+23

17 điều cho tuổi 30 - Honda Ken - Điều 2

ĐIỀU 2

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ VÀ KHÔNG THỂ THAY ĐỔI

ĐIỂM 1: BẠN CÓ NGHĨ RẰNG MỌI THỨ VƯỢT QUÁ KHẢ NĂNG HAY KHÔNG?

Tuổi 30, là khoảng thời gian dễ hiểu nhầm rằng không thể làm được những điều có thể và có thể làm được những điều không thể.

Ở tuổi 20, vì quá tin rằng việc gì cũng có thể làm được nên khi thất bại thì tất cả sẽ bị suy sụp. Bước sang tuổi 30, sẽ có những lĩnh vực bản thân mình từ bỏ vì vượt quá khả năng nhưng thực tế cũng sẽ có những lĩnh vực bản thân nghĩ rằng có thể làm được.

Ví dụ, trong tình yêu, bản thân sẽ hiểu được đại khái mình được nhiều người theo đuổi hay không, còn trong công việc thì mình có thể làm được chừng nào.

Chính vì vậy, trước khi thử sức thường hay bỏ cuộc.

Ngược lại, sang tuổi 30 cũng sẽ có lúc cuộc đời nở hoa. Tuổi 20, khi chịu ảnh hưởng bởi bố mẹ và xã hội, có lẽ sẽ có nhiều suy nghĩ rằng “Bản thân chẳng làm được gì”. Thế nhưng, cũng có những lúc nhận ra rằng điều đó không phải là sự thật.

Tôi viết cuốn sách đầu tiên khi tôi 34 tuổi. Vì tôi cho rằng “Những việc to lớn như thế thì ngoài tầm khả năng mình” nên “Việc viết sách là điều không thể”. Khi vượt qua rào cản đó, tôi bắt đầu có thể viết văn một cách tự nhiên, sau đó đã có thể xuất bản ra sách.

Ngược lại, tuy không đủ khả năng nhưng cũng có lúc chìm đắm trong ảo tưởng rằng “Nhất định sẽ không sao”. Khi 10 tuổi tuy không có thể lực, nhưng tôi bất chấp tham gia cuộc thi Marathon, nhưng buồn thay, không phải ngày kế tiếp mà hai ngày sau đó tôi mới bị đau cơ.

Cho nên chúng ta cần phải hiểu rõ những giới hạn của bản thân.

ĐIỂM 2: ĐỪNG QUÁ ĐỂ Ý ĐẾN TRÁCH NHIỆM

Để gỡ bỏ giới hạn đã áp đặt lên bản thân mà chính mình cũng không biết thì chúng ta cần nhận thức rằng “Đừng quá để ý đến trách nhiệm”.

Việc quá để ý đến trách nhiệm “Bản thân tôi là một người vợ”, “Là một người chồng”, “Là bố mẹ”, “Là một người con trai”, hay “Là một người con gái” thì không thể cảm thấy vui vẻ, thú vị. Sau khi kết hôn hay có con thì tuổi 30 không còn được sống tự do khi phải mang trách nhiệm là cha, là mẹ, là vợ, là chồng.

Ví dụ về vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng. Cũng có lúc chúng ta phải đối mặt với trách nhiệm là những đứa con trai, con gái chăm sóc bố mẹ. Cũng có người phải mang trách nhiệm chăm sóc vợ hay chồng mình. Cũng có người phải mang trách nhiệm với tư cách là cha hay mẹ chăm sóc những đứa con mình. Cũng như trong công việc, chúng ta phải hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là cấp trên hay cấp dưới.

Tuổi 30, những “Trách nhiệm” đó dần trở thành gánh nặng và cũng là điều khó khăn nhất trong cuộc đời. Lúc đầu, khi làm gì đó thường mang tâm trạng hứng khởi nhưng khi việc đó trở thành điều hiển nhiên thì ngay từ khoảnh khắc bắt đầu cảm thấy không nhận được sự đánh giá hay cảm ơn từ một ai, lúc này trong lòng trở nên hụt hẫng.

Khi bước sang tuổi 40, bạn có thể kiểm soát cuộc sống của bản thân nhiều hơn một chút so với bây giờ. Tuy có những việc phải từ bỏ, nhưng khi vượt qua được những lúc như thế, bản thân mình trở nên trưởng thành hơn.

Nhưng ở tuổi 30, cũng có những giấc mơ ở tuổi 20 chưa thể từ bỏ. Cùng với suy nghĩ “Không thể như vậy được” chúng ta cảm thấy thất vọng với cuộc sống của bản thân. Tuy nhiên, khi biết hầu hết những người ở độ tuổi 30 đều có cùng cảm giác thất vọng, mơ hồ như vậy, có lẽ bản thân được an ủi phần nào.

ĐIỂM 3: KHÔNG NGOẢNH MẶT VỚI TUỔI 20 CỦA CHÍNH MÌNH

“Tôi không thể như vậy được”.

“Tôi đã muốn sáng tạo hơn trong công việc”.

“Tôi đã muốn sống một cuộc sống tự do hơn”.

“Lẽ ra tôi đã phải trở nên quyến rũ hơn, vậy mà…”.

Mặc dù vậy, khi nhìn lại bản thân của hiện tại, ta vẫn không thể chấp nhận là một con người “Ủ rũ, cái cơ thể này là cái gì đây?”.

Điều này có thể được dùng để nói về những vấn đề thường gặp ở tuổi 30.

Dù muốn vận động nhưng không thể vận động được. Tùy vào mỗi người mà nhiều lúc họ có cảm giác đôi chân mình nặng nề trong từng bước đi.

Khi ở tuổi 20, sẽ có những lúc bạn sẽ tự nhận thấy năng lực bản thân cao hơn gấp ba lần so với thực tế. Nếu so với điều đó thì bây giờ bạn sẽ thấy rằng “Bản thân mình hoàn toàn không được như vậy”, bởi vì ta đã được tiến gần hơn với tình trạng thực tế của mình.

So với thời kì rực rỡ ở tuổi 20, sang tuổi 30 chúng ta trở nên sống một cách điềm đạm hơn.

Có thể nói, giờ đây chỉ là những ngày bình thường trôi qua trong sự bình lặng, bởi vì với nhiều người, những khát khao nhỏ nhoi còn sót lại ở cuối tuổi 20 hầu như cũng đã bị dập tắt. Chúng ta không còn suy nghĩ về những điều xa vời như: trở thành một người giàu có, thành công vang dội và độc lập về tài chính, hay thành người được hâm mộ cuồng nhiệt, giàu có và có gia đình… Hay đúng hơn là không thể nghĩ đến những chuyện như vậy được nữa.

Hãy nhìn bộ dạng của bản thân mình qua gương. Nhìn dáng vóc của chính mình.

Hãy nhìn những vết tàn nhan và nếp nhăn trên khuôn mặt.

Hãy nhìn vào vòng eo của bản thân.

Càng nhìn kĩ chính mình, lại càng cảm thấy rằng dường như cái cảm giác hạnh phúc đã bay đi đâu mất rồi.

Những năm 10 hay 20 tuổi, chắc chắn cũng có lúc bạn mơ hồ nghĩ rằng “Khi 30 tuổi, mình muốn trở thành như thế này”.

Thế nhưng nhiều khả năng bạn sẽ không thực hiện được. Không ai có thể sống một cuộc đời vượt quá lí tưởng ở tuổi 20. (Cười)

Nếu chính mình ở tuổi 20 đến thăm mình bằng cỗ máy thời gian, bạn sẽ bị nói gì? Có thể bạn sẽ phải khóc vì bị chính mình ở tuổi 20 nói rằng “Đây không phải là tôi”. Bản thân trở thành như thế này là vì không đương đầu với khó khăn mà cứ thế cuốn trôi theo dòng chảy. Nếu bây giờ, bạn sống nghiêm túc, bạn có thể thông báo với chính mình ở tuổi 20 mọi việc cho đến nay một cách đầy tự hào. Bạn có thể gặp bản thân lúc 20 tuổi một cách đàng hoàng ngay thẳng hay không?

Còn nữa...


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí