ActiveRecord Query Interface trong Ruby on Rails (Phần 2)
This post hasn't been updated for 5 years
Tiếp nối phần 1, hôm nay ta sẽ tìm hiểu các phương thức tiếp theo nhé
9. Sắp xếp dữ liệu với .order
Phương thức này giúp ta sắp xếp các record theo một thứ tự tăng dần (ASC) hay giảm dần (DESC) theo một hay nhiều trường của model. Mặc định của phương thức này là sắp xếp tăng dần
Sắp xếp các bài Post theo thứ tự tăng dần của trường title
Post.order(:title)
# hoặc
Post.order("title")
Một ví dụ thực tiễn, là chúng ta sẽ thường hiển thị các bài Post theo dạng "Bài viết mới nhất", tức là bài nào tạo sau sẽ được hiển thị lên trước. Lúc này, ta sẽ sắp xếp giảm dần theo thời gian tạo (created_at)
Post.order(created_at: :DESC)
# hoặc
Post.order("created_at DESC")
Bạn cũng có thể sắp xếp dữ liệu theo nhiều trường khác nhau. Mức độ ưu tiên sẽ dựa vào thứ tự từ trái sang phải (giảm dần)
Sắp xếp các User tăng dần theo firstName. Nếu firstName trùng nhau, sẽ sắp xếp giảm dần theo lastName
User.order(firstName: :ASC, lastName: :DESC)
# hoặc
User.order("firstName ASC, lastName DESC")
# hoặc
User.order("firstName ASC", "lastName DESC")
10. Chọn (Select) một trường nào đó với .select và .pluck
Với phương thức này, ta sẽ có thể lấy ra các bản ghi, nhưng chỉ lấy các trường được quy định, không lấy hết toàn bộ các trường
Lấy ra firstName và lastName của các User
### > SỬ DỤNG .select
User.select(:firstName, :lastName)
# ----------------------------
### > SỬ DỤNG .pluck
User.pluck(:firstName, :lastName)
Như vậy, ta có thể thấy, hai phương thức này có cấu trúc giống nhau. Tuy nhiên, có 2 điểm khác biệt chính ở đây là:
- Về kết quả trả về
- .select : sẽ trả về một ActiveRecord Object
- .pluck : sẽ trả về một Array (mảng)
Với tiêu chí này, ta thấy .pluck có hiệu suất tốt hơn khi phải thao tác với dữ liệu lớn. Ngoài ra, câu lệnh .pluck có thể được biểu diễn thông qua câu lệnh .select như sau:
# Câu lệnh với .pluck
User.pluck(:firstName, :lastName)
# ----------------------------
# Tương đương với câu lệnh .select là:
User.select(:firstName, :lastName).map {|u| [u.firstName, u.lastName]}
- Về việc ghi đè một trường bằng một phương thức
- .select: chấp nhận ghi đè
- .pluck: không chấp nhận ghi đè
Để dễ hiểu, ta xét ví dụ sau
# Ta định nghĩa phương thức email để ghi đè lên trường email của model User
class User < ApplicationRecord
def email
"My is email is #{super}"
end
end
Bây giờ, ta dùng .select và .pluck để lấy trường email của model User và so sánh
# Dùng .pluck
User.pluck(:email)
# => ["email_1@gmail.com", "email_2@gmail.com"]
# Dùng .select
User.select(:email).map {|u| u.email}
# => ["My email is email_1@gmail.com", "My email is email_2@gmail.com"]
Như vậy, phương thức .select đã chấp nhận ghi đè phương thức email nên khi trả về kết quả, đã có thêm "My email is" ở trước mỗi email
11. Kiểm tra dữ liệu đã tồn tại hay chưa với .exists?
Ví dụ thực tiễn với phương thức này, đó là khi xây dựng tính năng đăng nhập bằng email. Mỗi email chỉ sử dụng cho một tài khoản (user). Do đó, khi có một user muốn tạo mới một tài khoản nào đó, ta phải kiểm tra xem email của user đó đã tồn tại hay chưa. Giả sử email cần kiểm tra là "user_email@gmail.com", ta có thể dùng lệnh
User.exists?(email: "user_email@gmail.com")
Phương thức này sẽ trả về true nếu dữ liệu đã tồn tại trong model. Ngược lại, trả về false
Ta cũng có thể truyền 1 mảng các tham số cho phương thức này. Lúc này, phương thức trả về kết quả true nếu tìm thấy 1 trong các tham số. Nếu không tìm thấy bất kì tham số nào, sẽ trả về false
User.exists?(email: ["user_email@gmail.com", "user_2_email@gmail.com"])
13. Lấy dữ liệu khác nhau của một trường với .distinct hoặc .uniq
Hai phương thức này được sử dụng khi chúng ta muốn lọc ra các giá trị là duy nhất, không bị trùng lặp với nhau
Lấy ra các firstName khác nhau trong bảng User
User.select(:firstName).distinct
# hoặc
User.select(:firstName).uniq
Tuy nhiên, ta sẽ có 2 lưu ý ở đây:
- .distinct sẽ trả về là một ActiveRecord Object, còn .uniq sẽ trả về một Array
- Từ phiên bản Rails 5.1 trở đi, .uniq sẽ không còn được hỗ trợ
14. Tính tổng giá trị với .sum
Tính tổng số tuổi của các User hiện có
sum_age = User.sum(:age)
15. Tính trung bình cộng các giá trị với .average
Tính trung bình cộng số tuổi của các User
avg_age = User.average(:age)
16. Lấy giá trị lớn nhất, nhỏ nhất với .maximum và .minimum
Tính tuổi lớn nhất và nhỏ nhất của các User
max_age = User.maximum(:age)
min_age = User.minimum(:age)
Ta sẽ tạm dừng phần 2 tại đây!!! Hẹn gặp lại ở phần 3!!! Thanks for reading!!!
All Rights Reserved