+2

4 yếu tố của việc thiết kế game(Phần 1)

Game là gì ? Thực tế có rất nhiều định nghĩa, rất nhiều sự giải thích cho ý nghĩa của game, nhưng không có định nghĩa, sự lý giải nào là toàn vẹn và hợp lý cả, game design cũng vậy.

Thực sự cho tới thời kỳ gần đây, game design mới thực sự là yếu tố quan trọng, nó mới bắt đầu đi từ giai đoạn trứng nước. Với sự tân tiến của chủng loại game và công nghệ, người chơi bây giờ càng ngày càng đặt tiêu chuẩn của game lên rất cao, có nghĩa là những game cổ điển mặc dù đã để lại dấu ấn lớn trong cộng đồng game cũng không thể nào so sánh với tiêu chuẩn game hiện đại.

Mặc dù thiết kế rất khó, tuy nhiên quy trình để phục vụ cho việc thiết kế game lại không cần thiết phải khó. Trên thực tế đã tích lũy ra một vài quy tắc đơn giản chúng ta cần đi theo, và chúng ta có thể coi chúng như là nền tảng căn bản tuyệt đối, những phần tử tất yếu của thiết kế game. Với người lập trình và họa sĩ, chúng ta không cần thiết phải tuân theo yeeuis tố này, nhưng hiểu chúng cũng có thể giúp cho ta ứng dụng chúng vào chính công việc của mình. Vậy, quay lại câu hỏi đầu tiên, game là gì? Đây là một câu hỏi quá đỗi phức tạp, cho nên hãy tách nó ra, khám phá từng tầng một. Chúng ta sẽ đến với tầng thứ nhất của việc thiết kế game.

Thử thách

Yếu tố quan trọng đầu tiên của game là thử thách. Một game đơn giản như là ném viên đá vào vật nào đó, hây là một trò chơi chạy vô hạn, hay là những game đòi hỏi phải có kĩ năng sinh tồn giả dụ như nhân vật game chạy khỏi kẻ săn mồi. Dù là game nào thì việc chơi game thỏa mãn một phần nào đó những khao khát trong chúng ta, chúng ta vui khi thắng, bực tức khi thua. Nó thỏa mãn phần con của chúng ta rất nhiều.

Vì vậy, để làm cho game có thể thỏa mãn người chơi, chúng ta cần phải tạo ra thử thách hay là một cái đích hoặc một nhiệm vụ. Thông thường, chúng ta sẽ tạo ra trạng thái thắng –thua, nhưng thử thách không đơn thuần chỉ là việc chiến thắng game. Mỗi trở ngại, mỗi câu đố, mỗi đối thủ mà chúng ta đánh bại trong game đều là thử thách. Chúng ta có thể chia chúng nhỏ ra thành các thử thách nhỏ hơn: thử thách nhỏ (giết kẻ địch), thử thách lớn (qua bàn chơi), và tất cả các thử thách kết hợp lại (phá đảo game).

Tất nhiên không phải tất cả các thử thách đều phải được tạo từ người thiết kế, có rất nhiều cộng đồng đi từ những ý tưởng như là chạy, … và nhiều người chơi thích thú với kiểu chơi siêu khó, có nghĩa là bạn chết một lần bạn phải bắt đầu từ đầu, hoặc là chỉ đơn thuần là chạy và né không được loại bỏ bất cứ trở ngại nào.

Game sẽ là gì nếu như không có thử thách

Rất đơn giản, một trò chơi không thử thách chả khác gì một món đồ chơi tầm thường. Nó cũng không phải là xấu, tuy nhiên, giống như Minecraft và The Sim, chúng đều cực kì nổi tiếng mặc dù bị gán mác là món đồ chơi bình thường.

Game có thể chứ những yếu tố của món đồ chơi. Spore là một trò chơi mà trong đó, bạn sẽ thiết kế từ những thứ nhỏ tí hon cho đến những vật lớn bằng cả hành tinh, nhưng với nhiều người, việc họ có thể tạo ra những vật như thế là đã đủ rồi. Nếu bạn có thể bỏ nhiều hơn năm phút cho việc tạo nhân vật trong The Sim, thì bạn sẽ cảm thấy rằng việc tạo ra những vật giống như mình tưởng tượng là rất khó.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như ta đặt các thử thách không đúng chỗ ?

Việc đặt các thử thách không đúng chỗ hay còn gọi là “thử thách hỏng” sẽ tạo nên sự mất cân bằng cho game, dẫn đến việc game sẽ trở nên quá dễ hoặc quá khó. Một thử thách phải công bằng với người chơi, hay có nghĩa là phải cho nó ở độ khó vừa phải và phải đảm bảo rằng người chơi sẽ sẽ qua được nó.

Một ví dụ điển hình của “thử thách hỏng” đó là trò game đánh bài Solitaire trên window. Hoàn toàn dựa vào biến ngẫu, và được thống kê là có 79% xác suất bạn qua được game. Điều đó có nghĩa rằng đến tận 21% xác suất là bạn sẽ thua.

79% tỉ lệ thắng đồng nghĩa với việc bạn phải chơi một cách hoàn hảo, và bạn phải hoàn toàn nắm được tất cả các kiến thức về bộ bài và những nước đi tiếp theo. Trong thực tế, có những lúc bạn sẽ phải phân vân xem mình đi thế nào (di chuyển con 4 bích hay 4 nhép) và một nước đi sai cũng sẽ làm cho bạn thua. Với việc không có cách nào để xác định nước đi chính xác ngoài việc đoán mò, thử thách trong Solitaire hoàn toàn chỉ có thể sử dụng may mắn thuần túy để qua.

Dù với lẽ đó, Solitaire vẫn là một trong những tựa game nổi tiếng nhất trên thế giới, bởi vì nó đơn giản và để giải trí nhanh.

Với chúng ta, game là việc gián tiếp học một kinh nghiệm gì đó. Khi chúng ta đã quá thuần thục một game, thì việc nó trở nên nhàm chán là điều hiển nhiên. Đó là lý do vì sao chúng ta không còn chơi những game hồi bé như là rắn săn mồi hay oẳn tù tì… Nếu chúng ta có thể qua một game có nghĩa là nó không còn thử thách, vì thế nên không còn niềm vui nào nữa.

Tất nhiên, việc qua những thử thách còn phụ thuộc vào trình độ người chơi game. Trẻ con ưu thích oẳn tù tì vì nó đưa ra tất cả các thử thách quan trọng phù hợp với lũ trẻ, khi mà người chơi game chuyên nghiệp phải mong muốn phải trải qua những thử thách khó hơn. Người chơi cần phải được thử thách liên tục để duy trì sự thích thú, đó là lý do vì sao nhiều người muốn trở thành người đánh cờ chuyên nghiệp nhưng rất ít người quan tâm đến giải đấu oẳn tù tì.

Nhưng tất nhiên, một game cần nhiều thứ hơn cả thử thách. Nếu như tôi thách bạn đọc tên 100 con thú khác nhau, tất nhiên bạn sẽ cảm thấy bị thử thách nhưng bạn không thấy vui, vì nó đơn thuần là kiểm tra kiến thức của bạn. Vậy điều gì làm cho game trở nên thật sự vui vẻ, điều gì làm cho nhưng thử thách trở nên nổi bật. Hãy đón đọc phần 2 trong loạt bài này.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc. Ref : https://gamedevelopment.tutsplus.com/articles/four-elements-of-game-design-1--cms-22720


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí