+7

Authentication với Django Rest Framework

Lời mở đầu

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau cài đặt các môi trường cần thiết cho một ứng dụng Django Rest và tạo ra các API với những chức năng CRUD cơ bản. Trong bài này, mình sẽ cùng với các bạn tìm hiểu xem, làm sao để có thể xác thực người dùng (Đăng nhập) bằng Django Rest nhé.

Trước khi bắt đầu, chúng ta cần nắm được những khái niệm về Authentication (Xác thực người dùng) là gì? Có những cách Authenticate nào cũng như cách hoạt động của chúng. Mình sẽ sử dụng JWT Authentication làm phương thức xác thực cho ứng dụng của mình. Link dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về chúng:

1. Bài toán

Sau khi tạo ra những API đảm nhiệm chức năng CRUD, mình muốn rằng để truy cập hay sử dụng được những API này, người dùng bắt buộc phải đăng nhập vào hệ thống. Và để đăng nhập được vào hệ thống, người dùng phảI đăng kí tài khoản cho mình.

2. Triển khai

2.1. Register

Hãy thử nhớ lại, thông thường khi chúng ta đăng kí tài khoản tại một ứng dụng hay một hệ thống nào đó, họ sẽ yêu cầu chúng ta phải nhập những thông tin gì.

Với mục đích để tìm hiểu thì mình sẽ cần những thông tin của người dùng như sau:

  • Email
  • Password

2.1.1. Model

Đầu tiên

from django.contrib.auth.models import AbstractUser

...

class User(AbstractUser):
    # Delete not use field
    username = None
    last_login = None
    is_staff = None
    is_superuser = None

    password = models.CharField(max_length=100)
    email = models.EmailField(max_length=100, unique=True)
    USERNAME_FIELD = 'email'
    REQUIRED_FIELDS = []

    def __str__(self):
        return self.email

Ở đây mình sẽ sử dụng email để đăng nhập nên không cần sử dụng username nữa. Sau khi tạo hoặc sửa một model, việc tiếp theo chúng ta cần làm đó là chạy python manage.py makemigrations đúng không nào?

Nhưng các bạn đừng vội, hãy chú ý rằng chúng model User của chúng ta vừa tạo đang kế thừa từ AbstractUser, tức là chúng ta cũng đang kế thừa luôn cả luồng xử lý Authentication của nó. Vậy điều chúng ta cần làm ở đây là gì?

Rất đơn giản, chúng ta chỉ cần vào file settings.py và thêm một dòng sau :

AUTH_USER_MODEL = 'car.User'

Mục đích là để hệ thống của chúng ta hiểu rằng, nó đang cần sử dụng model User mà chúng ta vừa tạo để thay thế cho model User của nó.

2.1.2. Serializer

Mục đích sử dụng serializer ở đây để validate những thông tin mà chúng ta gửi lên.

class UserSerializer(serializers.ModelSerializer):

    class Meta:
        model = UserModel
        fields = ('email', 'password')
        extra_kwargs = {'password': {'write_only': True}}

Sử dụng ModelSerializer cho phép chúng ta sử dụng lại các định nghĩa của các fields trong Model để validate cho những thông tin gửi lên.

2.1.3. View

Sau khi nhập vào usernamepassword thì chúng ta sẽ xử lý chúng như sau:

class UserRegisterView(APIView):
    def post(self, request):
        serializer = UserSerializer(data=request.data)
        if serializer.is_valid():
            serializer.validated_data['password'] = make_password(serializer.validated_data['password'])
            user = serializer.save()
            
            return JsonResponse({
                'message': 'Register successful!'
            }, status=status.HTTP_201_CREATED)

        else:
            return JsonResponse({
                'error_message': 'This email has already exist!',
                'errors_code': 400,
            }, status=status.HTTP_400_BAD_REQUEST)

Trước tiên chúng ta sẽ truyền data vào trong serializer để validate chúng. Nếu pass qua lớp validate đó thì chúng ta tiến hành lưu dữ liệu vào database. Nếu dữ liệu không đúng định dạng (Validate fail) thì sẽ trả về error_message cũng như errors_code.

2.1.4. Urls

Để có thể đăng ký được tài khoản, điều chúng ta cần làm bây giờ là gì ? Đó là tạo ra một đường link để chúng ta nhập thông tin đăng ký đúng không nào ?

from django.urls import path
from car.views import UserRegisterView

...

urlpatterns = [
    path('api/register', UserRegisterView.as_view(), name='register'),
]

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành được bước đầu tiên, đó là đăng ký. Để test lại API, chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng POSTMAN như bài trước đã nói.

2.2. Login

Như đã nói ở trên, chúng ta sẽ sử dụng JWT để xác thực người dùng. Và Django Rest có nhiều package để hỗ trợ chúng ta trong việc generate ra token đó. Cụ thể là simplejwt. Với simplejwt, chúng ta đã được xây dựng sẵn tất cả và việc của chúng ta là gọi nó ra để sử dụng.

2.2.1. Urls

from django.urls import path
from rest_framework_simplejwt import views as jwt_views

...

urlpatterns = [
    path('api/login', jwt_views.TokenObtainPairView.as_view(), name='login'),
]

Nhìn vào url ta có thể thấy simplejwt đã cung cấp cho chúng ta views đó là TokenObtainPairView giúp chúng ta nhập thông tin, nếu thông tin trùng khớp, nó sẽ cho pheps chúng ta đăng nhập đồng thời sinh ra cho chúng ta 2 tokens đó là access_tokenrefresh_token. Và kết quả:

Như chúng ta thấy, sau khi nhập đúng thông tin đăng nhập, nó sẽ sinh ra cho chúng ta 2 loại token. Bài toán đã được giải quyết thành công đúng không nào.

NHƯNG KHÔNG, vào một ngày đẹp trời, chúng ta nhận được yêu cầu đó là muốn xem thời gian tồn tại của từng loại token đó là bao nhiêu lâu? Lúc đó chúng ta sẽ làm gì? Chọc vào core của nó để sửa hay là tạo ra một function mới kế thừa lại flow của hàm cha?

Đương nhiên là phải viết một function mới rồi. Và điều quan trọng là chúng ta sẽ viết như thế nào?

2.2.2. View

Trong views.py chúng ta tiếp tục tạo ra một class đó là UserLoginView để xử lý hành động đăng nhập.

def post(self, request):
    serializer = UserLoginSerializer(data=request.data)
    if serializer.is_valid():
        user = authenticate(
            request,
            username=serializer.validated_data['email'],
            password=serializer.validated_data['password']
        )
        if user:
            refresh = TokenObtainPairSerializer.get_token(user)
            data = {
                'refresh_token': str(refresh),
                'access_token': str(refresh.access_token)
            }
            return Response(data, status=status.HTTP_200_OK)
            
        return Response({
            'error_message': 'Email or password is incorrect!',
            'error_code': 400
        }, status=status.HTTP_400_BAD_REQUEST)
        
    return Response({
        'error_messages': serializer.errors,
        'error_code': 400
    }, status=status.HTTP_400_BAD_REQUEST)

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành bước đầu tiên đó là: Kiểm tra thông tin đăng nhập, trả về token như lúc nãy. Nhưng mục đích của chúng ta viết ra một function login mới để trả về thêm những thông tin liên quan như thời gian hết hạn của access_tokenrefresh_token.

2.2.3. Setting

Vậy thì chúng ta sẽ vào trongsettings.py để cài đặt cho nó. Ở đây, chúng ta sẽ thêm đoạn code sau:

SIMPLE_JWT = {
    'ACCESS_TOKEN_LIFETIME': timedelta(minutes=60),
    'REFRESH_TOKEN_LIFETIME': timedelta(days=1),
    'ROTATE_REFRESH_TOKENS': False,
    'BLACKLIST_AFTER_ROTATION': True,

    'ALGORITHM': 'HS256',
    'SIGNING_KEY': settings.SECRET_KEY,
    'VERIFYING_KEY': None,

    'AUTH_HEADER_TYPES': ('Bearer',),
    'USER_ID_FIELD': 'id',
    'USER_ID_CLAIM': 'user_id',

    'AUTH_TOKEN_CLASSES': ('rest_framework_simplejwt.tokens.AccessToken',),
    'TOKEN_TYPE_CLAIM': 'token_type',

    'JTI_CLAIM': 'jti',

    'SLIDING_TOKEN_REFRESH_EXP_CLAIM': 'refresh_exp',
    'SLIDING_TOKEN_LIFETIME': timedelta(minutes=5),
    'SLIDING_TOKEN_REFRESH_LIFETIME': timedelta(days=1),
}

Để điều chỉnh thời gian tồn tại của access_tokenrefresh_token, chúng ta chỉ việc sửa lại 2 dòng đó là ACCESS_TOKEN_LIFETIMEREFRESH_TOKEN_LIFETIME. Ở đây mình lấy ví dụ đó là thời gian tồn tại của access_token là 60 phút và refresh_token là 1 ngày.

Quay trở lại views.py, chúng ta sẽ có một function login hoàn chỉnh như sau:

def post(self, request):
    serializer = UserLoginSerializer(data=request.data)
    if serializer.is_valid():
        user = authenticate(
            request,
            username=serializer.validated_data['email'],
            password=serializer.validated_data['password']
        )
        if user:
            refresh = TokenObtainPairSerializer.get_token(user)
            data = {
                'refresh_token': str(refresh),
                'access_token': str(refresh.access_token),
                'access_expires': int(settings.SIMPLE_JWT['ACCESS_TOKEN_LIFETIME'].total_seconds()),
                'refresh_expires': int(settings.SIMPLE_JWT['REFRESH_TOKEN_LIFETIME'].total_seconds())
            }
            return Response(data, status=status.HTTP_200_OK)
            
        return Response({
            'error_message': 'Email or password is incorrect!',
            'error_code': 400
        }, status=status.HTTP_400_BAD_REQUEST)
        
    return Response({
        'error_messages': serializer.errors,
        'error_code': 400
    }, status=status.HTTP_400_BAD_REQUEST)

Xong xuôi, đừng quên cập nhật lại file urls.py nhé.

from django.urls import path
from car.views import UserLoginView, UserRegisterView

urlpatterns = [
    path('api/register', UserRegisterView.as_view(), name='register'),
    path('api/login', UserLoginView.as_view(), name='login'),
]

Kết quả

Vậy là chúng ta đã hoàn thành được chức năng đăng nhập bằng chính tay chúng ta viết rồi. (Kế thừa lại các thuộc tính của thằng cha) =))

Nếu có câu hỏi, hay muốn mình viết bài tìm hiểu về chủ đề gì hãy comment ở phía dưới. Mình sẽ cố gắng tìm hiểu và truyền tải đến mọi người một cách dễ hiểu nhất.

Lời cuối cùng, cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này, chúc các bạn thành công!

Thanks and best regards!

Related Links: https://simpleisbetterthancomplex.com/tutorial/2018/12/19/how-to-use-jwt-authentication-with-django-rest-framework.html

Source code: https://github.com/nguyenhuuhai98/django-rest-framework


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí