0

7 phương pháp rèn luyện kỹ năng Testing bạn nên đề cập tới.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như email của bạn không hoạt động đúng như yêu cầu, hoặc đơn giản là chiếc đầu ghi hình đã bỏ qua những chương trình yêu thích của bạn ?

Đơn giản mà nói, chuyện này sẽ làm bạn cảm thấy không vui. Nhưng nghiêm trọng hơn, các vấn đề trong phần mềm được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tài chính ngân hàng và an toàn công cộng có thể gây ra những vấn đề lớn liên quan đến tài chính và thậm chí là sự sống hoặc cái chết. Vì vậy, dù đó là 1 thứ tầm thường như đầu ghi hình hay quan trọng như lời đánh giá của người đầu tiên sử dụng hệ thống GPS , chất lượng phần mềm mà chúng ta sử dụng hằng ngày và giá trị mà nó mang lại phải đạt được những tiêu chuẩn chất lượng nhất định trước khi được tung ra thị trường.

Mặc dù thử nghiệm không phải lúc nào cũng được coi là một phần cốt lõi trong quá trình phân phối phần mềm, rất nhiều thứ đã thay đổi. Chúng tôi thậm chí không đưa ra suy nghĩ tiếp theo rằng chúng nên được hoạt động như một phần mềm bình thường, nhưng khi có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi hoàn toàn tập trung vào nó. Hãy xem xét thực tế rằng giá cổ phiếu của các công ty gặp sự cố phần mềm tạo tin tức đã giảm trung bình khoảng 4 phần trăm trong năm 2015. Với tình hình như vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều công ty chi 300 tỷ đô la mỗi năm để thuê người gỡ lỗi phần mềm của họ. Cũng từ đây, vai trò của người quản lý QA đã trở thành một con đường ngày càng sinh lợi.

7 cách rèn luyện kỹ năng Testing giúp bạn trở thành một Kiểm thử viên toàn diện

1. Nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể

Điều số một là điểm chung của tất cả các kiểm thử viên đỉnh cao : họ tập trung vào trải nghiệm của người dùng. Điều này rất dễ khiến người thử nghiệm thiếu chú ý trong cả hàng hà sa số các testcase và quên đi người dùng cuối thực tế, tuy nhiên đây là sai lầm rất nghiêm trọng.

Cách mà các kiểm thử viên giỏi thường làm là họ không bao giờ rời mắt khỏi lý do vì sao họ kiểm soát việc kiểm thử ngay từ đầu, điều đó có nghĩa là họ đặt sự quan tâm của người dùng lên hàng đầu. Những kiểm thử viên này hiểu rằng cách kiểm tra thực tiễn tốt nhất không nhất thiết cần kiểm tra toàn bộ cả một Check list dài, mà là các bước cần thực hiện để cung cấp sản phẩm tốt nhất tới tay người dùng.

Để trở thành một người kiểm thử như vậy, bạn cần luôn xem xét phần mềm theo quan điểm của người dùng và xem xét cách phần mềm cần hoạt động để thực hiện lời hứa giúp người dùng làm điều gì đó tốt hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn trong cuộc sống. Bạn cũng cần hiểu rằng trải nghiệm người dùng không phải chỉ là trải nghiệm của 1 người qua các bước khác nhau, mà là sử dụng phần mềm để cải thiện một điều gì đó họ làm hàng ngày.

2. Đặt câu hỏi

Để có cái nhìn toàn diện về phần mềm và kiểm tra trải nghiệm người dùng, bạn cần đặt rất nhiều, rất nhiều câu hỏi. Những người thử nghiệm luôn được biết đến là những người đặt nhiều câu hỏi, nhưng điều này hoàn toàn có lý do - vì bạn cần có đầy đủ sự hiểu biết về một phần mềm, bao gồm người dùng phần mềm đó là ai, họ sẽ sử dụng nó như thế nào, phần mềm nên giải quyết vấn đề gì, cách giải quyết ra sao, cách nhìn và cảm nhận,.... để kiểm thử phần mềm đúng cách.

Tóm lại, làm thế nào để bạn phát hiện và dự đoán các vấn đề chỉ với một phần rất nhỏ trong phần mềm nếu bạn không hiểu rõ việc nó được sử dụng cho ai, mục đích của nó là gì ? Bạn không thể. Do vậy, việc đặt câu hỏi giúp bạn biết tất cả những gì bạn cần biết sau đó dần dần tìm ra các điểm liên quan để kiểm tra phần mềm. Những người kiểm thử toàn diện hiểu biết về tất cả các điểm này và phát hiện ra những vấn đề mà hầu hết các kiểm thử khác đều bỏ qua chỉ vì họ không biết đủ về người dùng và chính phần mềm để biết là họ có vấn đề cần giải quyết

3. Thực hành kỹ năng quản lý việc Test và báo cáo

Trong quá trình thử nghiệm, làm thế nào để bạn trả lời các câu hỏi như tiến trình của bạn đang như thế nào, rào cản tồn tại ở đâu và cảm nhận chung của bạn về kết quả là gì (dự đoán kết quả) . Nó được thể hiện trong bản quản lý và báo cáo Test của bạn. Thực hành quản lý kiểm thử và báo cáo là một đặc điểm khác biệt giúp các tester giỏi khác biệt so với những kiểm thử khác.

Quản lý và báo cáo thử nghiệm tốt sẽ tăng giá trị cho quá trinh thử nghiệm tổng thể bằng cách khuyến khích và tư vấn cho từng người thử nghiệm khi cần, xác định các thách thức có thể cản trở tiến trình, cung cấp cầu nối giữa Developer với người thử nghiệm. Ngoài ra việc báo cáo nghiêm túc và thường xuyên kiểm tra dữ liệu có thể giúp cải thiện những thứ như phạm vi kiểm tra, tốc độ và đảm bảo chất lượng bằng cách cung cấp cái nhìn sâu sắc về rủi ro, tiến độ và nhiều thứ hơn nữa....

4. Thừa nhận rằng Testing không phải là nhiệm vụ tách biệt.

Silo giữa Developer và người thử nghiệm (không đề cập đến chủ sở hữu sản phẩm) không giúp đỡ ai cả. Các silo này tạo ra sự ngắt kết nối khi hiểu được mục đích, chức năng và đối tượng dự định cho phần mềm, hạn chế năng suất khi một nhóm chờ đầu ra của nhóm khác và ức chế khả năng chẩn đoán và giải quyết vấn đề của từng nhóm.

Bằng cách hợp tác chặt chẽ với các Developer và bất kỳ bên liên quan nào khác, người thử nghiệm có thể tiến một bước lớn để loại bỏ những thách thức này. Ví dụ, những người thử nghiệm làm việc cùng với các Developer đang bắt đầu viết code có thể giúp xác định các vấn đề ở cấp độ bề mặt trước khi họ đưa ra bản build, viết các trường hợp thử nghiệm tốt hơn để cuối cùng có thể chẩn đoán các vấn đề ở cấp độ sâu hơn, tránh trường hợp xảy ra khi phần mềm đã đến tay của người dùng. Ngoài ra, bằng cách mở đường cho các bản build ban đầu chất lượng cao hơn, sự hợp tác này cũng giúp tăng năng suất và giúp các nhóm nhanh chóng đạt được yêu cầu của mỗi chu kỳ release sản phẩm.

5. Áp dụng một tư duy kỹ thuật

Việc phá vỡ các silo có thể mang lại một số lợi ích, nhưng nó cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với người thử nghiệm khi họ chuyển từ tìm kiếm các vấn đề cấp độ bề mặt sang phát hiện ra các vấn đề kỹ thuật chuyên sâu hơn. Đó là lý do tại sao những người thử nghiệm giỏi tiếp tục hợp tác với các developer bằng cách áp dụng một tư duy kỹ thuật hơn ban đầu.

Là một người thử nghiệm, có tư duy kỹ thuật nhiều hơn cho phép bạn làm việc gần gũi hơn với các developer, chạy các thử nghiệm cần thiết để nắm bắt các vấn đề cấp độ sâu hơn và thực hiện các yêu cầu thử nghiệm hiện đại một cách nhanh chóng hơn. Những người thử nghiệm có nhiều khả năng kỹ thuật thường giúp nhóm phân phối bằng cách gỡ lỗi phần mềm và đưa ra giải pháp, cũng như thiết lập các trường hợp thử nghiệm tự động cho phần mềm mới. Nói chung, các kỹ năng kỹ thuật quan trọng để xây dựng bao gồm hiểu biết về JavaScript, thông thạo SQL và thậm chí là khả năng viết những dòng code chất lượng.

6. Tạo dựng uy tín với các bên hợp tác liên quan

Điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn xử lý các vấn đề được phát hiện trong quá trình thử nghiệm ? Bạn cần trình bày trường hợp của mình cho các bên liên quan, thường liên quan đến các cuộc họp kéo dài trong đó bạn cần tranh luận về lý do tại sao việc sửa một lỗi này lại được ưu tiên hơn một lỗi khác.

Nếu bạn tin tưởng vào các bên liên quan của mình và khiến họ xem bạn như là một chuyên gia dày kinh nghiệm, họ sẽ bắt đầu tôn trọng các phán đoán của bạn và ít nghi ngờ về các đề xuất của bạn hơn. Đổi lại, sự tín nhiệm này giúp bạn làm việc năng suất và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của tổ chức. Nó cũng mở đường cho việc doanh nghiệp không chỉ chấp nhận các phán đoán của bạn , mà còn tìm đến bạn để đặt câu hỏi và nghe sự tư vấn từ bạn, điều mà chỉ những người kiểm thử thực thụ mới có được.

7. Không ngừng học hỏi

Cuối cùng, khi lĩnh vực kiểm thử phần mềm thay đổi và phát triển, chỉ những người đón đầu xu thế mới thể hiện được mình là một kiểm thử viên toàn diện. Do vậy, việc nỗ lực thường xuyên để học hỏi và mở rộng kiến thức của bạn rất quan trọng dù bạn đang bắt đầu với sự nghiệp kiểm thử, làm việc để trở thành một kiểm thử viên toàn diện hay đang cố gắng duy trì vị trí làm việc xuất sắc của mình.

Hơn nữa, những nỗ lực thường xuyên để tiếp tục học hỏi bằng cách học trực tuyến cùng các chuyên gia, tham gia các hội thảo, hội nghị,... cũng giúp bạn tạo ra các kết nối quan trọng cho sự thăng tiến nghề nghiệp và tự xây dựng danh tiếng

Bài viết được lấy từ : https://www.qasymphony.com/blog/7-software-testing-best-practices/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí