7 cách đơn giản để trở thành một kiểm thử phần mềm hiệu quả
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Bất cứ ai đã làm việc trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm này trong bất kỳ thời gian nào đều trải qua việc tổ chức không hợp lý, lập kế hoạch kém và báo cáo lỗi không rõ ràng.
Cách tốt nhất để tránh tình trạng này là tạo ra trật tự trong thói quen của chính bạn.
Nếu bạn có thể tạo một trật tự chung và nhất quán cho bất kỳ công việc nào bạn làm thì bạn cũng sẽ làm gương cho các đồng nghiệp của mình đấy.
Bằng cách tránh kiểm thử lộn xộn không đúng trọng tâm, bạn sẽ tiết kiệm được hàng giờ đồng hồ. Thời gian dành để tìm kiếm và thu thập thông tin chi tiết về testcase giờ sẽ dùng được dùng để thực hiện các kiểm thử. Khi bạn tập trung ít hơn vào công việc quản lý kiểm thử, bạn có thể tự do nắm bắt và báo cáo các lỗi nghiêm trọng hơn. Một người kiểm thử phần mềm hiệu quả không chỉ có thể tìm thấy nhiều lỗi nghiêm trọng hơn mà còn có thể đóng góp nhiều sức lực hơn để giúp đỡ nhóm của họ.
Vậy làm thế nào để bạn trở nên hiệu quả hơn?
Dưới đây là 7 mẹo để cải thiện hiệu quả kiểm thử phần mềm của bạn.
1. Tổ chức mọi thứ
Chuẩn bị nhiệm vụ và môi trường kiểm thử phần mềm hiệu quả đòi hỏi phải giao tiếp với nhiều người.
Nếu bạn không có phương pháp để lưu trữ thông tin này, thì bạn sẽ bỏ lỡ các chi tiết quan trọng.
Con người giao tiếp qua rất nhiều phương tiện khác nhau. Chỉ với 1 tin nhắn, ta có thể dễ dàng vượt qua các rào cản.
Khi bạn tạo một cấu trúc có tổ chức để lưu trữ tất cả các chi tiết quan trọng, bạn có thể thu thập các chi tiết có liên quan và hình thành chiến lược kiểm thử cho dự án đó.
Ta nên thực hành việc giữ tất cả các trao đổi quan trọng ở một nơi. Sẽ có lúc bạn cần phải xem lại thông tin trao đổi giữa bạn và các thành viên trong nhóm.
2. Viết báo cáo lỗi chi tiết
Nếu bạn viết báo cáo lỗi rõ ràng và chi tiết thì đó là bạn đã dành 1 sự ưu ái to lớn đến những đồng nghiệp trong nhóm của bạn đấy.
Có ba điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây.
-
Viết chi tiết
-
Viết rõ ràng
-
Viết cho người khác
Những người đọc báo cáo lỗi của bạn sẽ không hiểu hoặc thấy những gì bạn đã làm để gặp lỗi đó. Khi bạn viết chi tiết, bạn sẽ giúp cho những người khác trong nhóm và các nhà phát triển tiết kiệm một lượng thời gian khổng lồ bằng cách không phải đưa ra bất kỳ phán đoán đoán nào cho môi trường của bạn.
Hãy xem ví dụ về báo cáo lỗi như bên dưới nhé.
Khi viết chi tiết thì cũng dễ để viết hơn rất nhiều. Bắt buộc chỉ viết những gì cần thiết. Không cần phải có câu văn hội thoại gì bên trong báo cáo lỗi cả. Ở Testlio chúng tôi thích các phương pháp đơn giản và mang tính tài liệu. Bạn có thể đọc ở đây.
Khi viết 1 báo cáo lỗi, bạn nên đặt mình vào vị trí người sẽ nhận được báo cáo đó, người chưa từng bao giờ sử dụng ứng dụng. Nếu bạn có thể tạo ra báo cáo lỗi dễ hiểu, mọi người khi đọc vào sẽ cảm thấy rất dễ chịu.
3. Viết test case rõ ràng
Test case là 1 phần quan trọng trong tiến trình kiểm thử phần mềm. Người kiểm thử trong nhóm của bạn sẽ phụ thuộc vào thông tin được hiển thị để thực hiện nhiệm vụ của họ.
Hiệu quả của toàn bộ nhóm của bạn phụ thuộc vào việc có thể viết các trường hợp kiểm thử rõ ràng hay không. Giống như viết báo cáo lỗi rõ ràng, khi bạn viết các trường hợp kiểm thử rõ ràng sẽ làm cho công việc của các nhà phát triển và người kiểm thử khác dễ dàng hơn.
Đừng tạo ra các trường hợp kiểm thử dài. Khi bạn thêm nhiều bước vào trường hợp thử nghiệm, bạn sẽ tăng xác suất cho người trong nhóm của bạn không thực hiện được nhiệm vụ. Kinh nghiệm cho thấy độ dài tối ưu của một trường hợp kiểm thử là từ 3-8 bước.
4. Tham gia và giao tiếp
Kiểm thử là nỗ lực của cả nhóm. Bạn sẽ thấy việc giữ tất cả mọi người trong vòng lặp ngay từ đầu sẽ tiết kiệm được một lượng thời gian khổng lồ.
Mục tiêu của bạn là đảm bảo mọi người tham gia vào dự án đều có hiểu biết rõ về ứng dụng. Khi mọi người hiểu ứng dụng đòi hỏi gì, người kiểm thử có thể bao quát các trường hợp kiểm thử một cách hiệu quả.
Giao tiếp với trưởng nhóm kiểm thử hoặc người quản lý để cho phép người kiểm thử tham gia vào các cuộc họp, cùng đưa ra quyết định. Cho phép người kiểm thử tìm hiểu tài liệu sớm sẽ cho phép họ chuẩn bị môi trường kiểm thử sớm. Điều này sẽ tránh các vấn đề không lường trước, ngăn ngừa được bất kỳ sự chậm trễ hoặc rủi ro nào, giúp giảm chi phí.
5. Tự đặt các câu hỏi cho chính bạn
Kiểm thử là cả một quá trình. Bạn được cung cấp một ứng dụng và phải quyết định những gì nên được kiểm tra, kết quả mong muốn là gì và áp dụng một kỹ thuật kiểm thử vào quá trình kiểm thử.
Tự hỏi bản thân: kiểm thử của bạn đang trả lời cho câu hỏi nào. Kỹ thuật kiểm thử của bạn là một kho các câu trả lời. Một khi bạn hiểu câu hỏi là gì, bạn chỉ cần chọn câu trả lời nào có ý nghĩa nhất.
Khi bạn tạo ra được một quy trình, bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn nhanh hơn. Lọc các kỹ thuật bạn nghĩ có ý nghĩa và áp dụng những kỹ thuật đó làm kiểm thử. Nếu những kỹ thuật đó không làm việc thì bạn có thể quay lại và thử các kỹ thuật khác, ít có ý nghĩa hơn.
6. Tích cực
Tư duy của nhân viên kiểm thử có thể khác biệt giữa việc tìm ra lỗi nghiêm trọng nhất trong ứng dụng và không tìm thấy gì.
Nếu bạn kiểm tra một ứng dụng mà không mong muốn tìm thấy bất kỳ lỗi nào, thì bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ lỗi nào cả. Không có ứng dụng nào là hoàn hảo và bạn cũng nhận thức được điều đó. Có vô số tình huống có thể phá hỏng một ứng dụng.
Bằng cách tự nói với bản thân ngay từ đầu, bạn sẽ nắm được cái lỗi nghiêm trọng khó nắm bắt đó, cuối cùng bạn sẽ tìm thấy những lỗi khác trong quá trình và châm ngòi cho đồng nghiệp phát hiện ra chúng.
Khi bạn kiểm thử với một thái độ tích cực, đồng đội của bạn cũng sẽ chú ý hơn. Khi đồng đội của bạn chú ý, họ sẽ theo dõi bạn. Khi bạn kích thích nhóm của bạn làm việc chăm chỉ hơn, bạn sẽ cải thiện hiệu quả kiểm thử phần mềm của cả nhóm.
7. Đừng kiểm thử
Một trong những bước quan trọng nhất để trở thành người kiểm thử phần mềm hiệu quả trong dự án là không kiểm tra gì cả khi bắt đầu.
Thay vào đó, hãy dành một chút thời gian và chơi với ứng dụng. Chỉ ra các mục tiêu của ứng dụng là gì. Khi bạn hiểu mục tiêu của ứng dụng là gì, bạn sẽ có thể hiểu mục tiêu của từng tính năng riêng lẻ. Khi bạn hiểu các chi tiết phức tạp của các ứng dụng thì bạn sẽ có thể lập một chiến lược trường hợp kiểm thử rất hiệu quả. Khi mục tiêu của bạn với vai trò là người thử nghiệm phù hợp với mục tiêu của ứng dụng, bạn sẽ có thể đạt được kết quả rất to lớn.
Kết luận
Kiểm thử phần mềm có thể hỗn loạn và không có tổ chức.Việc làm mọi việc có ý nghĩa là rất quan trọng. Nếu không, bạn sẽ phải dành hàng giờ để tìm kiếm chi tiết bị mất trong mớ hỗn độn của một cuộc trao đổi.
Nếu bạn muốn trở thành một người kiểm thử phần mềm hiệu quả, hãy làm theo 7 mẹo sau:
-
Tổ chức mọi thứ
-
Viết báo cáo lỗi chi tiết
-
Viết testcase rõ ràng
-
Tham gia và trao đổi
-
Tự đặt các câu hỏi cho chính bạn
-
Tích cực
-
Đừng kiểm thử
Mẹo kiểm thử bạn đã sử dụng để tăng hiệu quả là gì? Hãy chia sẻ nhé.
Nguồn dịch: https://testlio.com/blog/how-to-be-an-efficient-software-tester/
All rights reserved