0

5 LÝ DO BẠN ĐANG LÃNG PHÍ THỜI GIAN KIỂM THỬ CỦA MÌNH

Không phải tất thời gian chúng ta dành cho việc kiểm thử đều hiệu quả. Thỉnh thoảng, tôi thấy rằng tôi làm việc hiệu quả và tốt hơn vào cuối ngày. Sự thật là việc kiểm thử của tôi đã không thực sự tốt. Nó sẽ tốt hơn nếu tôi làm mọi thứ theo một chút khác biệt. Sau khi phân tích hành vi của chính mình, và dựa thêm vào cuộc phỏng vấn với hàng trăm khách hàng trên “Practitest.com”, tôi cố gắng tổng hợp một danh sách các lý do chính rằng tại sao nhiều người chúng ta đã lãng phí nhiều thời gian kiểm thử không cần thiết, hi vọng rằng chúng ta có thể sửa đổi những vấn đề này và làm việc tốt hơn trong tương lai

1. BẠN KHÔNG ĐẶT MỤC TIÊU RÕ RÀNG CHO CÁC NHIỆM VỤ KIỂM THỬ CỦA MÌNH

Mọi lúc khi bạn ngồi để bắt đầu việc kiểm thử, bạn cần phải hiểu rõ rằng tại sao bạn lại dành thời gian của mình để thực hiện công việc này.

Là bởi vì bạn kiểm tra một chức năng mới? Bạn đang kiểm tra lại một cái lỗi? Hay bạn đang kiểm tra nhanh một số chức năng trước khi chúng phát hành?

Hiểu được mục tiêu của mình cũng như xác định mục tiêu rõ ràng là cách duy nhất để bạn đảm bảo rằng mình đang tập trung nỗ lực một cách chính xác.

Dẫu vậy, rất nhiều lần tôi thấy những người kiểm thử người mà bắt đầu kiểm tra một cách nhanh chóng và không thực sự hiểu được mục tiêu của công việc đó là gì. Hoặc thiếu hoàn thành mục tiêu kiểm thử hoặc thiếu sót trong việc hoàn thành một phần của công việc cái mà họ đã được giao.

Mất một hoặc hai phút để xác định ra mục tiêu cụ thể của bạn, và để kiểm tra chúng có phù hợp với dự án và nhóm của chúng hay không sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức.

2. BẠN KHÔNG HIỂU GIÁ TRỊ CỦA CÁC TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÙNG CUỐI

Testing thông thường không phải việc xác minh nút lưu thực sự là lưu những thay đổi trên màn hình. Điều này có thể được thực hiện bằng một số cách hiệu quả hơn!

Một trong những mục tiêu lớn nhất trong công việc của chúng ta là xác minh chức năng mà chúng ta đang thử nghiệm (hoặc thay đổi được thực hiện) sẽ cung cấp giá trị gia tăng mong muốn ở phía Người dùng cuối. Hay nói cách khác, tính năng này sẽ khiến người dùng của chúng ta hạnh phúc hơn!

Cách duy nhất để hiểu sản phẩm có đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối hay không là hiểu người dùng cuối của bạn muốn làm gì với nó.

Vấn đề là rất nhiều người kiểm thử không đầu tư thời gian để tìm hiểu việc này hoặc thậm chí tồi tệ hơn là chúng ta đang xóa khỏi người dùng của họ vì vậy họ không thể thực sự đánh giá được tính năng có giúp ích hay thậm chí là gây hại cho người dùng hay không.

Đó là sự thật rằng bạn là một người kiểm thử, bạn không thể biết tất cả người dùng của mình, và bạn cũng không thể thay thế người dùng của mình như một người dùng cuối để tự đánh giá sản phẩm cuối cùng của mình. Nhưng điều này không có lý do gì để không nỗ lực học hỏi thêm về họ và cố gắng tìm hiểu xem chức năng họ cần là gì? Thuộc tính nào của sản phẩm quan trọng hơn và ít quan trọng hơn đối với họ.

Không đặt mình vào vị trí của người dùng có thể dẫn đến các sai lầm lớn hơn những gì chúng ta nghĩ.

3. BẠN KHÔNG DÕI THEO NHỮNG GÌ BẠN KIỂM TRA, BẠN TÌM KIẾM VÀ NHỮNG Ý TƯỞNG KHÁC BẠN CÓ TRONG KHI KIỂM THỬ

Tôi hoàn toàn tin rằng kiểm thử là cả một khoa học và nghệ thuật.

Một khoa học, theo nghĩa bạn cần chuẩn bị những phương pháp của chính mình để chạy thành công các testcase. Trong khi cùng lúc đó nó cũng là một nghệ thuật vì bạn cần biết cách đáp ứng và thay đổi thử nghiệm của mình dựa trên những gì thực tết đang diễn ra.

Điều đó có nghĩa rằng tất cả những người kiểm thử tốt sẽ sẵn sàng để thay đổi kế hoạch kiểm thử của mình dựa trên những họ tìm thấy trong quá trình kiểm thử. Nhưng cách duy nhất để làm việc đó một cách có trách nhiệm là chuẩn bị trước và theo dõi kiểm tra và tìm kiếm để bạn có thể luôn luôn quay lại và kiểm tra cái nào bạn tìm thấy và tại sao bạn lại đưa ra quyết định tránh xa những mục tiêu đã lên kế hoạch của mình.

Nó giống như đi bộ trên một con đường mòn dựa trên bản đồ, nhưng bạn sẵn sàng ra khỏi con đường đó bất cứ lúc nào nếu bạn nghĩ rằng có một số thứ thú vị đang ẩn nấp ở đâu đó trên những con đường ít người đi.

Làm thế nào để bạn làm được việc đó mà vẫn quản lý được những mục tiêu hoàn thành? Bạn cần có khả năng theo dõi những gì bạn dự định làm, những gì bạn đang làm và những thay đổi bạn đang thực hiện cho kế hoạch của mình.

Hoặc bạn có thể đạt được điều này bằng cách ghi chép lại hoặc giữ lại nhật ký kiểm tra ở mức độ thấp và chính xác hoặc làm việc với một hệ thống cho phép bạn lên kế hoạch kiểm tra của mình và cũng cho phép sửa đổi kế hoạch chúng khi bạn bắt đầu kiểm thử.

4. BẠN KHÔNG THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN HIỆN CÓ ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ VIỆC KIỂM TRA CỦA MÌNH

Tôi thực sự không hiểu những người nói rằng họ ý thức rằng họ không muốn xem các lần chạy thử trước hoặc các lỗi được tìm thấy trong một khu vực của hệ thống để tránh bất kỳ sự thiên vị nào đối với các khu vực đó trong phiên kiểm tra hiện tại của họ. Thưa quý vị, kiểm thử không phải quá trình lựa chọn mù đôi, nơi mà bạn cần chắc chắn rằng bạn công bằng với sản phẩm. Kiểm thử là quá trình xác minh sản phẩm cung cấp những giá trị và không gây hại cho công việc của người dùng.

Và vì vậy, bất kỳ sự trợ giúp hoặc cảm hứng nào bạn có thể nhận được từ các lần chạy trước và khiếm khuyết nên được hoan nghênh để hiểu nơi chúng ta có thể đã mắc lỗi trong quá khứ.

Hơn nữa, người dùng của bạn sẽ ít sẵn sàng hiểu một lỗi cái mà được phát hành lại sau khi được sửa trong phiên bản trước của sản phẩm, vì vậy các lỗi trước đó sẽ tự động được ưu tiên cao hơn so với các lỗi mới tương tự.

Liên quan đến cách đảm bảo rằng bạn không kiểm thử những thứ tương tự nhau mọi lúc, có nhiều kỹ thuật sẽ giúp bạn thực hiện điều này và sẽ tạo ra những ý tưởng tuyệt vời cho các thử nghiệm mới được chạy trên các khu vực hiện có.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách đơn giản là động não với các đồng nghiệp, hoặc nếu không đủ bạn có thể đến và kiểm tra các trường hợp kiểm thử chạy trên các khu vực khác hoặc xem xét các lỗi tìm thấy trong những sản phẩm khác,...

Các nguồn cảm hứng ngày nay là vô hạn khi bạn chỉ cần tìm kiếm thông tin trên Internet!

5. BẠN KHÔNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SAU KHI KIỂM THỬ VÀ CÁC PHIÊN PHẢN HỒI VỚI ĐỒNG NGHIỆP CỦA MÌNH

Một trong những điều mà trở nên rõ ràng với tôi trong tất cả những năm kiểm thử, đó là bạn có thể luôn luôn có thêm ý tưởng về việc kiểm thử cái nào và khi nào thì nói với mọi người.

Đó là tại sao bất cứ lúc nào bạn nghĩ tôi thực hiện chạy một bài kiểm tra trong một tính năng hay sản phẩm, tôi chắc chắn làm việc đánh giá sau phiên kiểm thử hoặc hướng dẫn một đồng nghiệp thử nghiệm hay thậm chí là một người phát triển trong nhóm của mình.

Đơn giản bằng cách nói về cái bạn đã làm và tìm thấy sẽ giúp mọi người tìm ra được ý kiến bổ sung và những lĩnh vực đáng xem xét và kiểm tra.

Đó là một mẹo đơn giản nhưng cung cấp những giá trị đáng kinh ngạc.

Testing không phải là Rocket Science, nhưng nó cũng không phải một nhiệm vụ tầm thường

Tôi nghĩ rằng một số người trong ngành công ngành công nghiệp của chúng ta thấy rằng kiểm thử như một hoạt động tầm thường có thể thực hiện bởi bất cứ ai.

Có thể đúng là bất cứ ai cũng có thể thực hiện một số thử nghiệm, nhưng việc thử nghiệm tốt hoặc cung cấp mức độ bao phủ và khả năng hiển thị tốt cho sản phẩm bạn đang thử nghiệm không phải là chuyện nhỏ. Nó đòi hỏi lập kế hoạch, kỷ luật và trong nhiều trường hợp tìm kiếm phản hồi từ những người khác trong nhóm của bạn.

Tài liệu tham khảo: https://qablog.practitest.com/5-reasons-you-are-wasting-your-testing-time/?fbclid=IwAR1YpYibSmLoqkFLaL75Tv1BRwcLby9Xy3BUu8eBPf9PVr1XZde07o4HwTw


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí