụ tiếp theo:

function foo() {
	var a = 2;

	function bar() {
		console.log( a );
	}

	return bar;
}

var baz = foo();

baz(); // 2 -- âu, closure đây rồi

Ở đây function foo() được thực thi và kết quả trả lại là tham chiếu tới bar() và được gán cho biến baz, sau đó lại baz là được gọi đến (thực chất là bar được thực thi, chỉ là khác tên định danh thôi). Như vậy ở đây bar được thực thi bên ngoài lexical scope được định nghĩa ban đầu của nó. Thông thường sau khi foo() được thực thi, ta expect rằng toàn bộ inner scope của foo sẽ biến mất do cơ chế giải tỏa bộ nhớ của Garbage collector của Engine. Thực tế thì inner scope của foo vẫn còn được ghi nhớ bởi function bar -> đây chính là cơ chế closure.

Dù bằng cách nào, miễn là function được truyền đi như 1 tham số, và sau đó thực thi ở chỗ khác, thì đó là closure

function foo() {
	var a = 2;

	function baz() {
		console.log( a ); // 2
	}

	bar( baz );
}

function bar(fn) {
	fn(); // đây là closure
}

Ở đây ta pass tham chiếu tới baz vào cho function bar, khi bar được thực thì baz được thực thi (fn()), nhờ closure được tạo ra mà baz vẫn ghi nhớ và truy cập được vào biến a

Ví dụ trong thực tế

Tôi đảm bảo rằng Closure hiện hữu khắp trong code hiện tại của bạn. Đây là 1 ví dụ điển hình:

function wait(message) {

	setTimeout( function timer(){
		console.log( message );
	}, 1000 );

}

wait( "Hello, closure!" );

function timer có một bao đóng bao gồm cả context của function wait nên có quyền truy cập biến message, và nó được pass vào trong function setTimeout. Cả nghìn micro giây sau khi thực thi xong wait(), timer mới được thực thi nhưng vẫn ghi nhớ context của wait. Đây chính là closure trong thực tế.

Module

Một trong những code pattern tận dụng sức mạnh của closure mà ta sẽ cùng xem xét dưới đây, đó là Module pattern.

function foo() {
	var something = "cool";
	var another = [1, 2, 3];

	function doSomething() {
		console.log( something );
	}

	function doAnother() {
		console.log( another.join( " ! " ) );
	}
}

Với đoạn code trên, chưa xuất hiện cái gì là closure cả, chỉ đơn giản là 1 function với các biến private data something another và các function doSomething doAnother tồn tại bao đóng chứa inner scope của foo. Nếu tôi thêm như sau:

function CoolModule() {
	var something = "cool";
	var another = [1, 2, 3];

	function doSomething() {
		console.log( something );
	}

	function doAnother() {
		console.log( another.join( " ! " ) );
	}

	return {
		doSomething: doSomething,
		doAnother: doAnother
	};
}

var foo = CoolModule();

foo.doSomething(); // cool
foo.doAnother(); // 1 ! 2 ! 3

Đây chính là pattern được gọi là Module. Trước tiên, CoolModule() đơn thuần là một function, nhưng nó cần được thực thi để instance của module được tạo ra, nếu không closure sẽ không được tạo ra và không thể truy cập inner scope của CoolModule được. Sau đó, CoolModule() trả về một object. Object này lại có tham chiếu tới các inner function bên trong nó. Có thể coi đây như là một dạng Public API, chỉ lộ ra các phương thức chứ không lộ private data. Object được trả về này cuối cùng được gán cho biến foo, và từ đó ta có quyền truy cập tới các property methods, ví dụ foo.doSomething().

Để tổng kết lại, có 2 yêu cầu để hiện thực hóa module pattern đó là:

  1. Phải có 1 function bao ngoài và nó phải được thực thi ít nhất một lần
  2. Function bao ngoài đó phải trả về ít nhất 1 inner function, để inner function tạo ra closure, từ đó cso quyền truy cập private data

Kết luận

Trên đây chúng ta đã cùng review lại khái niệm closure, ví dụ trong thực tế cũng như module pattern. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với những người bắt đầu làm quen với Js hay như những người cần review lại những khái niệm basic nhất để tiếp tục học cao hơn.

Nguồn tham khảo

  1. You don't know JS

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí