+1

Agile Mindset - Tư duy theo quy trình Agile

Trong lĩnh vực phát triển công nghệ phần mềm, việc thay đổi, áp dụng và cải tiến quy trình là một điều thiết yếu. Chính vì vậy, những kỹ sư phần mềm cần có tư duy (mindset) tương ứng với mỗi quy trình đang được áp dụng trong mỗi giai đoạn phát triển. Đó là yếu tố quyết định quy trình có đạt được hiệu quả tuyệt đối theo tinh thần của nó hay không? Những năm gần đây khái niệm về Agile dần trở nên thông dụng, phổ biến hơn. Và mô hình Agile cũng được ưa chuộng và được áp dụng phổ biến hơn. Vậy làm sao để có Agile mindset?

Không ít người cho rằng, chỉ cần tìm hiểu về quy trình Agile thông qua các khái niệm, các ưu điểm, nhược điểm, các phương thức, … là có thể có được Agile mindset. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng, việc tìm hiểu kỹ về quy trình để áp dụng là một điều tất yếu, nhưng để có mindset tương ứng thì cần phải được luyện tập, trải nghiệm (practice) hàng ngày.

Agile mindset bao gồm những gì?

Nhìn vào thất bại như là một cơ hội để học tập. Một trong những khái niệm của Agile là việc tham gia vào phát triển sản phẩm, nâng cao và phát triển theo thời gian. Có nghĩa là khi một sprint thất bại, điều này chỉ đơn giản có nghĩa là cần thực hiện cải tiến.

Team luôn chào đón các quan điểm khác nhau và những tư tưởng đa dạng. Đó là lý do tại sao cần thiết lập kiểm tra chức năng chéo trong một team bởi lập trình viên có kinh nghiệm (senior developer) và các chuyên gia (expert) khác. Vì vậy cần có những buổi Daily Scrum Meeting để thảo luận và tự quản lý. Nếu tất cả đều là lập trình viên (coder), tất cả đều biết về lập trình, cần đưa vào các kiểm thử viên (QA, tester), người phân tích (analysts) và chuyên gia (expert) khác có thể tạo ra kết quả tốt hơn và thêm vào nhiều giá trị cho mọi thứ trong dự án.

Mọi người luôn vui vẻ. Định nghĩa về sự vui vẻ có vẻ như sẽ chủ quan nhưng nó sẽ dễ dàng để đo lường và quan sát hơn. Khi năng lượng cao, mọi người làm việc dưới sự thúc đẩy và họ dành nhiều thời gian với nhau bên ngoài Scrum hay văn phòng. Một team thực sự tốt sẽ có những kinh nghiệm học tập đi kèm với sự vui vẻ.

Các workpace là bền vững. Biểu đồ Scrum Burndowwn là một cách tốt để nhận thấy tốc độ đã thiết lập cho Sprint là đúng cho team hay chưa. Bàn giao muộn và các phần chưa được hoàn thành là những dấu hiệu cho thấy tốc độ quá nhanh hoặc có quá nhiều việc phải thực hiện. Kết thúc sớm có nghĩa là tốc độ đang quá chậm hoặc team có khả năng hơn và không gặp thách thức nào. Tốc độ bền vững là đang ở đúng khả năng của team mà không quá căng thẳng.

Các thành viên trong team có thể chấp nhận thay đổi và thích ứng nhanh. Thật dễ dàng nhận ra ai là người có vấn đề trong việc giữ Agile mindset. Đó là những người không thích sự thay đổi hoặc không thể xử lý tình huống tốt.

Team thật sự minh bạch. Agile mindset kêu gọi các thành viên trong team cần minh bạch các công việc của họ, bao gồm những thất bại. Khi một thành viên gặp khó khăn, họ cần phải thừa nhận nó. Sai lầm nên được đưa lên trong Daily Scrum để có những bài học và tránh trong tương lai. Điều này đã được nhắc tới trước đó, thất bại như là một cơ hội để học tập.

Mọi người muốn và cần phải cộng tác và giao tiếp (communicate). Srum Master chỉ đơn giản là người hỗ trợ. Các thành viên có Agile mindset sẽ là người yêu cầu tương tác với team và sẽ tự quản lý.

Team ý thức được khi sử dụng anti-pattern (mô hình chống đối). Một anti-pattern là một giải pháp hiệu quả nhưng giải pháp chung để vấn đề không bị chồng chéo. Team với Agile mindset sẽ ý thức được khi họ đang nghiêng về anti-pattern và tích cực cố gắng để giải quyết các vấn đề khác nhau.

Chia sẻ hiểu biết được thực hiện một cách tự nguyện và tự do. Agile team thực sự muốn mọi người được trang bị để giải quyết các vấn đề và task. Đây là lý do tại sao chia sẻ kiến thức là một Agile mindset sống còn và tốt nhất cho team.

Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn dần hình thành Agile mindset cho mình!

Nguồn tham khảo: Internet


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí