+2

7 mẹo phỏng vấn thành công dành cho Fresher Business Analyst

Vai trò Business Analyst (BA) vẫn rất hứa hẹn trong nhiều năm sắp tới. Đãi ngộ tốt, nhiều cơ hội để thăng tiến, nhu cầu lớn từ thị trường trong nước và quốc tế đã thúc đẩy nhiều bạn trẻ cũng như chuyên gia từ các ngành khác. Dù là một sinh viên mới tốt nghiệp hay chuyển từ một vai trò khác thì bạn cần “bỏ túi” 7 mẹo sau cho buổi phỏng vấn đầu tiên.

1. Hiểu được vai trò của Business Analyst

Việc đầu tiên bạn cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn là tìm hiểu chính xác công việc của một nhà phân tích kinh doanh. Nếu bạn chưa biết thì vai trò chính của BA là thu hẹp khoảng cách giữa CNTT và doanh nghiệp. Mục tiêu là đảm bảo các yêu cầu kinh doanh được rõ ràng và được tất cả các bên liên quan hiểu rõ.

2. Tìm hiểu thông tin của công ty

Nghiên cứu công ty mà bạn muốn ứng tuyển. Bạn cần tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ, thị trường mục tiêu và xu hướng ngành của họ. Những thông tin này sẽ giúp bạn điều chỉnh câu trả lời của mình sao cho phù hợp với nhu cầu của họ. Ví dụ về một vài câu hỏi phỏng vấn BA thường gặp và câu trả lời:

Hãy tự giới thiệu đôi nét về bản thân!

Tôi tốt nghiệp từ trường [...] với bằng cấp về [...]. Trong thời gian học, tôi đã bắt đầu quan tâm đến phân tích kinh doanh và cách sử dụng dữ liệu để thúc đẩy chiến lược ra quyết định. Tôi đã làm việc tại các công ty như [...]. Những kỹ năng mà tôi có được trong quá trình làm việc gồm [...]. Tôi đánh giá cao cơ hội được mang nền tảng và niềm đam mê phân tích của mình đến quý công ty.

Vì sao bạn muốn trở thành một BA?

Tôi thích giải quyết các vấn đề và thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban. Làm việc với tư cách là một BA cho phép tôi sử dụng các kỹ năng phân tích và giao tiếp để thực hiện các dự án đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Tôi rất quan tâm đến công ty vì những lý do như [...]. Do đó, tôi hy vọng có thể trở thành một BA và góp sức cho công ty.

Bạn sẽ đối mặt với thời hạn và áp lực trong công việc như thế nào?

Tôi sẽ tiến hành đánh giá các nhiệm vụ dựa trên tốc độ và tầm quan trọng. Đồng thời, tôi cũng chia nhỏ các nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ dễ quản lý hơn để đảm bảo tiến độ. Tôi sẽ thông báo cho các bên liên quan về tiến độ và các vấn đề có thể xảy ra.

3. Giải quyết các câu hỏi tình huống

Các câu hỏi tình huống thường được sử dụng để xác định cách bạn xử lý các trong thực tế. Ví dụ:

Tình huống: Bạn được giao một dự án với các yêu cầu chưa đầy đủ. Bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Trả lời: Tôi bắt đầu bằng cách thu thập nhiều thông tin từ các tài liệu hiện có. Tôi sẽ gặp các bên liên quan chính để điền vào chỗ trống và đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu đều rõ ràng và được ghi chép lại. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa những hiểu lầm và đảm bảo rằng dự án đi đúng hướng.

Tình huống: Các bên liên quan không hài lòng với giải pháp đã cung cấp. Bạn sẽ làm gì?

Trả lời: Đầu tiên, tôi sẽ lắng nghe mối quan tâm của các bên liên quan và tìm hiểu quan điểm của họ. Sau đó, tôi tiến hành xem xét các yêu cầu và giải pháp để xác định các lỗ hổng và quan niệm sai lầm. Dựa trên phân tích này, tôi đề xuất các điều chỉnh hoặc đàm phán để đảm bảo rằng giải pháp đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan và duy trì tính toàn vẹn của dự án.

4. Những kỹ năng kỹ thuật và công cụ

Bạn cần cung cấp bất kỳ kỹ năng hoặc công cụ kỹ thuật nào mà bạn biết trong hồ sơ. Đặc biệt, đối với kinh nghiệm làm việc hoặc cách mà bạn đã sử dụng kỹ năng và công cụ sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực của bạn. Một số công cụ phổ biến như:

  1. Microsoft Excel: Phần mềm bảng tính chuyên dụng để phân tích và báo cáo dữ liệu.
  2. SQL: Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu phổ biến nhất.
  3. JIRA hoặc Trello: Công cụ quản lý dự án tốt nhất.
  4. Tableau hoặc Power BI: Phần mềm hỗ trợ trực quan hóa dữ liệu.

5. Các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng

Các kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện là những kỹ năng quan trọng đối với một nhà phân tích kinh doanh. Ngoài việc liệt kê kỹ năng của bạn, hãy chứng minh bằng cách đưa ra những ví dụ từ kinh nghiệm thực tế của bạn.

6. Thực hành phỏng vấn

Thực hiện phỏng vấn thử với bạn bè hoặc cố vấn để luyện tập trả lời và nắm vững các định dạng phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng sự tự tin và cải thiện cách truyền đạt. Bạn có thể chuẩn bị một bảng các câu hỏi và tình huống thường gặp. Ngoài ra, bạn nên tìm thêm các ví dụ bên ngoài để cải thiện khả năng ứng biến.

7. Đặt những câu hỏi sâu sắc

Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội để đặt những câu hỏi. Hãy tận dụng thời gian này để thể hiện sự quan tâm thực sự của bạn đối với vị trí và công ty. Những câu hỏi bạn có thể tham khảo như:

“Bạn có thể mô tả lộ trình sự nghiệp ở vị trí này không?” “Thách thức lớn nhất mà nhóm của bạn đang phải đối mặt hiện nay là gì?” “Công ty sẽ hỗ trợ phát triển chuyên môn liên tục như thế nào?”

Việc chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn bao gồm tìm hiểu công việc, nghiên cứu công ty và thực hành trả lời các câu hỏi và câu trả lời phổ biến. Hãy làm nổi bật các kỹ năng kỹ thuật và tính linh hoạt của bạn và thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với vị trí này. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo:

https://www.bacareers.in/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí