0

10 phẩm chất làm nên một người tester giỏi

Ngày nay, phần mềm có mặt ở khắp nơi. Một khi phần mềm được kiểm thử tốt, nó sẽ giúp cho công ty và khách hàng của bạn có niềm tin vào sản phẩm và có thể ngủ ngon. Kiểm thử tốt là bạn đã cung cấp đủ thông tin quan trọng cho nhóm phát triển để có niềm tin vào sản phẩm.Phần mềm được kiểm thử tốt sẽ mang đến một sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu khác hàng. Bạn sẽ giảm được sự lo lắng cho nhóm dự án làm việc với bạn.

Dưới đây là 10 phẩm chất làm nên nền tảng để trở thành 1 tester giỏi

1.Hiểu những thứ gì được ưu tiên

Muốn làm tester thì cần phải là người quản lý thời gian tốt bởi vì điều đầu tiên cần phải hiểu đó là sự ưu tiên. Người tester sẽ được cho 1 modul/ funciton để test và timeline (những thứ này rất chặt chẽ) trong một khoảng thời gian và cần phải đưa ra output. Những công việc này sẽ làm cho tester hiểu làm thế nào để ưu tiên công việc sao cho hợp lí.

Cần phải hiểu những gì nên được test và điều gì nên được ưu tiên ít hơn, những gì nên test tự động và những gì nên được test theo cách thông thường. Nhiệm vụ nào nên đưa lên đầu tiên và những cái gì sẽ thực hiện tại thời điểm cuối cùng. Một khi giỏi vềviệc xác định các ưu tiên, việc kiểm thử phần mềm sẽ thực sự dễ dàng.

2. Đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là phần quan trọng nhất của kiểm thử phần mềm. Nếu quên đi việc đó, sẽ làm mất nhiều thông tin. Các câu hỏi có thể được hỏi với mục đích :

  • Để hiểu được rõ yêu cầu
  • Để hiểu được những thay đổi được thực hiện
  • Để hiểu được các yêu cầu nào cần tiến hành
  • Để hiểu được cách fix bug
  • Để hiểu được hiệu quả của việc fix bug
  • Để hiểu được những sản phẩm từ những quan điểm khác như phát triển, kinh doanh vv Nếu hiểu được tổng quan bức tranh cần phải test và định nghĩa được sự bao phủ trong công việc phải làm thì sẽ là 1 điều mang lại lợi ích to lớn

3. Tạo ra một số ý tưởng

Công việc của một thử nghiệm thực tế của chỉ bắt đầu sau khi viết các trường hợp thử nghiệm thông thường. Càng suy nghĩ nhiều về cách mà sản phẩm có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, sẽ tạo ra những ý tưởng để test nó và cuối cùng bạn sẽ có được sản phẩm tốt, khách hàng sẽ hài lòng về sản phẩm đó.

4. Phân tích dữ liệu

Là một tester, thì không chỉ là chỉ có test, cần phải hiểu các dữ liệu được thu thập được từ viêc test và phân tích chúng theo cách xử lý của ứng dụng hay sản phẩm.Ngoài ra, như chúng ta đều biết, khi nói đến tự động hóa kiểm tra, hầu hết thời gian đó là về việc phân tích kết quả thử nghiệm vì việc tạo ra các scripts và thực hiện chúng với nhiều thời gian không phải là tssk lớn nhưng phân tích các dữ liệu được tạo ra sau khi thực hiện những scripts mới là phần quan trọng nhất.

khoa-hoc-tester-icthanoi.edu.vn.jpg

5. Báo cáo những điều tiêu cực theo hướng tích cực

Một tester cần học hỏi nhiều mẹo để giải quyết với mọi người xung quanh và cần phải giỏi giao tiếp. Không ai cảm thấy vui khi đang được nói bất cứ điều gì mà họ làm là hoàn toàn hoặc một phần sai. Bạn sẽ gặp rất nhiều phản ứng khi bạn đưa ra những ý kiến chủ quan , hãy nói ra ý kiến theo cách khác làm sao cho không thể hiện sự chủ quan của bạn trong đó quá nhiều.

6. Một báo cáo ngắn gọn, xúc tích

Sẽ nên báo cáo gì cuối ngày cho cả ngày làm việc, số lượng test case được thực hiện và đánh dấu chúng như việc pass/ fail trong công cụ quản lý kiểm tra.Không ai quan tâm có bao nhiêu test case được thực hiện. Mọi người muốn một bản mô tả ngắn về toàn bộ task trong ngày. Vì vậy,viết report đến khách hàng sẽ là những gì đã làm (nên tối đa 3 câu), những gì tìm thấy (với số lỗi) và những sẽ làm gì tiếp theo.

7.Linh hoạt để hỗ trợ bất cứ khi được yêu cầu

Nhiệm vụ của kiểm thử phần mềm không kết thúc sau khi báo cáo lỗi. Nếu dev không có khả năng sửa lỗi, nên hỗ trợ dev để cùng sửa chữa nó bởi vì chỉ có dev sẽ có khả năng sửa chữa những lỗi đó

8. Kết nối việc test và đời sống thực tế

Khi có thể gắn việc test với thực tế mọi thứ trở nên thật dễ dàng. Theo như thói quen của bản thân mình phải hãy suy nghĩ làm sao tạo ra các trường hợp để làm thế nào để kiểm tra một chiếc xe lửa, làm thế nào để kiểm tra một loại rau, làm thế nào để kiểm tra một tượng đài và xem nó như thế nào giúp trong tương lai gần một cách liên tục. Viêc đó sẽ giúp tạo ra những ý tưởng và liên hệ việc test với những điều thực tế.

9. Học hỏi không ngừng nghỉ

Nghề kiểm thử phần mềm là một nghề đầy thách thức vì phải liên tục tìm hiểu nhiều công nghệ mới;Không chỉ là có được sự thành thạo trong , phải bắt kịp với công nghệ mới nhất,hiểu các công cụ tự động hóa, học hỏi để tạo ra những ý tưởng, tích lũy kinh nghiệm và cuối cùng liên tục phát triển một cách không ngừng nghỉ

10. Hãy test trong vai trò người sử dụng

Muốn là một tester tốt khi mà hiểu khách hàng của mình. Khách hàng là thượng đế và cần phải hiểu / nhu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dù cho nó có hữu ích thế nào , nó cũng không có giá trị với khách hàng. Và đó là trách nhiệm của một tngười tester làm sao để hiểu được khách hàng

Tham khảo tại: http://www.softwaretestinghelp.com/10-qualities-that-can-make-you-a-good-tester/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí