17 điều cho tuổi 30 - Honda Ken - Điều 1
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
LỜI BỘC BẠCH
Mình xin chia sẻ một cuốn sách bổ ích mà mình đã dịch từ tiếng Nhật của tác giả Honda Ken về những kinh nghiệm mà ông đã trải qua và đúc kết. Cuốn sách này không những dành cho những đọc giả đang ở độ tuổi 30, mà còn dành cho những đọc giả đang ở độ tuổi 20 để có cái nhìn khách quan, những định hướng cụ thể cho tương lai bản thân. Những đọc giả ở tuổi 40, 50 vẫn có thể chiêm nghiệm lại và nếu có thể thực hiện được thì hãy quyết tâm thực hiện.
Việc chuyển dịch giữa 2 ngôn ngữ tương đối khó khăn, nhưng bản thân mình đã nhận được sự giúp đỡ hiệu đính từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm thuộc Phòng Văn hóa Nhật Bản, Khoa Nhật - Hàn - Thái, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng để câu văn trở nên phù hợp hơn trong tiếng Việt.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đôi chỗ sẽ có sai sót, mong đọc giả nhiệt tình đóng góp để cuốn sách hoàn thiện hơn.
Cuốn sách này hiện tại chưa được xuất bản, chưa có bản tiếng Việt trên thị trường.
LỜI MỞ ĐẦU
“BƯỚC NGOẶT TUỔI 30”
Bước qua tuổi 30, bạn có cảm giác như thế nào?
Phải chăng bạn đang suy nghĩ rằng “Không làm được những điều mình đã suy nghĩ” hay “Bây giờ cũng không thể thay đổi được gì nữa rồi”. Hoặc có lẽ có người sẽ nghĩ “Trước mắt thì công việc tạm ổn cái đã”, “Thật tốt là đã kết hôn rồi”, “Đứa con gái lên ba thật là đáng yêu”.
Khác với tuổi 20, tuổi 30 là lúc cuộc sống bắt đầu thay đổi một cách năng động. Khi gặp lại những người bạn cũ trong buổi họp mặt lớp, ở độ tuổi 20 thì không có nhiều sự khác biệt và chỉ nói chuyện về những chủ đề giống nhau.
Tuy nhiên, sang tuổi 30 khi tụ tập lại thì bắt đầu bằng những câu chuyện không ăn khớp với nhau như “Đã kết hôn hay chưa?”, “Công việc có suôn sẻ hay không?”, “Thu nhập nhiều hay ít?”. Nếu là ở buổi họp mặt tuổi 20, những người ở cùng câu lạc bộ sẽ tụ tập nói chuyện với nhau nhưng họ không thể tưởng được rằng ở buổi họp mặt lớp tuổi 30, những người có cùng lối sống sẽ nói chuyện theo từng nhóm. Đặc biệt, mặc dù không phải cố ý nhưng những người có cùng ý hướng kinh doanh, cùng sở thích sẽ ngồi lại với nhau.
Thử nhìn lại tuổi 30, cho đến bây giờ cuộc sống của tôi đã trải qua những niềm vui, những nỗi buồn cũng như những niềm hạnh phúc. Cuộc đời tôi như một cuốn phim: bố tôi mất, con gái ra đời, xuất bản cuốn sách đầu tiên… Trong khoảng mười năm này, tôi nghĩ mình đã trưởng thành hơn rất nhiều về mặt tình cảm, kinh tế và con người.
Khác với tuổi 20 trôi qua trong vô tư vô lo, tuổi 30 có thể bình tĩnh nhìn lại những việc của bản thân và có thể lý giải được những ưu khuyết điểm của chính mình.
Dù nghĩ “Mình chính là người như vậy đó” nhưng lại bị phản bội bởi những ý nghĩa khác nhau. Hơn nữa, những suy nghĩ cứ lần lượt xảy ra trong cuộc sống; không thể nghĩ rằng “Mình làm được chừng đó là đương nhiên”, có nghĩa là “Làm gì có chuyện mình làm được những chuyện như vậy”. Sau này, khi nhìn lại phải chăng ta sẽ nghĩ rằng “Đó chính là 10 năm thú vị nhất của cuộc đời”.
Cuốn sách này là tập tiếp theo của cuốn “17 điều nên làm cho tuổi 20”. Tôi rất biết ơn ngoài những độc giả trẻ tuổi 20, cuốn sách cũng được nhiều độc giả ở tuổi 30 đón nhận. Hơn thế nữa, có rất nhiều yêu cầu trên cả nước rằng “Hãy viết sách về tuổi 30”. Ngay sau khi bắt đầu viết theo nguyện vọng của mọi người thì nguồn cảm hứng trong tôi bắt đầu sôi sục và không biết từ lúc nào đã cho ra đời cuốn sách này.
Khi đọc lại, vì viết rất nhiều về bản chất con người nên tuỳ vào từng người mà mỗi vị có thể sẽ sốc. Thế nhưng, cú sốc đó có thể là cú hích để thay đổi cả cuộc sống hiện tại. Ở đây hãy coi trọng cảm nhận của bản thân, và biến nó thành động lực để thay đổi cuộc đời thành điều tuyệt vời nhất.
10 tuổi là khi tiềm năng của bản thân được đánh thức một cách ảo tưởng. Khi 20 tuổi, ta trải nghiệm những điều đó và cảm thấy thất vọng.
30 tuổi là khi đang ở khoảng cách mong manh giữa hy vọng và tuyệt vọng. Có thể những người nóng vội đã đi đến bờ tuyệt vọng. Người vô tâm và người vô cảm vì không dám đối diện với hiện thực nên chỉ biết sống trong hy vọng. Tuy nhiên, tôi nghĩ là đa số những người ở tuổi 30, họ đi đi lại lại giữa hy vọng, thất vọng và tuyệt vọng. Điều đó không chỉ có mình bạn mà là câu chuyện của nhiều người. Làm gì với tiền và công việc của bản thân? Khuynh hướng tính dục và cơ thế kết hợp với nhau như thế nào? Mỗi liên kết giữa xã hội, gia đình, người yêu là như thế nào? Làm sao để cân bằng giữa việc chăm sóc bố mẹ và con cái? Đó chính là vấn đề ở tuổi 30.
Sự khác nhau giữa những người có hay không có cái nhìn sâu sắc những vấn đề ở tuổi 30 đã mang đến cho cuộc sống nhiều màu sắc.
Nào chúng ta cùng mở cánh cửa hy vọng để tận hưởng tuổi 30, bước sang tuổi 40, 50 một cách hạnh phúc tuyệt vời.
ĐIỀU 1
PHẢI BIẾT RẰNG “KHÔNG THỂ CÓ ĐƯỢC TẤT CẢ”
ĐIỂM 1: THỜI GIAN CỦA CON NGƯỜI LÀ HỮU HẠN
Tuổi 20 là lúc có thể tin vào khả năng của bản thân một cách ngây thơ. Có những suy nghĩ như là “Chẳng phải là mình có thể làm được những điều đó hay sao?” phải chăng có nhiều người hướng đến những điều đó. Tuổi 30 là khi bắt đầu có những suy nghĩ rằng “Việc này có lẽ là điều không thể”.
Thực tế, những người đang làm điều họ muốn thì khi sang tuổi 30, họ bắt đầu cảm thấy rằng “Không có thời gian để làm tất cả những điều mình muốn”. Có lẽ so với những người có thể làm được những điều mà mình mong muốn thì suy nghĩ lại càng mạnh mẽ.
Ví dụ, những người thành công trong kinh doanh, phải chăng có hứng thú với nghệ thuật. Họ cũng có thể muốn chơi thể thao. Hoặc là cũng có những suy nghĩ về các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Những thứ liên quan đến di tích cổ đại cũng có thể làm họ thích thú. Có một cuốn sách gọi là “1000 nơi trên thế giới mong được đến một lần trước khi chết”, nếu đọc cuốn sách này ở tuổi 20 bạn có cảm giác rằng đi đến đâu cũng được, làm điều gì cũng được. Có thể người có suy nghĩ rằng “Một lúc nào đó tôi sẽ đi hết tất cả cho xem”. Nhưng khi ở tuổi 30, giấc mơ và hy vọng khác xa so với hiện thực, “Một năm đi một lần là may mắn lắm rồi”.
Thử suy nghĩ về thu nhập, thể lực và sở thích của bản thân, nếu thử làm tất cả những việc mình muốn thì sẽ nhận ra rằng mình thật sự không có đủ thời gian. Tuổi 30 có thể nhận ra rằng “Điều gì cũng có giới hạn”. Ví dụ, dù toàn gặp những người tốt nhưng không có nghĩa là mình có thể kết hôn được với họ. Theo văn hoá và chế độ Nhật Bản bây giờ có nhiều điều trở ngại phát sinh.
Cũng như là việc có con, tuỳ vào mỗi người, có lẽ sẽ có người muốn có năm đứa con. Tuy nhiên, nếu nghĩ đến tuổi của mình và của bạn đời thì thực tế việc có năm đứa con là một việc khó mà xảy ra. Phải đối diện với sự thật rằng, những điều mình mong muốn hay muốn thành hiện thực thì “Đã không được nữa rồi”. Đó chính là tuổi 30.
