16 lời khuyên để tạo Form Đăng Ký và Đăng Nhập có UX tốt
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Một số mẹo sau đây bạn có thể áp dụng để cải thiện trải nghiệm của người dùng khi Đăng nhập và Đăng Kí.
1. Đưa ra được giá trị của việc Đăng ký.
Đăng ký là điều cuối cùng mà người dùng muốn làm. Thông thường, những người dùng sẽ không muốn Đăng ký cho đến khi họ thấy được giá trị của việc làm đó. Chính vì vậy, hãy đưa ra giá trị của việc đăng ký vào form. Đó là một thông điệp sắc nét khiến người dùng có động lực để Đăng Ký. Linkedin, họ đã làm vậy cho form đăng ký của họ. Một dòng chữ nhỏ cũng có thể tạo niềm tin cho người dùng.
2. Đặt nút Đăng nhập/Đăng ký ở một nơi người dùng dễ nhìn thấy nhất
Khi người dùng truy cập vào website, hãy đưa ra cho người dùng đâu để Đăng Kí/Đăng nhập một cách rõ ràng.
3. Đưa ra input để người dùng có thể Đăng Nhập hoặc Đăng Ký luôn
Nếu hệ thống của bạn phải đăng nhập để thực hiện các tác vụ bên trong, bạn có thể đưa ra tất cả form đăng ký hoặc đăng nhập luôn thay vì một nút để đăng ký/đăng nhập. Facebook và Twitter đã làm điều này.
4. Phân biệt nơi Đăng Nhập và Đăng Ký
Nhiều người có thể sẽ bị bối rối về việc phân biệt đâu là Đăng Nhập hay Đăng Ký. Vì vậy, hãy chia nó ra thành 2 nơi khác nhau một cách rõ ràng. GoDaddy đã phân biệt 2 việc này thông qua style của button, tiêu đề và mô tả cho hành động ấy.
5. Chấp nhận cho đăng nhập bằng các Social Network khác (Social Login)
Social Login khiến người dùng có thể dễ dàng nhanh chống đăng nhập vào Website hoặc App với một tài khoản như Facebook hoặc Twitter. Nó khiến họ không phải nhớ một tài khoản hay một password khác.
6. Sử dụng Email hoặc Số điện thoại thay vì Username.
Đừng bắt người dùng phải tạo một Username trừ khi nó thực sự cần thiết. Hãy thử dùng Email hoặc số điện thoại để làm Username vì họ không muốn nghĩ một cái tên khác để đăng nhập. Việc nhớ email hay số điện thoại dễ hơn là một cái tên khác.
7. Tùy chọn Đăng Nhập và Đăng Ký
Hãy cho người dùng tùy chọn chức năng Đăng Nhập ở màn hình Tạo tài khoản hay đường dẫn đến việc Đăng Nhập nếu người dùng đã có tài khoản.
- Khiến người dùng chú ý vào form.
Tự động chọn vào input thứ nhất của form. Việc làm này chỉ có thể sử dụng trên website. Nó giúp tiết kiệm thời gian của người dùng vì không phải click vào input, nó cũng khiến người dùng chú ý hơn.
- Đưa ra tùy chọn cho người dùng cho việc ghi nhớ đăng nhập
Cho phép người dùng chọn có ghi nhớ đăng nhập không để lần sau họ vào sẽ không mất thời gian đăng nhập lại nữa.
- Ghi nhớ tài khoản đã đăng nhập trước đó.
Ghi nhớ người dùng và thông tin đã điền trước.
- Placeholders
Không nên dùng Placeholders thay cho Labels. Placeholders nên truyền đạt một thông điệp ý nghĩa ví dụ như format của input hay mô tả của input
- Cho người dùng có thể nhìn thấy password mà họ viết
Cho phép người dùng xem password nếu họ muốn. Điều này giúp người dùng có thể kiểm tra họ đã gõ đúng hay chứ. Mặc định password được che đi đi kèm là một input hay một tuỳ chọn để người dùng có thể chọn ẩn hiện password.
- Thông báo nếu Caps Lock đang bật
Hãy cho người dùng biết nếu caps lock của họ đang bật khi gõ password.
- Độ bảo mật của Password
Những password phức tạp sẽ khó bị hack. Đưa ra mức độ bảo mật của password khiến cho người dùng có thể biết được mức độ bảo mật của password họ ghi và họ có thể thay đổi nó sao cho phù hợp. Bạn hãy đưa ra những nguyên tắc ghi password ở một số nơi thichs hợp để người dùng có thể tạo một password đúng chuẩn vào lần đầu.
- Những thông báo lỗi
Đưa ra những thông báo lỗi một cách rõ ràng và dễ xác định. Không nên dùng những thông báo quá chung chung khiến người dùng bối rối không biết làm gì để sửa.
- Giúp người dùng tìm lại được password nếu họ quên
Người dùng họ không thể nhớ hết được tất cả password. Vì vậy, hãy đưa ra tuỳ chọn "Quên mật khẩu?" để giúp họ lấy lại được mật khẩu. Trước khi làm việc đó, phải đảm bảo đó đúng là người lập ra tài khoản rồi mới cho họ lấy lại/thay đổi password. Có nhiều phương pháp để xác thực, có thể là gửi cho họ mã OTP và Email hay số điện thoại. Hoặc có thể gọi điện trực tiếp để gửi mã OTP.
Nguồn: Theo UXPlanet.org
All rights reserved