Ngược lại, tuổi 30 có thể tính toán được những gì mình đang có trong tay. Từ đó khi bước sang tuổi 40 có thể nhìn nhận những thứ mình chưa có, ví dụ thực tế như: “Không thể sở hữu một ngôi nhà lớn”, “Sẽ có một chút khó khăn khi sống ở nước ngoài do bất đồng ngôn ngữ”, “Không thể mua xe ngoại”.
Thế nhưng, nếu là ở tuổi 30, từ bây giờ có thể đi nước ngoài tự kinh doanh, cũng có thể trở thành nghệ sĩ. Tuổi 30 có thể thực hiện được những giấc mơ ấp ủ ở tuổi 20.
Với ý nghĩa này, có thể nói rẳng tuổi 30 chính là mười năm cuối để thay đổi cuộc sống.
ĐIỂM 2: 90% CUỘC ĐỜI ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH TUỔI 30
Khi phỏng vấn những người thành công ở ngoài 60 tuổi, đa số họ trả lời rằng “Tuổi 30 là mười năm quan trọng nhất tạo nên nền móng của cuộc đời”.
Sau những trải nghiệm ở tuổi 20, tuổi 30 là lúc chúng ta sẽ chọn ra ba điều quan trọng nhất của đời mình đó là: bạn đời, công việc và nhà cửa.
Cứ mỗi lần thay đổi người bạn đời hay công việc thì lại phải bắt đầu lại từ đầu. Đến một lúc nào đó, cuộc đời sẽ không thể chồng chất thêm nhiều hơn được nữa.
Ở tuổi 30, có thể nói rằng việc lựa chọn người bạn đời, cuộc sống công việc như thế nào sẽ quyết sự sung túc, hạnh phúc của phần đời còn lại.
Những người đến tuổi 40 vẫn không thể tự lập hay không thể kết hôn thì cuộc sống sau đó sẽ rất khó tự lập hay kết hôn được. Những người đến 40 tuổi vẫn chưa có con thì khả năng có con sẽ rất thấp. Những người đến 40 tuổi mà không có bạn thân thì cả đời cũng sẽ không có lấy một người bạn thân nào cả. Đến 40 tuổi mà vẫn không có tiền thì hầu như sau này cũng sẽ không có khả năng kiếm tiền. Chúng ta phải nghĩ rằng, việc thay đổi cuộc sống của bản thân chỉ đến tuổi 30. Dĩ nhiên, cũng có người thay đổi cuộc sống khi đã ở tuổi 40. Những người thong thả thì đến 60 tuổivẫn có thể thay đổi cuộc sống.
Tuy nhiên, những người đến lúc đó không suy nghĩ gì mà đột nhiên muốn thay đổi thì rất khó.
90% cuộc đời được quyết định ở tuổi 30. Những cảm nhận, những quyết định, những hành động ở tuổi 30 sẽ tạo ra phần còn lại cuộc đời.
Chính vì thế, điều tôi muốn nói là nếu muốn thay đổi thì hãy làm ở tuổi 30.
ĐIỂM 3: CHĂM SÓC, TIỄN ĐƯA CUỘC ĐỜI
Nhiều người ở tuổi 30 trải qua những sự kiện lớn lao trong cuộc đời như: kết hôn, sinh con, chuyển việc.
Nếu nói như thế thì dù chỉ là cuốn phim của cá nhân, cũng có thể cảm nhận được những rung động lớn lao của cảm xúc, vào cùng một lúc ông bà, cha mẹ, chú thím lần lượt qua đời. Một mặt những đứa trẻ được sinh ra thì cũng sẽ có người mất đi. Cùng với ý nghĩa đó, việc tiễn đưa sinh mệnh và chăm sóc, bảo vệ những sinh mệnh khác là việc không thể tránh khỏi khi 30 tuổi. Người thân hay những người yêu quý mất đi và đón thêm thành viên mới trong gia đình. Sự luân phiên hối hả của cuộc đời xảy ra trong mười năm này. Vào cái Tết của mười năm trước vốn dĩ chỉ có gia đình, nhưng bây giờ số người lớn tuổi trong gia đình giảm đi, những thành viên mới được sinh ra và cũng nhau quây quần bên bàn ăn.
Không chỉ có gia đình, tuỳ vào từng trường hợp, có thể những thầy cô giáo đã từng dạy dỗ chúng ta ở tiểu học, những người bạn thời học sinh cũng đã qua đời vì lí do bệnh tật hay tai nạn. Có thể mỗi tháng chúng ta đều đến thăm những người bạn vừa mới sinh con. Tóm lại, tuổi 30 là một bộ phim xoay quanh những sinh mệnh con người.
Những người quen biết cũng thay đổi hơn so với lúc 20 tuổi. Nhất là phụ nữ, khi bắt đầu nuôi con thì họ hoàn toàn trở nên khác với lúc trước.
Tôi đã trải qua cuộc sống 4 năm nghỉ hưu sớm để nuôi con nên hiểu rất rõ về điều này.
Cứ chiều chiều, khi vợ đi làm đẹp, tôi một mình đẩy xe em bé đi dạo quanh công viên và từng nhiều lần có cảm giác không thể tưởng tượng được rằng “Tôi đang làm cái gì thế này?”.
Phụ nữ - những người đã từng làm việc một cách hoạt bác, thì bây giờ lại mang một nỗi bất an vì khoảng cách chênh lệch đó. So với việc vui mừng, hạnh phúc khi đón chào một đứa trẻ mới chào đời, họ không để ý nhiều đến điều đó. Vì đây là sự thay đổi lớn nên cần nhiều thời gian để làm quen với điều này.
ĐIỂM 4: NHỮNG NGƯỜI KHỞI NGHIỆP Ở TUỔI 30 SẼ DỄ THÀNH CÔNG
Ở tuổi 30 sẽ có sự thay đổi lớn về công việc và thu nhập. Khi gặp lại những người bạn cùng khóa ở độ tuổi 20, vì thu nhập hàng năm không có gì thay đổi, cũng không nắm giữ một chức vụ gì trong xã hội nên ta không cảm nhận được bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, bước vào khoảng 30, thu nhập hàng năm sẽ có sự khác biệt nhiều lần, có người đang giữ một chức vụ nào đó nhưng cũng có người đến từ trước đến giờ vẫn cứ như vậy và không khá lên được chút nào. Hơn nữa, những người ở độ tuổi 30 cũng được ban cho những cơ hội thay đổi công việc cũng như khởi nghiệp.
Nói đến những gì trong phạm vi tôi biết thì tôi nghĩ rằng người khởi nghiệp ở tuổi 30 là những người dễ dàng đạt được thành công nhất, tuổi 40 thì hơi trễ, còn tuổi 20 thì lại hơi sớm. Hôn nhân cũng vậy, ở tuổi 30 sẽ dễ dàng hơn là ở tuổi 20.
ĐIỂM 5: 30 TUỔI, TỰ DO BỊ LẤY ĐI TỪNG CHÚT MỘT
Có thể nói 30 tuổi, theo một ý nghĩ nào đó, là thời kì đau khổ. Vì thực tế có rất nhiều việc phải quyết định, và áp lực cũng rất nhiều. Không chỉ những việc cá nhân như tìm người bạn đời, công việc hay nhà cửa mà có người còn phải chăm sóc bố mẹ bệnh tật, hay phải lao vào kiếm tiền.
Cả phải đáp ứng nhu cầu của người bạn đời và gia đình. Tôi cũng không rõ liệu rằng có tốt hay không nếu sống cho bản thân mình, tôi cũng muốn thời gian để chơi đùa. Nghề nghiệp cũng như định hướng bị đứt đoạn giữa chừng, cái giấc mơ du học ngày xưa cũng như vậy, nếu cứ như thế thì bằng cách này hay cách khác giấc mơ cũng chỉ là giấc mơ mà thôi.
Vào lúc đó, bạn có thể có con hoặc sinh con. Đương nhiên, đó chắc chắn là niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc sống nhưng khi người bạn đời không hỗ trợ, tự bản thân sẽ cảm thấy bất mãn giống như người ta không để ý đến mình. Dù ở nhà hay ở nơi làm việc thì có những việc mà mình không thích: không thể hiểu được bản thân, không nắm bất được thời gian cho chính mình. Sự tự do của độ tuổi 10, 20 chỉ là khoảnh khắc so với sự héo tàn khi vào độ 30 tuổi.
Ở tuổi 20, chúng ta không bận tâm nhiều về vấn đề thời gian và tiền bạc, nhưng lúc 30 thì hai vấn đề đó cùng với sự tự do dần mất đi. Việc có con, vợ chồng cùng nhau kiếm sống, rồi nếu một ngày một người trong bố hoặc mẹ của mình bị ốm thì có lẽ sẽ không còn thời gian để chần chừ làm việc chứ nói gì đến việc phân chia thời gian trong ngày. Khi còn độc thân thì có thể sử dụng tiền thoải mái, nhưng khi đến tuổi 30 thì việc đó sẽ không còn như thế nữa. Vì vậy nhiều người học đại học thường có xu hướng nhạo báng những đại gia hơn là ở độ tuổi 30.
Những người cô đơn trong mối quan hệ với bố mẹ của họ có thể bị lay động bởi những thứ giống như tính cảm xúc, có phải không nhỉ? Khi chúng ta lơ đễnh, công việc và gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng, trong lúc ta còn chưa hiểu rõ mọi việc thì thời gian đã vội vã trôi qua. Đó chính là tuổi 30.
Còn nữa...
All rights reserved